MỤC LỤC
Nghiên cứu thực trạng đầu tư và hiệu quả sản xuất Thanh Trà trong thời gian qua trên địa bàn xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Thanh Trà trên địa bàn xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất Thanh Trà. Nhằm phục vụ cho việc sản xuất Thanh Trà trên địa bàn xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhận thức được những khó khăn, hạn chế đối với việc sản xuất Thanh Trà. Đề xuất ý kiến tìm đầu ra và tạo thương hiệu cho Thanh Trà tỉnh nhà.
Phần đất trung tâm nằm dọc theo hai bờ sông Ô Lâu là dãi đất phù sa, đất thịt pha sét thường bị ngập lụt hằng năm, đây là vùng đất tập trung đông dân nhất (75%), đất đai thích hợp cho trồng cây hằng năm cây ăn quả. Nhìn chung xã có nhiều thuận lợi trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, các công trình thể thao,khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…mở rộng và xây dựng mới các khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, kiến thiết ruộng đồng thành những vùng chuyên canh lúa, rau, hoa màu. Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã có mạng lưới các khe suối phân bố rộng khắp, tất cả các khe suối đều đỗ vào song Ô Lâu, hệ thống các ao, hồ chứa nước, đập thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu, phục vụ cho sản xuất, bảo vệ môi trường.
Xã Phong Thu có nguồn nước mặt khá phong phú được cung cấp bởi dòng sông Ô Lâu với chiều dài 54 km, riêng địa bàn xã Phong Thu là 7 km, ngoài ra còn có các sông nhánh, các ao hồ, bàu… cùng với hệ thống đập chứa nước phân bố trên địa bàn xã đảm bảo đủ lượng nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Độ ẩm tương đối bình quân là 84,5%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 15%, tính chất của các dòng không khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên thời kỳ khô và ẩm khác nhau, mùa đông có độ ẩm lớn và có nhiều mưa nhất. Nguồn nước ngầm dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tuy nhiên về lâu dài cần phải có biện pháp để đảm bảo vệ sinh. Trong điều kiện hiện nay việc khai thác các nguồn thu gặp nhiều khó khăn trong lúc ngân sách nhà nước điều tiết hạn chế, thường thì khoản thu chỉ đủ bù chi cho các hoạt động xã hội, chi lương cho cán bộ xã.
Với tình hình dân số trên xã Phong Thu có nguồn nhân lực dồi dào để phục vụ sản xuất là một thế mạnh của xã nhằm sản xuất vật chất phục vụ cho nhân dân trong toàn xã.
Trong điều kiện các nguồn lực sản xuất bị giới hạn, thì cùng với đất đai, lao động, trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến quy mô và khả năng sản xuất của địa phương. Những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được sàng lọc và đưa vào sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao. Nhân dân Phong Thu có truyền thống lao động cần cù, chịu khó và nhạy bén trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều nghị quyết chuyên đề để khuyến khích nhân dân trên địa bàn khai thác tối đa lợi thế tiềm năng đất đai để làm giàu cho gia đình và xã hội.
Nền kinh tế có tăng trưởng nhưng thiếu vững chắc, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, trình độ thâm canh chưa cao, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế của đất nông nghiệp, lâm nghiệp và hiệu quả kinh tế vườn.
Qua bảng cho ta thấy diện tích Thanh Trà của xã chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích cây ăn quả 97,68% và có xu hướng tăng lên theo từng năm, có đạt được kết quả này là nhờ địa phương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình dự án khôi phục và phát triển cây Thanh Trà. Người nông dân được hỗ trợ trong quá trình sản xuất Thanh Trà như: được hỗ trợ về giống, được vay các nguồn vốn ưu đãi, ngoài ra còn được hỗ trợ ống tưới nước, bao bì bảo vệ quả… Đặc biệt là thôn Trạch Hữu được hưởng lợi từ chương trình, dự án. Sở khoa học công nghệ, với tổng 500 m kênh mương chống hạn tưới cho 6 ha trồng mới, bộ mặt nông thôn được đổi mới, bà con yên tâm sản xuất, nhất là bà con nông dân được tham gia các lớp tập huấn và được cung cấp các tài liệu về kỹ thuật thâm canh cây Thanh Trà.
Qua thống kê quỹ đất hiện tại trên địa bàn xã Phong Thu còn khoảng 9 ha đất có thể phát triển trồng cây Thanh Trà, trong đó riêng quỹ đất 5% công ích của xã có thể quy hoạch để trồng khoảng 4 ha, nhưng do thiếu vốn nên chưa phát triển được.
Sự biến động về chỉ tiêu này có thể giải thích, đối với nhóm hộ khá - giàu thì thu nhập hằng năm lớn do vậy nguồn phục vụ cho sản xuất được trang bị đầy đủ hơn, và chất lượng hơn cụ thể những thiết bị của nhóm hộ này đều là những thiết bị đắt tiền, nên họ có điều kiện để đầu tư cho quá trình sản xuất về mọi mặt. Đứng cuối cùng là nhóm nghèo, điều kiện về vốn không cho phép nhóm hộ này đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nói chung và chỉ tiêu này nói riêng là rất thấp hầu như không có điều kiện đầu tư vì vậy các hộ này thường thuê tưới tiêu hoặc bỏ không tưới cho Thanh Trà, họ chỉ đầu tư với mức thấp khoảng 0,23 cái máy bơm/hộ, trị giá 402,5 nghìn dồng/hộ. Các loại xe cộ vận chuyển cũng vậy tương tự như chỉ tiêu máy bơm nhóm hộ khá vẫn dẫn đầu và nhóm hộ nghèo xếp cuối cùng nhưng về cơ bản chỉ tiêu này các nông hộ đầu tư cao vừa là xe vận chuyển nông sản vừa là phương tiện đi lại của người nông dân nên các hộ nghèo cũng đầu tư khá mạnh ở chỉ tiêu này.
Xét riêng từng nhóm hộ thì diện tích canh tác và tỷ lệ diện tích các loại cây trồng có sự khác biệt, do có sự khác biệt về diện tích canh tác giữa các nhóm hộ kéo theo sự khác biệt về diện tích cây trồng, cơ cấu diện tích bình quân nhóm hộ khá có tổng diện tích 11,88 sào/hộ thì diện tích hộ nghèo chỉ đạt 6,2 sào/hộ, thấp hơn nhiều sao với hộ khá và hộ trung bình.
Đầu tư mở rộng hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn tưới tiêu cho phát triển trồng trọt. Thực hiện chính sách cho vay vốn đầu tư cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, mở rộng vùng chuyên canh, trong đó chú trọng, biến cây Thanh Trà thành cây kinh tế mũi nhọn. Như vậy, định hướng của địa phương trong thời gian tới là đầu tư mở rộng diện tích Thanh Trà, tận dụng các thế mạnh hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, thực hiện thâm canh tăng năng suất, đồng thời thực hiện các chính sách hổ trợ nhằm phát triển cây Thanh Trà của vùng thành thương hiệu mạnh.
Bên cạnh đó do tâm lý sợ rủi ro không trả được nợ nên các hộ nông dân chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất; vì vây, trong thời gian tới các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tạo điều kiện để nông dân tiếp cận được với nguồn vốn thông qua các dự án tín dụng, tín chấp của đoàn thể với lãi suất ưu đãi, mặt khác cần cho vay vốn theo nhu cầu của họ, có thể căn cứ vào dự án sản xuất cùng với diện tích vốn có của nông hộ để xem xét định mức và thời hạn cho vay. Nước là một nhu cầu quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Thanh Trà, nhất là thời kỳ khô hạn, nếu không đủ độ ẩm thì Thanh Trà sẽ cằn cỗi và dễ chết, từ đó ảnh hưởng đến năng suất một cách đáng kể, các hộ nông dân đa số chưa làm tốt khâu này, họ chỉ chú trọng tưới cho cây con lúc mới trồng chứ hầu như không. Tưới tiờu cho Thanh Trà mang lại hiệu quả rừ rệt, vỡ vậy về lõu dài thỡ hướng phát triển có hiệu quả nhất vẫn là phải xây dựng hệ thống tưới tiêu khoa học, không chỉ tưới riêng cho Thanh Trà mà còn tưới cho các loại cây trồng khác, để làm được điều đó cần phải có giải pháp về vốn, giải pháp về công nghệ tưới, như các chính sách về xây dựng hồ tưới, đóng bơm tưới trong vườn ít nhất là 2 bơm để phục vụ công tác tưới tiêu tương đối đầy đủ cho cây, hoặc cho vay vốn để hộ nông dân có thể đầu tư mua máy bơm nước để tưới chủ động hơn.
Đầu ra cho sản phẩm Thanh Trà là mối quan tâm hàng đầu của mọi quá trình sản xuất, cho đến nay sản phẩm Thanh Trà của địa phương chưa có trường hợp nào không tiêu thụ được, tuy nhiên hiện nay phong trào trồng Thanh Trà diễn ra khá rầm rộ, số diện tích Thanh Trà đưa trên diện rộng thì việc giải quyết đầu ra thế nào là một vấn đề quan trọng.