Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến lối sống người Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Những vấn đề lý luận về lối sống

Ngoài ra, tác giả còn đi sâu phân tích mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức với phát triển văn hoá và con người; sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội đến lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, đề xuất giải pháp xây dựng đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Ngoài những công trình trên, khái niệm lối sống còn được bàn đến trong nhiều công trình khác như: “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” của Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo (Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2011); “Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hoá” của Thanh Lê (Nxb KH xã hội, Hà Nội, 2001); “Bàn về văn hiến Việt” của Vũ khiêu (Nxb KH xã hội, Hà nội, 1996); “Về lối sống mới của chúng ta” của Phong Châu và Nguyến Trọng Thụ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); “Bàn về lối sống và nếp sống chủ nghĩa xã hội” của Trần Thủ Độ (chủ biên) (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1985) và trong nhiều bài báo KH ở nhiều tạp chí chuyên ngành và trên mạng internet.

Lối sống Việt Nam

Cũng đề cập đến thực trạng lối sống nhưng tập trung vào lối sống thanh niên VN trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế là nội dung của công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên VN trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của Phạm Hồng Tung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) Trong công trình này, tác giả đi sâu phân tích thực trạng lối sống thanh niên hiện nay trên cả mặt tích cực và tiêu cực, bước đầu chỉ ra tác động của CNTT, nhất là các trò gameonline, những trang web, những hình ảnh đầy tính bạo lực, kích dục trên internet đến lối sống của thanh niên VN hiện nay. Công trình “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người VN hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011) ngoài phần trình bày lý luận về lối sống, các tác giả còn đi sâu phân tích đặc điểm tư duy và lối sống của người VN trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay trên các phương diện: lao động sản xuất, hoạt động chính trị, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán; phân tích tác động của các chính sách, thể chế xã hội, thể chế kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến tư duy, lối sống mới của người VN; đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tư duy và lối sống của người VN trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Lối sống và đặc trưng của lối sống truyền thống Việt Nam 1. Khái niệm lối sống

Lối sống nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng thương yêu con người, luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn mà không hề đắn đo, tính toán; là thái độ khoan dung, độ lượng, nhường nhịn nhau, lấy sự đoàn kết cộng đồng làm nền tảng cho các quan hệ xã hội; là lòng vị tha, cao thượng không cố chấp kể cả với người từng lầm lỗi nhưng biết hối cải “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay đầu lại”. Trong xã hội cũ, lối sống của người VN được hình thành và chi phối sâu sắc bởi phương thức sản xuất phong kiến, bởi điều kiện địa lý, bởi công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, là sự hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc, mang những nét riêng bản sắc con người và văn hoá VN với những đặc trưng nổi bật là: chăm chỉ, cần cù, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, nhân ái,.

Những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học và công nghệ Việt Nam Một là: Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đang phát

Trong đó, khoa học xã hội “đã góp phần xây dựng luận cứ KH phục vụ quá trình cho các đường lối, chủ trương, chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và nhà nước”[7, tr.42], “hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc”[6, tr.21]. Khoa học cơ bản cũng thu được nhiều thành tựu đáng tự hào: “Nghiên cứu cơ bản trong các ngành KHTN đã góp phần xây dựng cơ sở KH cho đổi mới và nâng cao trình độ CN, tiếp thu CN hiện đại, định hướng cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai dịch bệnh.

Những tác động tích cực của cách mạng khoa học và công nghệ đến lối sống của người Việt Nam hiện nay

Trên phương diện lao động sản xuất vật chất

Thương mại điện tử và các tiến bộ trong KH&CN hiện đại còn làm làm thay đổi cả tầm tư duy kinh tế của người VN, đòi hỏi người kinh doanh (dù quy mô lớn hay nhỏ) đều phải từ bỏ lối làm ăn kiểu “chộp giật”, “bắt chẹt” khách hàng, phải luôn tôn trọng và phục vụ khách hàng tận tình, lấy sự hài lòng, niềm tin của khách hàng làm thước đo hiệu quả và thái độ phục vụ. Từ những công việc bán thời gian, thời vụ, có thể làm ở nhà cho đến những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, chỉ cần vào các trang web chuyên kết nối nhu cầu của người cần việc và việc cần người hoặc các trang web của cơ quan, đơn vị đang cần tuyển dụng lao động, nhiều người lao động đã tìm được công việc phù hợp với năng lực, với quỹ thời gian, với nhu cầu thu nhập của mình một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian, tiền bạc cho việc đi lại và chờ đợi phản hồi từ phía nhà tuyển dụng.

Trên phương diện đạo đức, văn hoá tinh thần

Ở mẫu người này, họ luôn có xu hướng thiên về hành động, luôn đề cao giá trị hoạt động thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống, giỏi một nghề, biết nhiều nghề, tinh thông ngoại ngữ, vi tính, có kỹ năng lao động thuần thục, luôn lao mình vào các hoạt động xã hội, lấy hoạt động thực tiễn làm môi trường rèn luyện mình và phát huy năng lực sáng tạo của mình, đóng góp sức mình cho sự tiến bộ chung của xã hội. Đúng như Thomas Fiedman đã khẳng định: “Trong thời đại mà hầu hết công việc liên tục đứng trước nguy cơ bị số hoá, tự động hoá, cho thuê làm bên ngoài, khi mà các nghề mới và ngành nghề mới xuất hiện ngày càng nhanh chóng, khi đó khả năng mà mỗi người lao động cần phải có là khả năng “phương pháp học”, nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi phương pháp mới để làm những công việc cũ hay phương pháp mới để làm những công việc mới”[142, tr.446].

Trên các phương diện khác của lối sống

Nếu trước đây, “nắng mưa là việc của trời”, con người hoàn toàn thụ động tiếp nhận thì ngày nay bằng tri thức và CN hiện đại, con người có thể dự báo được sự thay đổi của thời tiết, dự báo động đất, sóng thần,… “Cái mà chúng ta gọi là thời tiết là hậu quả tác động qua lại của mặt trời, không khí và đại dương, độ mặn và các nhân tố khác, bằng việc đặt các vệ tinh giám sát thời tiết lên bầu trời sẽ tăng nhiều khả năng của chúng ta về dự báo thời tiết, dự báo bão tố, giá lạnh, hạn hán”[1, tr.67]. Có thể nói chính sự cảnh báo đầy thuyết phục về hậu quả tai hại của việc khai thác cạn kiệt tự nhiên, đối xử tạn bạo với tự nhiên của các nhà KH mà ngày càng có nhiều người VN thay đổi nhận thức, thay đổi cách ứng xử với tự nhiên theo hướng tôn trọng tự nhiên, mở ra một triển vọng tốt đẹp về một lối sống tôn trọng tự nhiên, hài hoà với tự nhiên.

Những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học và công nghệ đến lối sống của người Việt Nam

Trên các phương diện khác của lối sống

Vai trò của CNTT trong việc hình thành và làm trầm trọng thêm lối sống tiêu thụ này thể hiện ở chỗ nó trở thành môi trường, thành phương tiện để nhiều kẻ vì lợi ích của mình, cố tình kích hoạt lối sống tiêu thụ kiểu Phương Tây ở VN, lối sống “đã từng dẫn xã hội đó (Phương Tây) đến sự què quặt, chứa đựng nhiều yếu tố phi nhân văn đang ảnh hưởng mạnh tới ý thức và hành vi của nhiều người VN hiện nay” [Xem: 87]. - Xác lập những nhân tố mang đặc trưng của lối sống hiện đại như tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, tính kế hoạch được tôn trọng; khả năng hạch toán kinh tế được cải thiện rừ rệt, tầm tư duy kinh tế được nõng cao, chấp nhận cạnh tranh để phỏt triển, coi trọng thương nghiêp, coi trọng khoa học, công nghệ, tích cực nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống.

Nâng cao dân trí trên cơ sở tạo ra những đột phá trong giáo dục đào tạo và tin học hoá xã hội

Tính tất yếu của giải pháp

Hai là: Để hội nhập với thời đại CMKHCN và tận dụng tốt những lợi thế mà thời đại tạo ra cho các nước phát triển sau, VN không thể không xã hội hoá tri thức KH&CN, không thể không “phổ cập tri thức KH&CN đến toàn xã hội, biến nó thành tài sản, phương tiện hữu hiệu cho mỗi người trong hoạt động sản xuất và sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, làm giàu cho bản thân và góp phần làm giàu cho xã hội”[148, Tr.313-314]. Để việc tin học hoá quá trình GD&ĐT, tin học hoá đời sống xã hội thu được kết quả như mong muốn, trước hết nhà nước cần hiện đại hoá, đồng bộ hoá hơn nữa hạ tầng kỹ thuật CNTT trên phạm vi toàn quốc, tiếp đến là gia tăng công tác quản trị mạng, kiểm soát các trang mạng có nội dung không lành mạnh, tăng cường cảnh báo những tác hại, những bất cập thậm chí cả những cạm bẫy nếu khai thác CNTT không hợp lý.

Tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự tác động tiêu cực của khoa và công nghệ đến lối sống của người Việt Nam

Tính tất yếu của giải pháp

Nếu làm tốt tất cả những điều trên thực chất là chúng ta đang tạo ra một sân chơi lành mạnh, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để nền KH&CN VN bước “cùng nhịp”, “cùng điệu”, tiếp cận được những thành tựu mới nhất của KH&CN thế giới đồng thời đang nhanh chóng hiện thực hoá sức mạnh của các thành tựu trong KH&CN vào nền sản xuất trong nước, tạo ra tiền đề cần thiết cho việc xác lập và định hình lối sống công nghiệp hiện đại ở Việt Nam. Ví dụ, sự xuất hiện của máy tính và internet là những sáng tạo vĩ đại của con người, đem lại vô vàn những tiện ích cho con người, song nhiều người cố tình sử dụng chúng vào mục đích xấu, bất hợp pháp như đột nhập vào website của các ngân hàng đánh cắp số chứng minh thư, mã thẻ tín dụng, rồi rút tiền của nhiều tổ chức, cá nhân; làm tình báo kinh tế, tình báo quân sự, khủng bố, đe doạ, tung tin thất thiệt, bôi nhọ danh dự của người khác.

Nội dung của giải pháp

Đặc biệt, cần xây dựng nhiều chương trình có tính chất phản biện xã hội về lối sống lai căng, lối sống phi truyền thống để những người đang còn “say sưa” ngợi ca và bắt chước thái quá lối sống ngoại lai nhận ra sự lố bịch, lạc lối của mình và tự giác quay lại với quỹ đạo của dân tộc, để những giá trị nội sinh, cao đẹp, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trở thành thành tố nền tảng trong tư tưởng, lối sống của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. CMKHCN cũng đang tạo ra những tiền đề khách quan hình thành lối sống sùng bái CN, coi trọng quá mức các giá trị vật chất; tạo ra những công cụ, phương tiện để kẻ xấu lợi dụng thực thi những hành vi vô nhân tính, làm gia tăng lối sống buông thả, bạo lực; là chất xúc tác góp phần làm xói mòn, đảo lộn nhiều sinh hoạt thẩm mỹ truyền thống, hình thành những gu thẩm mỹ kỳ quái dựa trên một sự non yếu về thị hiếu và một lý tưởng thẩm mỹ thấp hèn; làm mai một lối giao tiếp tinh tế, kín đáo của người Việt truyền thống, hình thành lối tiêu dùng xa hoa, lãng phí ở một bộ phận người Việt hiện nay.