Những cách tân nghệ thuật trong truyện của A. P. Sêkhôp: Tiếp cận theo phương pháp thi pháp học

MỤC LỤC

Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 Mục đích nghiên cứu

Luận án sẽ nghiên cứu những cách tân trong nghệ thuật tự sự của Sêkhôp, những thủ pháp nghệ thuật giúp nâng cao và tăng cường khả năng lĩnh hội và khám phá hiện thực của truyện. Để phục vụ cho việc làm rừ cỏc vấn đề cần nghiờn cứu, chỳng tụi sẽ tiến hành khảo sát 255 truyện của Sêkhôp (được in trong “A. Toàn tập tác phẩm và thư từ” gồm 30 tập, Nhà xuất bản Nauka, Maxcơva, 1974- 1983), trong đó có 71 truyện đã được dịch sang tiếng Việt từ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga của các dịch giả Nguyễn Tuân, Mai Thúc Luân, Thuỵ An, Trần Dần, Phạm Hổ, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Sỹ, Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hồng Chung, Đào Tuấn Ảnh….

Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu tác phẩm văn học bằng phương phương tiếp cận thi pháp học là hướng tới việc khám phá những bí mật nghệ thuật làm nên sức tác động mạnh mẽ của nó tới tâm tưởng và tình cảm của con người. - Phương phỏp so sỏnh, đối chiếu: Để làm rừ cỏch tõn trong truyện Sờkhụp, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sáng tác của Sêkhôp với sáng tác của các nhà văn Nga trước và cùng thời.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Sêkhôp viết về điều này trong thư gửi Xuvôrin ngày 11/9/1890: “Tôi nhìn thấy tất cả: dường như, vấn đề bây giờ không phải ở việc tôi nhìn thấy gì mà là tôi nhìn như thế nào”. Để giúp cho sự phân tích, đánh giá có sơ sở khoa học chúng tôi sẽ sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê, phân loại và phân tích, tổng hợp.

TỰ SỰ ĐỔI MỚI CỦA SÊKHÔP

Quan điểm tự sự của Sêkhôp

Trong thư gửi Xuvôrin (24/2/1893) Sêkhôp đánh giá cao tiểu thuyết Cha và con, tôn vinh Turghênep là bậc thầy miêu tả thiên nhiên, nhưng nhà văn trẻ vẫn đòi hỏi “cần có điều gì đó khác”, đòi hỏi cách miêu tả mới, ông cũng không thích những người phụ nữ và các cô gái của Turghênep, cho rằng họ được miêu tả hoàn toàn giống nhau và không phải là những cô gái Nga [206,17-18]. Đối với những vấn đề chuyên môn, ở ta có các chuyên gia; công việc của họ là xét đoán về công xã, về số phận của tư bản, về tác hại của nạn nghiện rượu, về giầy dép, về bệnh tật phụ nữ… Nghệ sĩ chỉ nên xét đoán về điều gì anh ta hiểu biết; phạm vi của anh ta cũng có hạn như phạm vi của bất kì chuyên gia nào (… ) Anh đúng khi đòi hỏi nghệ sĩ phải có ý thức đối với công việc, nhưng anh nhầm lẫn hai khái niệm: giải quyết vấn đề và đặt đúng vấn đề.

Đổi mới cách kể chuyện

Trong những truyện hài hước thời kì đầu, tiếng cười được bật lên từ những tình huống ngẫu nhiên gây cười (viên chức “hậu đậu” hắt sì hơi vào gáy một vị tướng trong nhà hát, viên y sĩ nhổ răng cho người trợ tế nhà thờ do bác sỹ đi vắng, thầy quản xử lý việc con chó cắn người, ông giáo đeo chiếc huân chương đi mượn và bị phát hiện,…); tiếng cười bật lên từ sự đối lập, tương phản giữa bản chất bên trong và hiện tượng bên ngoài (bản chất thấp hèn và vẻ lịch lãm, oai phong bề ngoài của đám trí thức rởm trong Mặt nạ), từ sự mâu thuẫn, đối lập giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài (vẻ chăm chú lắng nghe, thái độ dịu dàng bề ngoài và sự khó chịu, những suy nghĩ mông lung của Paven Vaxilits khi nghe bà Muraskina đọc kịch trong Một tấn kịch), tiếng cười bật lên từ sự mâu thuẫn giữa nguyên nhân nhỏ nhặt, tầm thường và kết quả to tát, nghiêm trọng (anh viên chức hắt sì hơi, anh viên chức chết trong Cái chết của một viên chức), giữa hành động to tát và kết quả tầm thường (những hành động “phá án” đầy tính chuyên nghiệp và việc tìm thấy “người chết” vẫn còn sống sờ sờ trong Que diêm Thụy Điển)… Sêkhôp cũng thường sử dụng phép tăng cấp trong tâm lý và hành động (đẩy kịch tính lên cao độ nhằm thu hút sự chú ý của người đọc), những kết thúc bất ngờ (gây cảm xúc mạnh) và thủ pháp cường điệu để tạo tiếng cười (Cái chết của một viên chức, Chiếc huân chương, Con kì nhông, Con cá tuyết sông, Mặt nạ, Vé trúng số, Một tấn kịch…). Tiếng cười của ông trở nên khó nhận biết, khó cảm nhận hơn, “từ bề nổi lắng xuống những vỉa tầng sâu kín của cấu trúc tác phẩm” [59,137], nó được gợi lên ngay cả trong những tình huống thoạt nhìn chẳng có gì đáng cười: thầy giáo Bêlicôp với thói quen sống khép kín trong những “cái bao” (Người trong bao), điền chủ Nhicôlai Ivanứt say sưa hưởng thụ cảnh sống nhàn hạ, no đủ ở trang ấp, nhấm nháp những quả phúc bồn tử chua loét hái trong vườn nhà mình (Khóm phúc bồn tử), Iônưt hàng ngày đi khám bệnh trên chiếc xe tam mã có gắn chuông rung, trông oai vệ như một vị thần của đạo ngẫu tượng, tối tối đếm những tờ giấy bạc rút ra từ các túi (Iônưt),… Tiếng cười của Sêkhôp bị tiếng thở dài trách giận lấn át.

Dòng chảy ngầm

Một nỗi buồn nặng nề làm sao!”, 2 lần nói: “Tôi là Hămlet của Matxcơva”, 2 lần nghe thấy tiếng nói của một người lạ mặt: hãy lấy một đoạn dây điện thoại và treo cổ mình lên; trong Người đàn bà phù phiếm (1891) 7 lần miêu tả nụ cười ngây ngô, hiền lành của Đưmôp, 3 lần Ônga nghĩ (nói) về Đưmôp - một con người bình thường, hoàn toàn không có gì nổi bật; trong Phòng số 6 (1892) 5 lần nhắc đến việc Raghin làm việc đã 20 năm, 6 lần nói tới việc Raghin nằm trên đi văng (3 lần quay mặt vào lưng ghế); trong Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé (1893) 3 lần miêu tả bức tường nhà thờ với hình vẽ các vị thánh, mùi hương trầm thoang thoảng, 3 lần Vôlôđia bé hát câu vô nghĩa: Tara…ra…bumbia; trong Ba năm (1895) chi tiết về chiếc ô của Iulia được lặp lại 5 lần; trong Người đàn bà có con chó nhỏ (1899) 3 lần miêu tả bức rào sắt xám xịt bao quanh ngôi nhà của Anna Xecgâyepna ở thành phố X.; trong Ngôi nhà có căn gác nhỏ (1896) vẻ mặt nghiêm nghị của Liđa, phong cách nói chuyện không nhìn vào người đối thoại của cô, đôi mắt to, những ngón tay thon thon dễ thương của Mixuyt được nhắc đi nhắc lại nhiều lần,…. Đôi khi Sêkhôp dùng sự tương phản của màu sắc, ánh sáng trong miêu tả sự vật, gợi suy tưởng về cuộc vật lộn ngấm ngầm giữa ước vọng đổi thay cuộc đời với “thuyết việc nhỏ”, với những hành động, việc làm quẩn quanh, bế tắc (sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong Ngôi nhà có căn gác nhỏ), giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc và sự vô cảm, bất lực trong lòng người (sự tương phản giữa màu trắng và màu tối sẫm trong Vêrơska), giữa khát khao tình yêu, hạnh phúc, sự tự do với cuộc sống chật hẹp, tối tăm, lạnh lùng, buồn tẻ (sự tương phản giữa màu hoa xiren trên bộ váy dài mới của Xôphia và màu đen của chiếc cổng nhà thờ, của hình bóng các tu sĩ, của chiếc khăn trùm trên đầu Ôlia trong Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé),….

NHÂN VẬT SÊKHÔP

  • Quan niệm nghệ thuật về con người của Sêkhôp

    Để xác định thế giới nhân vật của Sêkhôp nhiều nhà nghiên cứu văn học đã sắp xếp nó theo các chủ đề: Con người nhỏ bé (chủ yếu là các sáng tác thời kì đầu: những viên chức nhỏ, đám trí thức “rởm” với tâm lý sợ hãi quyền uy, tiền bạc trong Mặt nạ, Anh béo và anh gầy, Cái chết của một viên chức, Con kì nhông, Người ta đã bãi bỏ, Hai trong một, Tấm huân chương, Trên đinh,… Những con người bé nhỏ bị xã hội сhà đạp, sống cô đơn với nỗi đau khổ của mình trong Niềm vui sướng, Cô đào hát, Người đệm đàn nhảy, Nỗi nhớ, Vận xấu, Vanca, Những con sò,..); Con người dung tục (những người hoà mình, đắm mình trong cuộc sống dung tục, hài lòng với hạnh phúc vật chất tầm thường, trở thành những “thây sống” trong Iônứt, Khóm phúc bồn tử, sợ cái mới, sợ sự tiến bộ, sống thu mình trong những cái bao như thầy giáo. Nghiên cứu sáng tác của Sêkhôp cho phép chúng ta nói tới những điển hình trong những truyện bao quát cả một đời người: điển hình cho tâm lý nô lệ, sự khuất phục trước những kẻ mạnh, giàu có, có quyền thế (Cái chết của một viên chức, Anh béo và anh gầy, Mặt nạ, Trên đinh, Tấm huân chương, Hai trong một,…), điển hình cho lối sống thu mình, sợ hãi những cái mới mẻ, tiến bộ, cản trở sự phát triển xã hội và trở thành nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người (Người trong bao), điển hình cho những con người suốt cuộc đời không biết quan tâm, yêu thương người khác và ngộ ra điều đó khi đã quá muộn (Vận xấu, Cây đàn vĩ cầm dành cho Rôtsild), điển hình cho lối sống phù phiếm, háo danh, không phân biệt thực giả (Người đàn bà phù phiếm), điển hình cho sự tầm thường hóa đời sống tình cảm, tinh thần, sự sa đoạ về nhân cách (Iônưts, Khóm phúc bồn tử), sự bất lực, bế tắc của giới trí thức đương thời do thiếu “tư tưởng chung” (Câu chuyện tẻ nhạt), lối sống bàng quan, thụ động và sự trả giá (Phòng số 6),….

    KHÔNG - THỜI GIAN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP

    • Không gian nghệ thuật trong truyện Sêkhôp 1. Không gian ước lệ

      Uxpenxki phân tích trong công trình “Thi pháp kết cấu” (1970). Trong chương “Điểm nhìn trên bình diện của đặc tính về không gian - thời gian” ụng đó chỉ rừ một số lập trường của người kể chuyện và nhõn vật:. 1) Lập trường của tác giả và lập trường của nhân vật trùng nhau trên bình diện không gian nhưng không trùng trên bình diện đánh giá. 2) Lập trường của tác giả và lập trường của nhân vật không trùng nhau trên bình diện không gian. Nhà nghiên cứu nói tới “điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài”, chúng có thể được áp dụng với cả phương diện thời gian:. 1) Thời gian của tác giả có thể trùng với thời gian chủ quan của nhân vật. 2) Thời gian của tác giả không trùng với thời gian cá nhân của nhân vật. Sêkhôp thường lựa chọn những quãng thời gian có nhiều ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật để miêu tả, nó có tác dụng soi sáng toàn bộ cuộc đời của anh ta: mấy tháng cuối cùng trong cuộc đời của giáo sư Nhicôlai Stêpanôvich (Câu chuyện tẻ nhạt), 20 năm trong đời bác sỹ Raghin (Phòng số 6), 10 năm trong đời Iônứt Starsep (Iônưt), 15 năm trong đời Bêlicôp (Người trong bao), khoảng 20 năm trong đời Nhicôlai Ivanưt (từ khi anh ta 19 tuổi đến năm ngoài 40) (Khóm phúc bồn tử), gần 10 năm trong đời Ôlenka (Đusechka), hai năm trong đời Kôvrin (Nhà tu hành vận đồ đen),.