MỤC LỤC
- Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất của dự án: Đặc điểm của sản phẩm chính, sản phẩm phụ, chất thải; các tiêu chuẩn chất lượng cần phải đạt được là cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật khác; các hình thức bao bì đóng gói, các công dụng và cách sử dụng của sản phẩm. Xác định công suất tối đa danh nghĩa của dự án: là số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà dự án sẽ chiếm lĩnh, vừa để bù vào những hao hụt tổn thất trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và bốc dỡ. Tuỳ thuộc công nghệ và phương pháp sản xuất, đồng thời căn cứ vào trình độ tiến bộ kỹ thuật, chất lượng và giá cả phù hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất, tính năng, điều kiện vận hành, năng lượng sử dụng, điều kiện khí hậu… mà lựa chọn máy móc thiết bị thích hợp.
- Thẩm định kỹ thuật xây dựng công trình của dự án: Tìm các giải pháp kỹ thuật xây dựng vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất sau này, vừa rút ngắn được thời gian xây dựng công trình, mau chóng đưa công trình vào sử dụng, vừa đảm bảo chi phí xây dựng công trình phải căn cứ vào yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu và sản phẩm, về lao động sẽ sử dụng.
Lựa chọn phương pháp và phương tiện xử lý chất thải căn cứ vào điều kiện cụ thể về luật bảo vệ môi trường tại địa phương, địa điểm và quy mô hoạt động của dự án, loại chất thải, chi phí để xử lý chất thải…. Xác định nguồn lao động và chi phí tuyển dụng, đào tạo, chi phí tiền lương; Xác định hình thức trả lương thích hợp, tính ra quỹ lương hàng năm cho mỗi loại lao động và cho tất cả lao động của dự án. Đối với dự án mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa đủ khả năng để tiếp nhận một số kỹ thuật hoặc đảm nhiệm một số khâu công việc thì khi chuyển giao công nghệ sản xuất phải thoả thuận với bên bán công nghệ đưa chuyên gia sang trợ giúp.
- Xác định các tiêu thức đánh giá kết quả thực hiện dự án: Chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng nguyên vật liệu cho dự án, hiệu quả sử dụng lao động máy móc….
Quản lý việc thực hiện dự án: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, xác định thời gian thực hiện các công việc, phương pháp giám sát tiến độ dự án. Những lợi ích nàycó thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ…. Nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng….
Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế.
Những chi phí mà xã hội phải bỏ ra cho việc thực hiện dự án cũng được xem xét trên khía cạnh mang tính chất định tính và định lượng. Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của dự án vào việc phát triển các vùng kinh tế, nâng cao đời sống của tầng lớp dân cư nghèo. Thẩm định tài chính dự án cho phép nhà đầu tư đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án.Do đó, có thể đưa ra được kết luận cuối cùng về tính khả thi của dự án đầu tư phải xem xét khả năng sinh lợi của vốn đầu tư, tính toán các giá trị biểu hiện khả năng này được dựa trên dòng tiền ròng của dự án.
Điều quan trọng trong thẩm định tài chính dự án là phải xây dựng được một hệ thống định mức tiêu chuẩn các chỉ tiêu thông qua việc nghiên cứu kỹ thị trường cũng như mặt bằng hàng hóa, dịch vụ cung ứng ở thời điểm tiến hành triển khai dự án.
+Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. +Giúp cho việc xác định được mặt lợi, mặt hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đó góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không?.
Măt khác khi soạn thảo dự án có thể có những sai xót, các ý kiến có thể mâu thuẫn không logic, thậm chí có thể có nhiều câu văn, những chữ dùng sơ hở có thể gây ra những tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư.
Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án vừa để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án, vừa tránh ứ đọng vốn nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Vì IRR không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án và không giả định đúng tỷ lệ tái đầu tư đồng thời để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của dự án đầu tư, nên chủ đầu tư thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn để đưa ra quyết định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai chỉ tiêu. Bỏ qua các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn: Chỉ có luồng tiền ở giai đoạn cuối cùng mà vốn ban đầu đã được bù đắp được coi là phù hợp trong các phân tích này, và vì vậy nguyên lý thời gian hoàn vốn tạo ra một bức tranh không hoàn chỉnh về tài chính của dự án.
Để đảm bảo cho việc ra quyết định đầu tư chính xác, nhà đầu tư cần phải xem xét hiệu quả tài chính dự án một cách toàn diện bằng việc kết hợp tất cả các nhóm chỉ tiêu phân tích mặt tài chính của dự án cũng như các chỉ tiêu trong cùng nhóm. Trong báo cáo thu nhập của kế toán, khâu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng để tính luồng tiền ròng của dự án, khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, khấu hao chỉ là một yếu tố của chí phí làm giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ lệ chiết khấu dự kiến được xác định dựa trên chi phí vốn đó là chi phí trả cho nguồn vốn huy động, nó được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Cán bộ thẩm định với cơ sở lý thuyết hiện đại cùng những hiểu biết thực tiễn sẽ vận dụng quy trình thẩm định tài chính dự án một cách linh hoạt, đảm bảo chính xác khi dự tính vốn đầu tư, lập các báo cáo tài chính và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thẩm định hợp lý. Nếu như các số liệu nghiên cứu thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tổ chức, quản lý dự án cung cấp không chính xác thì việc cán bộ thẩm định đưa ra số vốn dự toán cùng các số liệu trong báo cáo tài chính sẽ sai do đó việc tính toán các chỉ tiêu thẩm định tài chính chỉ là vô nghĩa. Để sử dụng một cách khoa học, phát huy hết tính năng kỹ thuật của trang thiết bị, nhạy bén trong thẩm định tài chính, vận dụng quy trình thẩm định một cách linh hoạt phù hợp với tình hình công ty và điều kiện nền kinh tế, cán bộ thẩm định cần có cơ sở lý thuyết nền tảng và không ngừng tiếp thu kỹ thuật thẩm định mới cùng những hiểu biết thực tiễn.
Nhưng ngược lại nếu như trong chính những yếu tố này cũn chưa chớnh xỏc, rừ ràng, chưa đạt hiệu quả, cũn nhiều mõu thuẫn hay chất lượng không cao thì nó sẽ tác động xấu đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án, làm sai lệch, méo mó chất lượng và mục đích của công tác thẩm định tài chính dự án.