Tổ chức và vai trò của dòng họ người Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

Nguồn tư liệu của luận án

Nguồn tư liệu của luận án chủ yếu do tác giả thu thập tại địa bàn nghiên cứu từ năm 1998 đến nay. Bên cạnh đó, cũng kế thừa nguồn tài liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu khoa học, về dòng họ; các số liệu, báo cáo của Trung ương và địa phương về người Hmông liên quan đến nội dung đề tài.

Bố cục của luận án

Cở sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1. Một số khái niệm cơ bản

Bởi vậy, các hiện tượng văn hóa không giống nhau, nhưng chúng là sản phẩm của một khuôn mẫu cơ bản chung của tư duy, coi trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh bên trong cấu trúc thân tộc và mối quan hệ bên trong của quan hệ thân tộc đó, trong đời sống xã hội tộc người đều có những đơn vị tối thiểu về thân tộc, là hạt nhân của thiết chế thân tộc. Do đó, đối với từng thành tố văn hoá của người Hmông Trắng, nhất là những vấn đề liên quan đến dòng họ trong xã hội truyền thống, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hồi cố lịch sử thông qua phỏng vấn sâu, đồng thời phân tích tìm ra nguyên nhân biến đổi, đánh giá về vai trò, ý nghĩa và các chức năng của dòng họ trong thành tố văn hoá đó.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu 1. Vài nét về người Hmông ở Việt Nam

Qua khảo sát tại bản Mô Cổng có sự tham gia đại diện của những người nông dân và các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Thanh niên, Người cao tuổi… đã tiến hành phân loại mức sống của các hộ trong bản cho thấy: hộ khá chiếm ẵ, đõy là những hộ biết tớnh toỏn làm ăn, cú kinh nghiệm sản xuất tốt, chăn nuôi nhiều trâu bò (bò có từ 5 - 6 con, trâu 2-3 con trở lên), có xe máy, có tivi, có đài; các hộ có điều kiện kinh tế trung bình chiếm đa phần còn lại, là những gia đình chịu khó làm ăn nhưng tính toán còn hạn chế, có kinh nghiệm sản xuất, có chăn nuôi nhưng số lượng trâu, bò ít hơn các hộ khá; còn những hộ nghèo đói có tỷ lệ rất thấp, là những gia đình thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc lười lao động, không biết tính toán làm ăn nên hàng tháng chỉ đủ gạo ăn, điều. Những thành viên cùng dòng họ, cùng tổ tiên còn nhận biết nhau qua các kiêng kị về ăn uống, qua các lễ cúng của dòng họ, nhất là nghi thức cúng ma bò (nhu đa) - lễ đền ơn bố mẹ đã qua đời, qua cách thức cúng ma buồng (đá trông), qua cách đặt người chết trong nhà và cách đặt hướng mộ, các kiêng kị của từng dòng họ,… Mỗi thành viên của dòng họ phải biết và thực hiện đầy đủ những kiêng kị và nghi lễ đó, người trưởng họ có trách nhiệm truyền thụ và kiểm soát các thành viên trong dòng họ mình về điều này.

Bảng 1: Dân số các tỉnh có nhiều người Hmông cư trú
Bảng 1: Dân số các tỉnh có nhiều người Hmông cư trú

Tổ chức dòng họ người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái, Thuận Châu, Sơn La

Câu chuyện về nguồn gốc của các dòng họ và của tộc người Hmông được kể lại từ đời này qua đời khác, những đứa trẻ từ khi còn rất nhỏ đã được nghe, đi vào trí nhớ của mỗi người, có những ảnh hưởng to lớn đến các quy định về hành vi và thái độ ứng xử với nhau giữa những người cùng họ và khác họ trong gia đình, cộng đồng và xã hội, trong các hoạt động đời thường và tâm linh của người Hmông. Đặc biệt, nếu họ là những người có tính cách, đạo đức tốt, hăng say lao động sản xuất, công tâm, dám nghĩ dám làm, dám tiên phong trong việc xây dựng đời sống nông thôn mới… thì sẽ là những tác nhân tạo nên động lực quan trọng để phát triển đời sống kinh tế - xã hội của người Hmông ở các làng bản, vừa giữ gìn được truyền thống văn hóa tộc người, vừa đảm bảo thực hiện nếp sống văn hóa mới ở cơ sở. Một người phụ nữ có thể được bầu hoặc suy tôn làm bà cô dòng họ phải có những tiêu chuẩn như: có gia đình và con cháu thuận hòa, cần cù lao động; gương mẫu trong sinh hoạt; có trách nhiệm chăm lo, giúp đỡ mọi người; am hiểu phong tục tập quán và những quy định của dòng họ;… Mặc dù khi đi lấy chồng, bà cô trở thành người nhà chồng và thuộc ma nhà chồng, song vẫn có trách nhiệm đối với con cháu của các anh em trai.

Bảng 4: Đánh giá về vai trò của ông trưởng họ người Hmông
Bảng 4: Đánh giá về vai trò của ông trưởng họ người Hmông

Các quan hệ dòng họ

Lỗi nhẹ thì bị khiển trách, cảnh cáo, bồi thường cho người bị thiệt hại, những lỗi về vi phạm quyền chiếm hữu đối với đất đai sẽ bị tước quyền khai phá và khai thác toàn bộ hoa lợi trên đất ấy, tất cả công sức và thành quả lao động đã bỏ ra thuộc về người chủ đất đã khẳng quyền chiếm hữu bằng ký hiệu đầu tiên. Trước khi đưa người chết ra ngoài qua cửa chính để đi chôn, gia đình phải làm lễ xin phép ma cửa cho hồn người chết đi về với tổ tiên, với nghi thức như sau: Người thổi kèn trong đám tang đứng trong nhà đối diện với cửa chính, thổi bài kèn xin ma cửa cho hồn người chết được đi khỏi nhà để về với tổ tiên. Tính cố kết dòng họ và đặc trưng dòng họ của người Hmông được phản ảnh rất rừ nột qua việc thực hành cỏc quy tắc về cư trỳ, về hỗ trợ giỳp đỡ nhau trong cuộc sống, về hôn nhân và gia đình…, đồng thời thực hiện các nghi lễ quan trọng như: nhu đa, đá trông, sầu su, thi su, lử su, lử tau, cơ đa,.

Vai trò của dòng họ trong đời sống của người Hmông Trắng 1. Vai trò của dòng họ trong cố kết cộng đồng và tộc người

Yếu tố cố kết dòng họ cũng tác động nhiều đến gia tăng dân số của người Hmông: do quan niệm dòng họ càng đông càng có sức mạnh, ở nhiều bản người Hmông những dòng họ lớn, có thế lực thường là những dòng họ có đông người, có người được cử làm trưởng bản, tham gia vào các hoạt động của chính quyền cơ sở. Hiện nay, ở bản Mô Cổng trưởng bản là người của dòng họ Sùng, ông Sùng Giả Dia là một trưởng bản năng động và làm ăn kinh tế giỏi, luôn là người đi đầu trong bản thay đổi các mô hình phát triển kinh tế và hướng dẫn các gia đình dòng họ khác thực hiện theo. Với văn hóa nhận thức, các dòng họ thường kể cho con cháu nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình, nhằm để thế hệ sau biết rằng tất cả các dòng họ người Hmông đều có chung một ông tổ, đều là anh em với nhau nên phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau, không được chỉ vì quan hệ dòng họ mà bỏ qua quan hệ và lợi ích của đồng tộc, của cộng đồng.

Một số vấn đề đang đặt ra

Vì vậy, các vấn đề phát triển kinh tế, xã hô ̣i, văn hóa của người Hmông và bảo đảm an ninh vùng biên giới ở từng địa phương nước ta cần đươ ̣c đă ̣t trong mối quan hê ̣ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hô ̣i chung của cả vùng, của các quốc gia láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới nơi có tộc người này sinh sống; đồng thời cần chú trọng tới đă ̣c thù lịch sử, văn hóa, tâm lý và ý thức của người Hmông nói chung và ở vùng Tây Bắc nói riêng, trong đó có người Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La. Do đó, đối với các cấp chính quyền và đoàn thể, tổ chức xã hội, ngoài những khó khăn trong việc lập kế hoạch, tổ chức, hỗ trợ phát triển kinh tế do dân cư không ổn định, còn có những khó khăn về quản lý và bảo đảm an ninh xã hội, như: gây mâu thuẫn, xung đột giữa dân tại chỗ và dân di dịch cư tự do, tự phát; gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chính quyền cơ sở do không nắm được tình hình dân cư; một số phần tử xấu gây áp lực đối với người dân mới đến, ép theo đạo Tin Lành hoặc khống chế họ trong các quan hệ xã hội, tạo nên những bất ổn liên quan đến xã hội hoặc chính trị. - Bảy là, các thế lực thù địch còn đẩy mạnh việc nuôi dưỡng và sử dụng số phần tử phản động lưu vong trong cộng đồng người Hmông quốc tế; tìm cách duy trì và phát triển lực lượng quân sự trước đây của Vàng Pao; nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng người Hmông ở Mỹ, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng người Hmông trên khắp thế giới, đặc biệt là thông qua các tổ chức phi chính phủ, quan hệ họ hàng, đồng tộc để cho một số người Hmông lưu vong trở về với mục đích tuyên truyền, kích động người Hmông trong nước “hướng ngoại”, di cư về.

Bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ trong bối cảnh hiện nay

Bên cạnh đó, vai trò của những người có uy tín của mỗi dòng họ thường mang tính cục bộ, thường định hướng hoặc đưa các hoạt động chung của cộng đồng theo nhu cầu của dòng họ mình, mà không thể hiện được tính khách quan, dân chủ đối với các dòng họ khác, đặc biệt là trong triển khai các kế hoạch sản xuất, thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, công tác bầu cán bộ tham gia vào chính quyền địa phương nhiều khi bị chi phối bởi tính đề cao và vì lợi ích của dòng họ. Lợi dụng những điểm còn hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương, tình trạng thiếu đất canh tác, tỷ lệ hộ đói nghèo ở các bản người Hmông khá cao, cộng với những điều kiện thời tiết khắc nghiê ̣t do lũ lu ̣t, thiên tai và do tâ ̣p quán canh tác la ̣c hâ ̣u, tập quán du canh du cư vẫn còn nă ̣ng nề khiến đời sống của một bộ phận người Hmông còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dòng họ của người Hmông hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, nhất là tính cục bộ trong nội bộ dòng họ; các tập quán cư trú và di chuyển cư theo dòng họ; vai trò của ông trưởng họ quá lớn chi phối các hoạt động chung của dòng họ;… Những đặc điểm này nếu bị lợi dụng hoặc có những sai lầm cá nhân có thể dẫn đến hậu quả lớn cho cộng đồng, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, quan hệ dân tộc, chuyển đổi tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng ly khai tự trị, … ở một bộ phận người Hmông hiện nay đã, đang và sẽ còn liên quan đến dòng họ cần phải được nghiên cứu, xem xét thấu đáo.