MỤC LỤC
- Hiểu được vai trò và vị trí của đội ngũ khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam. - Các hệ thống phát triển khoa học và công nghệ như giáo dục đào tạo, phổ biến kiến thức, hoạt động nghiên cứu & triển khai thiếu hiệu quả.
Nó bao gồm các văn bản pháp luật, thể chế từ định hướng chiến lược cho đến các khía cạnh cụ thể của mọi hoạt động kinh tế, xã hội nhằm đạt được các mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ và phối hợp các mối quan hệ trong quá trình phát triển khoa học - công nghệ. - Ví dụ: Chính sách khuyến khích phát triển công nghệ ở Việt Nam là miễn giảm thuế đầu tư vào nghiên cứu triển khai, giảm thuế đối với các công nghệ có hàm lượng chất xám cao và các chế độ bảo hộ mậu dịch khác.
- Cỏc chớnh sỏch khoa học - cụng nghệ khụng được xỏc định rừ ràng, hay thay đổi và không được chuẩn bị một cách đầy đủ, cùng các cơ quan chức năng quản lý khoa học - công nghệ không được trang bị đầy đủ để điều hành công tác phát triển công nghệ một cách lâu dài và liên ngành, không theo kịp sự biến động nhanh chóng của khoa học - công nghệ thế giới. - Những yếu kém trên là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thất bại trong nghiờn cứu - triển khai và trong đổi mới cụng nghệ, mà biểu hiện rừ nhất là không nâng cao được năng xuất lao động xã hội và không có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại không phải ở thị trường nước ngoài mà ngay ở thị trường nội địa.
- Việc "trao đổi" này các nước đang phát triển thường chịu thiệt thòi và các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô giá thấp và lên xuống thất thường còn khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các nguồn không tái tạo được và làm suy thoái môi trường. - Mối quan hệ quốc tế chỉ thay đổi có lợi cho các nước đang phát triển khi quá trình công nghệ hoá ở nước này có tiến bộ, sản phẩm của họ có những ưu thế về chất lượng và giá cả, có đủ sức cạnh tranh rộng khắp toàn cầu.
Khi phân tích năng lực công nghệ của một ngành hay một quốc gia không thể tách rời hai bộ phận của năng lực công nghệ đó là trình độ công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh cho nên khi phân tích năng lực công nghệ của một doanh nghiệp càng không thể tách rời hai bộ phận đó. - Nội dung của phương pháp là tính giá trị đóng góp của công nghệ vào giá trị kinh tế của doanh nghiệp hay chính là xác định hàm hệ số đóng góp của công nghệ trên cơ sở tích hợp hai yếu tố trình độ công nghệ thông qua hàm số đóng góp công nghệ (như phương pháp của Atlas công nghệ ) và năng lực phát triển công nghệ nội sinh (gọi tắt là năng lực công nghệ nội sinh) của doanh nghiệp thông qua 4 thành phần năng lực công nghệ.
Để tạo điều kiện phát triển kinh tế dựa trên nền tảng phát triển công nghệ cần phải tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo về công nghệ phù hợp nhu cầu xã hội và tạo cơ hội thích hợp cho việc tuyển dụng lực lượng lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn của họ. - Thường xuyên bổ sung nhân lực có năng lực cho các cơ quan nghiên cứu - Cần có các biện pháp nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu với thực tiễn sản xuất - Củng cố và tăng cường trang thiết bị hệ thống đo lường, kiểm tra chất lượng - Củng cố và hoàn chỉnh mạng lưới cung cấp thông tin công nghệ.
- Các yếu tố dân số: Một công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số, tuổi thọ, cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu khác nhau, trình độ học vấn và các đặc điểm về lao động như mức độ thất nghiệp và cơ cấu lao động. - Các yếu tố chính trị - pháp lý: Một công nghệ có thể được chấp nhận về mặt chính trị hoặc là không, có thể đáp ứng được đại đa số nhu cầu của dân chúng hoặc là không; và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với thể chế và các chính sách.
- Các yếu tố công nghệ: Các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như năng lực, độ tin cậy và hiệu quả, các phương án lựa chọn công nghệ như độ linh hoạt và quy mô, mức độ phát triển của hạ tầng. - Các yếu tố môi trường: Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này bao gồm môi trường vật chất như không khí, nước và đất; điều kiện sống như mức độ thuận tiện và tiếng ồn; cuộc sống như độ an toàn, sức khoẻ và môi sinh.
Ngày nay, đánh giá công nghệ đã được khẳng định là một công cụ tích cực giúp cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tận dụng được những lợi thế của các nước đi sau nhằm tập trung tối đa các lợi thế và hạn chế đến mức tối thiểu những bất lợi khi áp dụng công nghệ, dù đó là công nghệ nội sinh hay công nghệ nhập ngoại. - Việc lựa chọn được một giải pháp và các đối tác triển khai công nghệ phù hợp sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế Quốc gia tiết kiệm được thời gian và chi phí trực tiếp cũng như các chi phí cơ hội phải trả, khi giải pháp được lựa chọn tỏ ra kém hiệu quả hay thậm chí không thể triển khai và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao từ sự phát triển của xã hội và của thế giới.
Vậy Công nghệ thích hợp thích hợp không phải là công cụ vạn năng, sự thích hợp của công nghệ không phải là bản chất nội tại của bất kỳ một công nghệ nào mà nó xuất phát từ môi trường xung quanh trong đó công nghệ được sử dụng. Phương pháp lựa chọn theo chỉ tiêu tổng hợp (K) không chỉ tính toán một cách độc lập, đồng thời các giá trị đặc trưng của công nghệ như: Công suất hoà vốn, giá trị lợi nhuận ròng (NPV), thời gian thu hồi vốn, giá trị hàm lượng chất xám công nghệ, giá trị chỉ số sinh lời, giá trị tuổi thọ công nghệ, gía trị của công nghệ và tác động của chúng tới môi trường,…vv mà còn đưa ra các thông số tổng hợp của các đặc trưng này cho mỗi phương án được đưa ra xem xét.
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ. Sau khi học xong chương này, sinh viên cần hiểu được các nội dung sau:. - Hiểu được các quan điểm và đối tượng của chuyển giao công nghệ. - Hiểu được công nghệ nội sinh và công nghệ nhập. Liên hệ ở Việt Nam. - Hiểu được chuyển giao công nghệ theo chiều dọc, ngang. Liên hệ ở Việt Nam - Hiểu được các thuận lợi và khó khăn trong việc nhập và chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển. Điều kiện để chuyển giao thành công. - Hiểu được các thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong 20 năm qua trong việc nhập và chuyển giao công nghệ. * Đối tượng chuyển giao công nghệ. Là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:. a) Bí quyết kỹ thuật;. b) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;. c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. - Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều nước muốn có công nghệ thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm.
- Cơ chế chuyển giao công nghệ là hệ thống các văn bản pháp lý cùng với hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ như thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin, tư vấn,…vv. - Chuyển giao công nghệ khác với mua bán sản phẩm thông thường, vì vậy cần có những quy định riêng nhằm tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, ngằn ngừa những thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
- Bất kỳ một chuyển giao công nghệ nào cũng liên quan tới 7 yếu tố: Bên giao công nghệ ; Bên nhận công nghệ ; Công nghệ được chuyển giao; Hình thức chuyển giao ; Môi trường bên giao ; Môi trường bên nhận ; Môi trường chung giữa bên giao và bên nhận. + Tăng cường vai trò của việc nghiên cứu và triển khai, có 10 giai đoạn cần đến đóng góp của nghiên cứu triển khai, đó là : Xác định nhu cầu, xác định các phương án, quyết định làm hay nhập, đàm phán, tiếp nhận, xây dựng, sử dụng, cải tiến và đổi mới.
+ Triển khai thực nghiệm là vận dụng các quy luật của nghiên cứu cơ bản và các nguyên lý của nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu khả thi về kỹ thuật, về kinh tế, về môi trường, về tài chính, về xã hội,.vv. + Triển khai hoàn thiện hay sản xuất thực nghiệm nhằm mục đích nắm vững kỹ năng để thuần thục công nghệ hoặc hoàn thiện sản phẩm mới trên một quy mô bán công nghiệp, chuẩn bị để sản xuất hàng loạt có hiệu quả.
Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức vị khoa học; giải thưởng khoa học và công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ chức, các nhân;. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ, giải quyết tranh chấp, khiếu nạn, tố cáo trong khoa học và công nghệ; xử lý các vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.