Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines thông qua mô hình trục - nan

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu về mặt định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh

- Một là số lượng hành khách mà hãng vận chuyển: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh sản phẩm đầu ra của hãng và việc khách hàng chấp nhận trả một khoản tiền thông qua giá vé máy bay và hài lòng khi nhận lại những dịch vụ mà một hãng hàng không tạo ra. - Ba laứ thị phần: Bao gồm thị phần thị trường nội địa (bao gồm cỏc chuyến bay có điểm đi và điểm đến nằm trong phạm vi một quốc gia), thị phần quốc tế (bao gồm các chuyến bay buộc có điểm đi hoặc điểm đến nằm trong quốc gia đó quy định tại thương quyền 3 và 4).

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUÛA VIETNAM AIRLINES

Nhóm giải pháp làm giảm chi phí

    Vì thế, đề xuất giải pháp xây dựng phát triển mạng đường bay của Vietnam Airlines theo mô hình “Trục – Nan” với tần suất khai thác cao, từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không khu vực, cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm trung chuyển lớn như HongKong, Bangkok, Singapore. - Một là mạng đường bay nội địa: Định hướng chung mạng đường bay nội địa sẽ được quy hoạch phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải và du lịch chung của cả nước đảm bảo sự hỗ trợ cho mạng đường bay quốc tế; tiếp tục thực hiện chính sách công cộng hóa sản phẩm hàng không nội địa. Các đường bay trục nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của các nước là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được khai thác với tần suất cao và sử dụng các loại máy bay từ 150 ghế trở lên để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với mạng quốc tế khu vực và xuyên lục địa.

    Tăng tần suất bay dày đặc và sử dụng máy bay lớn hơn (150 – 180 ghế thay thế cho máy bay loại 70 ghế) trên các đường bay giữa Việt Nam (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và Campuchia (Xiêmreap và Phnômpênh); Hoàn thiện sản phẩm lịch bay trên đường bay xuyên Đông Dương (Hà Nội-Viên. Chăn-Phnômpênh -thành phố Hồ Chí Minh) bằng cách tăng tần suất bay lên 7 chuyến/tuần và đưa máy bay 150 – 180 ghế vào khai thác; Nghiên cứu mở các đường bay nối các cố đô của 03 nước Việt Nam, Lào và Campuchia và khả năng mở đường bay tới Rangun và Mianma. - Loại 330 ghế (tầm trung – xa): sử dụng trên các đường bay từ 5 đến dưới 10 giờ bay, có tải trọng dành cho chở hàng, dùng cho các đường bay thẳng tới các thị trường tiềm năng lớn ở Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong tương lai) đồng thời kết hợp sử dụng mạng đừơng bay Đông Nam Á với đường bay trục nội địa. Vì thế sử dụng các sân bay thường này sẽ mang lại lợi ích cho hành khách vì những sân bay cũ thường được đặt gần trung tâm thành phố (các sân bay trục thường được xây dựng cách xa thành phố) tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho hành khách trong việc di chuyển sau chuyến bay.

    Điều này giúp làm giảm thời gian quay đầu máy bay bởi vì Vietnam Airlines không phải thực hiện việc phân loại hành lý của những hành khách kết thúc cuộc hành trình và những hành lý của hành khách chuyển tiếp các cuộc hành trình và chuyển hành lý đó cho hãng hàng không khác. Để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng không giá rẻ, Vietnam Airlines nên nghiên cứu tiến hành lập chiến lược biến Vassco trở thành công ty con hoạt động theo mô hình chi phi thấp hoạt động song song bên cạnh những chuyến bay truyền thống hiện tại của Vietnam Airlines. Việc nghiên cứu thành lập công ty con chuyên thực hiện các chuyến bay giá rẻ theo mô hình của các hãng hàng không lớn trên thế giới để thu hút nhiều hành khách có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu đi máy bay, hoặc thực hiện các chuyến bay giá rẻ trên các đường bay dưới 2 giờ trong khu vực, vì trong những chuyến bay ngắn này, hành khỏch thường khụng đũi hỏi khắt khe cỏc dịch vu đi kốmù.

    Nhóm giải pháp hỗ trợ

      Do đó Vietnam Airlines phải cung cấp các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhiều loại hành khách, từ những hành khách trả tiền vé cao nhưng được cung cấp các dịch vụ đặc biệt mà chúng ta thường gọi là ghế hạng nhất (First Class) đến những hành khách được chiết khấu giảm giá vé rất lớn. - Thị trường hàng hoá Hongkong: Để đạt mục tiêu kế hoạch, Vietnam Airlines cần thực hiện các biện pháp như: tiếp tục chọn lọc, củng cố mạng bán, giao chỉ tiêu cho các đại lý bán kém, thử thách thái độ hợp tác của các đại lý này để nghiên cứu khả năng duy trì hợp đồng với họ; Xây dựng cơ cấu kênh bán, bao gồm 5 đại lý trong đó có một đại lý tập trung bán hàng theo thương quyền 6 (transist) chủ yếu đi Úc; duy trì mức giá hiện tại đối với hàng thương quyền 4, xem xét việc giảm giá đối với hàng đi PhnomPenh (PNH) để dành nguồn hàng này. - Thị trường hàng hoá Đài Loan: Duy trì mức giá trên các chặng TPE- SGN, KHH-SGN để cạnh tranh các lô hàng lớn; điều chỉnh tăng giá phù hợp với các nguồn hàng đặc thù ổn định nhằm tăng doanh thu; Xem xét khả năng giao giá trực tiếp TPE-SGN, KHH-SGN cho một số công ty giao nhận có nhu cầu với mức giá cao hơn từ 3% - 5% so với giá net/net của các đại lý; thực hiện hiệu quả và đúng kế hoạch các chương trình quảng cáo, khuyến mãi nhằm khuyến khích các đại lý và các công ty giao nhận tăng cường bán cho Vietnam Airlines; Giữ nguyên mạng bán gồm 4 đại lý; Tuy nhiên cần xem xét việc thay thế các đại lý hoạt động kém hiệu quả.

      - Thị trường hàng hoá Côn Minh: tiếp tục tìm kiếm các nguồn hàng thương quyền 4, tuy không nhiều, hướng bán chính vẫn là đi Nhật, đi Đài Loan, Kualalumpur, Châu Âu; Duy trì tiếp tục tục các nguồn hàng có sẵn, đang được khai thác đi thành phố Hồ Chí Minh, Đài Bắc, tập trung các nguồn hàng nhỏ lẻ phù hợp nối chuyến đi Đài Bắc, PhnômPênh, Vien Chăn và các lô hàng đi Tây Âu; Nghiên cứu thu hút hàng vận chuyển phụ tùng xe máy từ Trùng Khánh;. Vietnam Airlines phải đầu tư nâng cấp các cơ sở của mình tại các sân bay như cần phải có quầy làm thủ tục riêng biệt đầu tư và các phòng cách ly, thực hiện các chương trình khách hàng thường xuyên và xây dựng nhãn hiệu, thực hiện các dịch vụ trong khi bay như giải trí, truyền thông đa phương tiện. • Chuyển từ chức năng quản lý bán tự động sang chức năng phân phối chủ động, thường xuyên nắm vững tình hình đặt chỗ/tải và có biện pháp đốc thúc phát động bán, phân bổ chỗ/ tải đến nơi có cơ hội có thêm khách hàng hoặc bán doanh thu cao, nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ tin học quản trị doanh thu (YMS);.

      Tại các cảng hàng không, Vietnam Airlines nên xây dựng các phòng chờ hết sức tiện lợi cho hành khách: từ việc bố trí các ghế ngồi chờ cho đến việc cung cấp thông tin đa dạng cho hành khách như thời gian máy bay hạ cất cánh, điều kiện khí tượng, quảng cáo, cho đến các thông tin khỏc. Hệ thống này được nối với các tổ chức có liên quan trong việc xác định giá trị của thẻ tín dụng, nhờ đó việc kinh doanh được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chính xác từ đó tạo điều kiện gia tăng doanh thu trong việc bán các sản phẩm miễn thuế cho Vietnam Airlines thông qua việc bán các sản phẩm trên máy bay trong thời gian chuyến bay. Hai là, tham gia liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật và bảo dưỡng máy bay: Liên minh cung ứng vật tư, khí tài, phương tiện kỹ thuật với các hãng hàng không sử dụng các loại máy bay và phương tiện kỹ thuật tương tự như Vietnam Airlines nhằm thiết lập kho vật tư, khí tài, động cơ dùng chung; hợp tác với các hãng hàng không có các loại máy bay như của Vietnam Airlines và về địa lý gần với các căn cứ khai thác của Vietnam Airlines trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ kỹ thuật máy bay theo hướng chuyên môn hoá các dịch vụ kỹ thuật cung ứng cho nhau nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất năng lực kỹ thuật của mỗi bên.

      Kieán nghò

      Lập công ty liên doanh với nước ngoài về sửa chữa, đại tu máy bay, động cơ tại Vietnam nhằm khai thác thế mạnh của đối tác về công nghệ, trình độ và kinh nghiệm nhằm rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật máy bay ở Việt nam.