MỤC LỤC
Cơ sở này được chúng minh thêm bằng di truyền phân tử và hiện nay có 42 loài và ở Mỹ rất nhiều giống ngô thụ phấn tự do ưu thế được trồng trước khi có các giống ngô ưu thế lai và chúng đã cung cấp nguồn gen để tạo giống ngô ưu thế lai hiện nay và hầu hết các khu vực trên thế giới. Sự xuất hiện phát sinh của ngô nếp bình thường như những thực vật khác trên trái đất như lúa nếp, kê và lúa miến là kết quả của chọn lọc nhân tạo với mục đích làm lương thực, đặc biệt với người dân Châu Á các giống cây ngũ cốc có nội nhũ sáp được tiêu dùng và sử dụng đặc thù. Năm 1990 mục tiêu chương trình tạo giống ngô nếp ưu thế lai và ngô có chất lượng protein của Argentina được bắt đầu và sau đó 1 vài dòng thuần được phát triển và thử khả năng phối hợp giữa các dòng tự phối tốt nhất và vụ ngô năm 2001/02 một số tổ hợp lai đơn được thử nghiệm.
Những thử nghiệm mới đã được thực hiện ở nhiều điểm đã nhận được những kết quả ngạc nhiên với những lai đơn mới trên cơ sở lựa chọn dòng bố mẹ tự phối thuần như trên đã cho năng suất cao, cải thiện tinh bột, chất lượng protein và thích nghi tốt. Mặc dù đã trải qua thời gian rất dài nhưng việc sản xuất ngô nếp thương mại vẫn gặp rất nhiều vấn đề: thiếu những dạng đối chứng cho những dạng ngô đặc biệt, tiềm năng năng suất của các giống ngô nếp lai nhìn chung là thấp hơn so với ngô tẻ, biến động tuỳ thuộc vào đất trồng, trung bình đạt từ 65-75% so với ngô tẻ thường. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn lọc chu kỳ từ tổ hợp lai giữa hai giống nếp tổng hợp nhập nội từ Philipin đã tạo ra giống nếp trắng ngắn ngày S2, năng suất trung bình 20-26 tạ/ha, được công nhận năm 1989.
Các tác giả Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn Cương - Viện Di Truyền Nông nghiệp, và Ngô Hữu Tình - Viện Nghiên cứu Ngô đã gây đột biến bằng tia gama, kết hợp với xử lý Diethylsulphat ở ngô nếp thu được một số dòng biến dị có các đặc tính nông học quý so với giống ban đầu (Nguyễn Hữu Đống và cs, 1997) [3]. Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần vượt qua một số trở ngại khách quan như diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, khí hậu khắc nghiệt và sâu bệnh ngày một nhiều hơn thì vấn đề cần giải quyết là từng bước chuyển một phần diện tích sang trồng các loại ngô rau, ngô quà (ngô nếp), ngô nổ với mục tiêu đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đa dạng các sản phẩm hàng hoá và nâng cao giá trị kinh tế của sản xuất ngô.
- Làm đất: đất được cày tơi xốp, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. + Theo dừi quỏ trỡnh sinh trưởng phỏt triển của cõy ngụ để cú biện phỏp xử lý kịp thời. + Tiến hành tỉa, dặm cây con để đảm bảo đúng mật độ và số lượng cây.
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên. + Động thái tăng trưởng chiều cao cây, 7 ngày đo một lần, đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất, đo 10 cây/ô thí nghiệm. + Số hạt/hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình, đếm 30 bắp/1 giống.
+ Bệnh khô vằn: Số cây bị bệnh/tổng số cây trong ô thí nghiệm, sau đó đánh giá bằng cách cho điểm từ 1-5. + Bệnh đốm lá(điểm): Đếm số cây bị bệnh/tổng số cây bị bệnh trong ô thí nghiệm.
Quỏ trỡnh theo dừi sẽ đỏnh giỏ được thời gian trỗ cờ, tung phấn, phun rõu và thời gian chín của các mức phân bón trên cơ sở đó ta biết được ở mức phân bón có làm thay đổi thời gian sinh trưởng của giống hay không?. Trong vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh - Phúc Yên, đầu vụ điều kiện thời tiết khá thuận lợi, nắng ấm, độ ẩm thích hợp nên thời gian từ gieo đến mọc của các giống ngô nếp rất nhanh và đồng đều, trên bảng 4.2 ta thấy các mức của các giống đều có thời gian mọc là 3 ngày. Ở thời kỳ đầu, từ khi gieo đến 3 - 4 lá thật cây con sử dụng chủ yếu chất dinh dưỡng từ nội nhũ hạt nên sinh dưỡng phát triển chậm, cây non dễ bị chết nếu hạt bị thối hoặc bị sâu bọ cắn.
Mức phân bón nào có thời gian chênh lệch càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng diễn ra nhanh và tập trung điều đó có ý nghĩa quyết định rất lớn tới các yếu tố cấu thành năng suất. Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sự sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng thời kỳ khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống nhưng cũng liên hệ chặt chẽ với điều kiện chăm sóc và điều kiện môi trường. Sau tuần thứ 5, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn so với cỏc tuần trước đú, đến giai đoạn xoắn nừn lại tăng lên cho đến khi trỗ cờ hoàn toàn là kết thúc giai đoạn tăng trưởng của ngô.
Lá ngô quyết định khả năng sử dụng ánh sáng và khả năng quang hợp đặc biệt là những cây ngô có kiểu kết cấu thân lá hợp lý, đồng thời ngô là cây C4 thích ứng với cường độ chiếu sáng mạnh nên trong quá trình canh tác phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để quần thể ruộng ngô luôn được quang hợp tốt. Đối với công tác chọn giống chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là hai chỉ tiêu đánh giá đặc trưng hình thái của giống, liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển và tính chống chịu. Đặc biệt liên quan đến tính chống đổ và khả năng chống chịu sâu bệnh, chuột bọ,… Bắp quá cao cây dễ đổ, còn bắp quá thấp gây khó khăn trong quá trình thụ phấn, bắp dễ bị chuột bọ hại.
Thời gian sinh trưởng của cây ngô có liên quan chặt chẽ đến số lá, do đó tính tổng số lá trên cây là căn cứ để xác định thời gian từ gieo đến chín, những giống có tổng số lá nhiều thì thời gian sinh trưởng càng dài. Các giống có lá xanh, bền được ưu tiên lựa chọn do chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chịu hạn, đồng thời hiệu suất quang hợp cao, tích lũy chất khô tốt, dẫn tới năng suất cao. Trong quá trình phát triển của cây ngô vào thời kỳ chín sữa số lá và kích thước lá không tăng lên điều đó có nghĩa là chỉ số diện tích lá bắt đầu giảm đến khi chín sinh lý.
Bệnh khô vằn phát triển trong điều kiện nóng ẩm, gây hại trong suốt quá trỡnh sinh trưởng, phỏt triển của cõy ngụ, song biểu hiện rừ và nặng hơn khi cõy ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi ngô chín. Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân, ở thời kỳ cây đang trong giai đoạn làm hạt gặp trận mưa to và gió vào cuối tháng 4 làm nhiều cây bị đổ, tại cỏc mức của cỏc giống nờn thể hiện rừ đặc tớnh này của từng giống. Các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện tiềm năng năng suất của các giống quyết định hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ bắp hữu hiệu … mỗi sự thay đổi đều ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng của các giống.
Chúng có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Điều kiện canh tác, ngoại cảnh và trên hết nó là kết quả trực tiếp của các chất dinh dưỡng, cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng giai đoạn. Số hạt/hàng chịu tác động của yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như: Điều kiện chăm sóc, khí hậu thời tiết…Vào thời kỳ thụ phấn nếu gặp điều kiện bất thuận, làm giảm khả năng thụ tinh thụ phấn dẫn tới giảm số hạt/hàng.