MỤC LỤC
Để tăng cường hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng, những người làm truyền thông không chỉ chuyển tải thông điệp thông qua những sản phẩm truyền thông đơn lẻ, rời rạc mà còn tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông với cấu trúc chặt chẽ và quy mô rộng lớn. Mô hình này không có điểm đầu và điểm cuối mà các yếu tố liên hoàn với nhau bao gồm: Nghiên cứu ban đầu về công chúng-nhóm đối tượng; Thiết kế thông điệp; Lựa chọn kênh truyền thông, chuẩn bị tài liệu; Thực hiện chiến dịch truyền thông và Nghiên cứu đánh giá phản hồi.
Nếu như phát thanh và truyền hình với lợi thế thông tin nhanh và sống động nhưng lại gặp khó khăn trong việc truyền tải những thông tin phức tạp thì báo in ngược lại, thông tin cú thể chậm hơn nhưng sõu sắc hơn, đem lại cỏi nhỡn rừ nột hơn cho độc giả về sự kiện, vấn đề họ quan tâm. BTV Lưu Đình Triều (Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Tuổi trẻ) cho biết: “Khi tôi tới Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi rất nhiều người dân ở đây nói rằng họ muốn mua báo Tuổi trẻ để đọc bài về chị Trâm nhưng không tìm được vì báo chưa về đến tận xã.” Bên cạnh đó, nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là nông dân và những người làm nghề buôn bán nhỏ chưa có thói quen đọc báo.
Vì báo in có những ưu thế, hạn chế riêng nên “để tối đa hoá cơ hội thành công, các chiến dịch truyền thông thường kết hợp sự nỗ lực của các phương tiện thông tin đại chúng với những kênh truyền thông cá nhân và cộng đồng khác.” [26, tr.2]. [19, tr.31] Việc đánh giá hiệu quả thực tế của các chiến dịch truyền thông là không đơn giản bởi vì nó chỉ là một phần tạo nên sự biến đổi về số lượng, chất lượng của các tiến trình, các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Chính sự tham gia một cách chủ định vào việc thông tin, tuyên truyền về các vấn đề xoay quanh dân số, kế hoạch hoá gia đình của các cơ quan báo chí đã góp phần không nhỏ vào thành công bước đầu của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, giúp cho người dân có những thay đổi trong nhận thức về vấn đề sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Từ lá thư của một bạn đọc, toà soạn Tuổi trẻ đã phát động thành một chiến dịch lớn với nhiều hoạt động thiết thực như: đăng tải các ý kiến của độc giả chia sẻ, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam- điôxin ”xoa dịu nỗi đau”; thông tin liên tục về hành trình đòi lại công lý của những nạn nân chất độc da cam đầu tiên sang Mỹ kiện các công ty hoá chất vì đã cung cấp cho quân đội Mỹ loại chất độc hoá học này.
Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hiện đại, khi mà công chúng ngày càng có nhu cầu thông tin một cách đầy đủ, liên tục theo dòng chảy thông tin của một sự kiện hoặc vấn đề thì vai trò của các cơ quan báo chí, trong đó có báo in trong việc tổ chức các chiến dịch truyền thông ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Chiến dịch truyền thông về sự kiện hai cuốn nhật ký của chiến tranh của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm tính bắt đầu từ khi giới thiệu và khởi đăng các trích đoạn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi (đầu tháng 6-2005) cho đến hết loạt bài về hành trình sang Mỹ cùng gia đình Thuỳ Trâm và tìm lại người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu của PV Uyên Ly (cuối tháng 10-2005). Gần như cùng lúc với việc trích đăng cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ “tung ra” bài phỏng vấn TS Vũ Minh Khương (Đại học Harvard, Mỹ) mang tên Cơ hội của Thánh Gióng về khát vọng tuổi trẻ, sự khát khao cống hiến, sự trăn trở về sức mạnh và tương lai của đất nước.
Nếu như Mãi mãi tuổi hai mươi là nhật ký của một anh tân binh trong đợt huấn luyện quân với cái nhìn trong trẻo và lãng mạn về cuộc sống, những cảm nhận tinh tế về vùng đất, con người mà anh đã đi qua thì Nhật ký Đặng Thùy Trâm lại có cái khốc liệt của chiến tranh, cái nội tâm giằng xé mãnh liệt của một người bác sỹ trong chiến trường. Theo kết quả khảo sát từ 237 phiếu thăm dò độc giả báo Tuổi trẻ về sự yêu thích đối với các hoạt động trong chiến dịch truyền thông này thì phong trào gây quỹ ủng hộ bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm đuợc quan tâm nhất với 158 phiếu, tiếp đến là diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta 100 phiếu, 93 người yêu thích các bài viết về hành trình sang Mỹ của PV Uyên Ly, 87 bạn đọc thích các trích đoạn hai cuốn nhật ký và đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ được 46 độc giả quan tâm. Còn PV Thu Hà cho biết: “Nếu để ý sẽ thấy các trích đoạn nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không được đăng theo trình tự ngày tháng mà tôi lựa chọn theo công việc và tâm trạng của chị.” Có thể nhận thấy rằng, 7 kỳ trích đăng, mỗi kỳ lại mang đến cho người đọc một trạng thái cảm xúc khác nhau, một hiểu biết khác nhau về tính cách, con người của liệt sỹ-bác sỹ Đặng Thùy Trâm.
Trên số báo ngày 23-7-2005, vài ngày sau khi Tuổi trẻ khởi đăng một số trích đoạn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, trong mục Sự kiện & Dư luận, độc giả Nguyễn Văn Sơn viết: “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau tiết kiệm, đóng góp mỗi người một chút thì sẽ đủ để xây dựng một bệnh viện tại nơi chị Trâm đã chiến đấu và hy sinh. Chị Vừ Kim Hoa (Nha Trang) gửi 214 tin nhắn ủng hộ cho biết “muốn đúng gúp vào quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thùy Trâm từ lâu nhưng chưa có cách nào tiện để gửi tiền, nên sau khi đọc báo thấy Tuổi trẻ tổ chức chương trình nhắn tin rất tiện dụng này thì chị thực hiện ngay.” [1, 9-9-2005, tr.5].
Sau khi chiến dịch truyền thông về nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm kết thúc (tháng 10-2005, sau loạt bài từ Mỹ của PV Uyên Ly), Tuổi trẻ vẫn tiếp tục duy trì một số bài viết và hoạt động của chiến dịch. Tuổi trẻ vẫn tiếp tục đăng tải tin, bài về các hoạt động của thanh niên học tập theo gương anh Thạc, chị Trâm, đặc biệt là phong trào Tiếp lửa truyền thống-Mãi mãi tuổi 20 ở các trường học, đơn vị, tổ chức Đoàn-hội trên cả nước. Bên cạnh đó, tin tức về việc dịch hai nhật ký sang các ngôn ngữ khác và phát hành ở nhiều nơi trên thế giới, chuyển thể hai cuốn nhật ký thành kịch, phim cũng được cập nhật thường xuyên.
Nhóm thứ hai tham gia diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta (hoạt động 2), nhóm thứ ba đóng góp xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm (hoạt động 3), nhóm thứ tư viết ước mơ lên bức tường Tuổi 20, tôi ước trong đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ (hoạt động 4) đều có tác động đến thông điệp của chiến dịch bởi chính những ý kiến, thái độ, hành động của họ đã góp phần thể hiện thông điệp của toà soạn, đồng thời tác động đến công chúng khác. Thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi thư hoan nghênh báo Tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí “đã đưa tin trang trọng và có nhiều hình thức cổ vũ mọi người học tập, noi gương hai liệt sỹ” [1, 6-8-2005, tr.1] Trong thư, Thủ tướng đã bày tỏ sự xúc động khi đọc nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm đồng thời bày tỏ niềm tin và kỳ vọng vào lớp trẻ của dân tộc. Cũng nhân dịp sự kiện cuốn nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm trở thành “hiện tượng” xuất bản, tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động cuộc vận động chính trị trong toàn thể Đoàn viên thanh niên Tiếp lửa truyền thống-Mãi mãi tuổi 20 trong các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức đoàn thể khắp cả nước.
Những kinh nghiệm này nên được tập hợp thành văn bản và cung cấp cho tất cả các PV, BTV của toà soạn cùng tham khảo để lần sau, nếu thực hiện một chiến dịch truyền thông khác, với những PV và BTV khác thì họ vẫn có thể vận dụng những kinh nghiệm từ các chiến dịch trước. “Mỗi nhà báo hoạt động “độc lập” nhưng không tách rời với mọi tổ chức của toà soạn..Do đó, thành công của nhà báo phụ thuộc nhiều vào việc xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong toà soạn; hiểu biết và nắm chắc định hướng tuyên truyền của cấp trên.” [10, tr.54-55] Vì thế, có thể coi mỗi PV, BTV là một bánh răng trong vòng quay lớn của cả chiến dịch. Ở chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm, sau khi cảm nhận được hiệu ứng yêu thích nhật ký chiến tranh trong độc giả thông qua những bức thư phản hồi về những trích đoạn nhật ký của hai liệt sỹ, Tuổi trẻ đã bắt đầu xây dựng kế hoạch truyền thông.