Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà

MỤC LỤC

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Hiện tại TCT Sông Đà có 9 phòng ban trực thuộc, có chức năng tham mưu, giúp việc hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc cụ thể là: Văn phòng Tổng công ty, Phòng kinh tế , phòng kế hoạch, Phòng đầu tư, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức đào tạo, Phòng thiết bị công nghệ, Phòng quản lý kỹ thuật, Ban thanh tra. * Văn phòng và các phòng ban (các ban) chuyên môn, nghiệp vụ của TCT: có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc. • Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:. - Phòng kế toán: là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong các lĩnh vực kế toán và hạch toán kinh doanh trong toàn Tổng công ty. +) Giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng công ty theo các quyết định về quản lý của nhà nước và của TCT. +) Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trong TCT. - Phòng kế hoạch: là phòng chức năng tham mưu giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực:. +) Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê +) Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp +) Công tác giao thầu của TCT. - Phòng đầu tư: là tham mưu giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong các lĩnh vực:. +) Lập và quản lý các dự án đầu tư phát triển. +) Quản lý công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. +) Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kinh tế và báo cáo các thống kê +) Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án liên doanh, liên kết trong ngoài nước. - Phòng quản lý kỹ thuật là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về các lĩnh vực:. +) Quản lý các giải pháp về tiến độ kỹ thuật +) Quản lý tiến bộ thi công các công trình. +) Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất +) Công tác bảo hộ lao động. - Phòng thiết bị công nghệ là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về các lĩnh vực:. +) Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu thiết bị, vật tư, phụ tùng +) Quản lý công tác lắp đặt thiết bị. +) Nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào sản xuất. +) Nghiên cứu, đề xuất tính năng, tác dụng, khả năng sử dụng của các xe máy thiết bị mới, hiện đại để TCT xem xét quyết định đầu tư cải tiến biện pháp quản lý phù hợp từng thời kỳ về công tác quản lý cơ giới và việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực cơ giới. - Văn phòng TCT là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về lĩnh vực chính là tham mưu tổng hợp và quản trị hành chính. - Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính - tín dụng trong toàn TCT theo đúng quy chế và điều lệ của TCT. +) Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TCT đạt hiệu quả cao nhất. +) Giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong việc chấp hành các quy định về tài chính tín dụng của nhà nước cũng như của TCT. +) Bảo đảm đầu tư đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của TCT. - Phòng tổ chức đào tạo là phòng chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các lĩnh vực:. +) Công tác tổ chức, công tác chuẩn bị về bộ máy, nhân sự +) Chế độ chính sách đối với người lao động. +) Chế độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. - Phòng kiểm toán: là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về lĩnh vực:. +) Các công tác hạch toán sản xuất kinh doanh nội bộ Các đơn vị thành viên.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Về cơ chế chính sách: Tổng công ty Sông Đà phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của luật pháp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, sự quản lý đó thể hiện trong từng giai đoạn kinh doanh, trong sự phân cấp quản lý giữa đơn vị chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, B chính, B phụ; giữa việc thiết kế kỹ thuật, bóc tách khối lượng, lập dự toán…Trong khi thi công, đơn vị sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của thị trường nên thường xuyên phải có sự đàm phán, thương lượng để điều chỉnh giá đầu ra, đầu vào trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Con người, với khả năng sáng tạo vô tận là nguồn lực duy nhất có thể suy nghĩ, tham gia vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi giai đoạn của hoạt động đầu tư, từ khâu lập dự án, thực hiện dự án đến khâu vận hành khai thác dự án.Con người cũng ảnh hưởng tới khả năng khai thác, vận hành các loại máy móc thiết bị, vận hành dây chuyền sản xuất…, ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng công trình, sản phẩm, do đó ảnh hưởng tới uy tín, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của tổng công ty

Ngoài ra TCT đã ban hành các quy chế về tuyển dụng, đào tạo, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc thu hút CBCNV. Đặc biệt vào năm 2004, TCT đã vinh dự được Chính phủ phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Bảng 2: Số lượng và trình độ của các cán bộ công nhân viên (CBCNV) TCT Sông Đà qua 5 năm ( 2001- 2005).
Bảng 2: Số lượng và trình độ của các cán bộ công nhân viên (CBCNV) TCT Sông Đà qua 5 năm ( 2001- 2005).

Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tổng công ty đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, về tài chính, về đầu tư, thiết bị, công nghệ tiên tiến… Tổng công ty xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong chiến lược quan trọng để xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tổng công ty kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TCT lần thứ VIII khẳng định: “ Xây dựng nguồn lực con người Sông Đà mạnh lên về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn”. Tổng công ty có hệ thống Tổ chức – Đào tạo từ Tổng công ty đến đơn vị thành viên, ngoài chức năng tham mưu, tổ chức các khoá, lớp đào.

Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà  giai đoạn 2001 -2005
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà giai đoạn 2001 -2005

Xác định đối tượng đào tạo

Tổng công ty thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các cấp lãnh đạo và đặc biệt là kỹ sư, cử nhân, nhân viên, bằng cách cử họ đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhưng đối với cấp lãnh đạo thì cử đi học các lớp lý luận chính trị cao cấp. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo khỏ rừ ràng nhưng cũn tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, số công trình mới được ký kết mà công ty tiến hành lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp với ng uồn nhân lực của tổng công ty.

Bảng 4: Tiêu chuẩn về thời gian giữ bậc
Bảng 4: Tiêu chuẩn về thời gian giữ bậc

Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo Công việc quản lý đào tạo do phòng tổ chức lao động của tổng công ty

Qua bảng trên ta thấy số lao động được đào tạo theo phương pháp này lại giảm qua các năm, do trong quá trình đào tạo thì người lao động không tiếp thu được kiến thức một cách hệ thống, dễ theo học những tật xấu của người kèm cặp. Đây là các phương pháp thuộc đào tạo trong công việc nó thể hiện được lợi ích kinh tế cao, thời gian đào tạo ngắn, không tốn kém cho cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo do đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho đào tạo.

Bảng 5: Các công tác hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn   nhân lực
Bảng 5: Các công tác hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Phương pháp đào tạo ở các trung tâm: Đây là hình thức TCT gửi lao động đến những trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp. Phương pháp này có ưu điểm là người lao động có thể tiếp thu được kiến thức một cách hệ thống, điều này làm cho chi phí đào tạo cao. Số lượng lao động được cử đi học tăng theo các năm làm cho số lượng công nhân kỹ thuật có bằng của tổng công ty đã được cải thiện. Đây là các phương pháp thuộc đào tạo trong công việc nó thể hiện được lợi ích kinh tế cao, thời gian đào tạo ngắn, không tốn kém cho cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo do đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho đào tạo. Người học có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng công việc. Nhược điểm: Do học tập bằng việc quan sát nên người học không được trang bị những kiến thức một cách hệ thống và học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. Vì vậy để khắc phục được những nhược điểm và phát triển những ưu điểm thì TCT đã chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi TCT phải biết sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, vì vậy nguồn nhân lực với khả năng sáng tạo vô tận là nguồn nhân lực duy nhất có thể khiến cho các nguồn nhân lực khác hoạt động và được xem là nhân tố cơ bản tạo động lực trong mọi doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, nắm bắt được tầm quan trọng này, trong những năm qua Sông Đà luôn quan tâm đầu tư để phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực không lớn, trung bình dưới 3% trong cơ cấu chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Trong những năm qua tốc độ tăng chi phí vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không liên tục được thể hiện trên bảng số liệu trên, qua các năm chi phí này lúc tăng, lúc giảm, nhưng khối lượng vốn tuyệt đối vẫn liên tục tăng, chứng tỏ TCT Sông Đà vẫn coi trọng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được rừ hạn chế của nguồn nhõn lực cả về số lượng và chất lượng, công tác tuyển dụng và đào tạo luôn được TCT Sông Đà quan tâm đúng mức. Hàng năm, TCT đều lập ra một hội đồng tuyển dụng lao động đủ điều kiện vào làm việc theo nhu cầu của TCT và các đơn vị thành viên. Bảng 7: Số lượng và trình độ của TCT Sông Đà qua 5 năm. cho nên nhu cầu lao động ngày càng tăng. Đặc biệt trong năm 2004 và 2005 thể hiện đây là năm bắt đầu khởi công nhiều công trình lớn như: công trình thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Tuyên Quang…Vì TCT hoạt động chủ yếu là lĩnh vực xây dựng nên trong tổng số lao động thì lực lượng công trình kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn vào khoảng 70-80%, nên khi tuyển lao động cần phải cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp để vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thi công tại công trình, vừa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, giám sát. Ngoài ra, TCT còn chú trọng nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động cũ và đào tạo lao động mới nhanh chóng thích nghi với công việc. Công tác đào tạo được thực hiện theo 2 hướng:. +) Hai là gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng…. Ngoài ra TCT còn thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá – xã hội, thể dục thể thao, văn nghệ được triển khai rất tích cực, làm nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV, đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo, tác phong công nghiệp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tạo được khí thế thi đua sôi nổi hăng say lao động nhằm nâng cao năng suất lao động đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Sở dĩ số lượng công nhân viên tăng nhanh và đạt một con số khổng lồ như hiện nay là do chủ trương mà tổng công ty đặt ra trong kế hoạch 5 năm là xây dựng tổng công ty Sông Đà thành tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, đa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm, lấy hiệu quả kinh doanh làm động lực phát triển một cách bền vững. Và kế hoạch số lượng lao động trong Tổng công ty ngày càng giảm đi nguyên nhân là do Tổng công ty đang trong quá trình hoàn thiện đề án thành lập Tập đoàn xây dựng Sông Đà, Tổng công ty đang thực hiện chính sách giảm nhân lực và đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao năng lực của người lao động trong Tổng công ty, mặc dù số lượng lao động ngày càng giảm nhưng khối lượng công việc CBCNV hoàn thành được vẫn là rất lớn.

Sơ đồ 2: Tình hình nhân lực giai đoạn 2001-2005
Sơ đồ 2: Tình hình nhân lực giai đoạn 2001-2005

Những mặt đã đạt được của TCT Sông Đà

- Công tác cơ khí lắp máy đã có sự phát triển nhanh chóng, đảm nhận được công tác lắp máy, gia công kết cấu thép và phi tiêu chuẩn, với khối lượng đã thực hiện được 4100 tấn tại các công trình thuỷ điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Cần Đơn, Nậm Mu, Sê San 3, Tuyên Quang. Máy móc thiết bị của TCT được đổi mới cả về chất lượng và thế hệ, có công nghệ tiên tiến, độ bền cao, phù hợp với điều kiện vận hành, khí hậu Việt Nam và rất phong phú về chủng loại, nguồn gốc, kích cỡ…Hầu hết thiết bị mới được đầu tư đều đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật thi công trong tất cả các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng như: xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, khai thác vật liệu xây dựng, đặc biệt là kỹ thuật thi công các công trình xây dựng ngầm.

Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

- Công tác hạch toán kinh doanh còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phân tớch rừ kết quả sản xuất kinh doanh để tỡm ra biện phỏp khắc phục; giỏ trị cụng nợ, dở dang hàng tháng của TCT lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh có mảng còn yếu. Trước thềm Đại hội Đảng bộ TCT Sông Đà lần thứ IX - nhiệm kỳ 2005 – 2010, với dự thảo phương hướng: “ Xây dựng và phát triển TCT trở thành một tổng công ty kinh tế đa sở hữu với đội ngũ cán bộ và công nhân có tinh thần chuyên nghiệp cao, có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý tiên tiến, có sức cạnh tranh lớn và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Bảng 11 : Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Bảng 11 : Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Phương hướng chung về đào tạo và phát triển nhân sự

- Trong thời gian tới do yêu cầu của sự phát triển, Tổng công ty sẽ cần phải sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng thông tin nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị trong Tổng công ty đồng thời cũng là để phục vụ cho mảng kỹ thuật của Tổng công ty. - Phòng quản trị nhân sự cũng cần phải đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp, chi phí ngày càng tăng của quản trị nhân sự trong các công tác: Trả công, khuyến khích, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự…Do đó để có thể giúp cho các nhà quản trị gia có các quyết định về phương hướng hoạt động mới có hiệu quả, phòng quản trị nhân sự cần được biết về những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn mới nhất trong lĩnh vực quản trị nhân sự, việc mời các chuyên gia phải làm cố vấn cho Tổng công ty trong các vấn đề xây dựng hệ thống thang, bảng lương tổng quát, thiết lập hệ thống kích thích trong Tổng công ty, quy hoạch đào tạo công nhân, cải tổ lại cơ cấu tổ chức, hoặc tham gia vào tuyển chọn nhân viên…Sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu của Tổng công ty trong thời gian tới.

Những phương pháp chung về đào tạo trong trước mắt

Công tác đào tạo và phát triển nhân sự sẽ đặc biệt được Tổng công ty quan tâm và thực hiện ở hiện tại cũng như tương lai với việc đào tạo cán bộ công nhân viên, Tổng công ty sẽ cố gắng áp dụng những biện pháp với những phương tiện kỹ thuật trong điều kiện có thể nhằm phục vụ tốt cho công việc đào tạo phát triển nhân sự ở Tổng công ty. Trên đây là một số phương hướng chủ yếu của Tổng công ty trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân sự, hy vọng rằng Tổng công ty sẽ thực hiện thành công những định hướng trên và với sự thành công đó sẽ cơ bản nâng cao được chất lượng của công tác đào tạo và phát triển nhân sự của Tổng công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới.

Giải pháp chung

+ Nếu Tổng công ty có kế hoạch tuyển thêm lao động bên ngoài thì cần nghiên cứu kỹ thị trường lao động và các biện pháp có thể tuyển được nhân viên mới với các phẩm chất như mong muốn đồng thời đưa ra các kế hoạch đào tạo để cho những nhân viên mới theo kịp được với kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty đã đề ra. Chất lượng đào tạo là một vấn đề Tổng công ty phải đặc biệt quan tâm, tránh tình trạng đào tạo kiểu hình thức chạy theo số lượng mà chất lượng thì lại rất kém, Tổng công ty phải có những chương trình cụ thể được tiêu chuẩn hoá từ thấp đến cao cho từng chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đánh giá được mức điều chỉnh kịp thời khi có những cá nhân chưa đạt yêu cầu của quá trình đào tạo.

Giải pháp cụ thể

- Chú ý đến thông tin phản hồi: Trong qua trình đào tạo người giảng viên cần phải cố gắng lắng nghe những ý kiến đóng góp và những thông tin phản hồi từ phía học viên để biết được phương pháp giảng dạy của mình có chỗ nào chưa được nhằm mục đích ngày càng hoàn thiện hơn nữa phương pháp giảng dạy của mình. Đối với dội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh , Tổng công ty chỉ nên chú trọng hình thức tuyển dụng hợp đồng dài hạn để công nhân yên tâm làm việc, còn hình thức hợp đồng ngắn hạn chỉ nên áp dụng những trường hợp thực sự cần thiết.

Kiến nghị với TCT

Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng đến tạo điều kiện cho TCT phát huy được sức mạnh của mình bằng cách giúp cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của TCT được phát triển và nâng cao vị thế của mình. Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư các dự án được triển khai nhanh chóng, tạo điều kiện thuận thời để TCT có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách kịp thời.