MỤC LỤC
Những danh nhân lịch sử, những truyền thuyết, sự tích được tái hiện lại trong hàng loạt các tác phẩm như: Một buổi đi xem đền Lý Bát Đế (Phạm Văn Thư), Bài ký chơi Cổ Loa (Tùng Vân), Mười ngày ở Huế (Phạm Quỳnh), Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh (Nguyễn Đức Tánh), Thăm lăng Sĩ Vương, Nam du đến Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Thuật). Đặt chân lên mảnh đất Ninh Bình, tác giả đã có ngay những cảm tưởng, suy nghĩ về lịch sử, về truyền thống cha ông: “Ấy cuộc đi chơi này chúng ta đối về phương diện lịch sử thì ai là chẳng cảm tưởng đến sự nghiệp vua Đinh, vua Lê; mà đối về phương diện cổ tích thì chúng ta hãy còn trông thấy có cổ miếu, có sơn lăng, ai là chẳng nức lòng kính ngưỡng” [30,130]. Theo chân tác giả Đặng Xuân Viện, người đọc có thể tham gia vào cuộc Định Hóa châu du ký, để thấy được vẻ đẹp của những danh thắng như sông Hương, cửa Hàn, Ngũ Hành sơn: “Sông Hương là một cảnh danh thắng trong hai mươi cảnh ở kinh thành, đã từng liệt vào đồ họa và phẩm đề từ thuở tiền triều, gọi là “Hương giang vãn phiếm”.
Nếu như cảnh Ngũ Hành sơn hùng vĩ, uy nghi thì tới với cảnh Bà nà, trong Bà nà du ký của nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa, độc giả có thể đứng trên đỉnh núi cao, mà phóng tầm mắt bao quát cả một khung cảnh nên thơ: “Phong cảnh thì tứ bề non cao chồng chất, chớn chở như thành lũy pháo đài, dưới thì làng mọi ruộng nương lúa bắp xanh tốt như chàm…trông ra cửa biển mênh mông bát ngát, ngó xuống bình nguyên giang sơn gấm vóc, phô bày giữa quảng trời Nam”[30,64].
Một vấn đề xã hội khác cũng được các tác giả quan tâm, đó là sự di dân của một bộ phận dân cư người An Nam sang Ai Lao: “Người Nam ta ở Vientiannei có tới năm sáu nghìn người, Nam Kỳ có, Trung Kỳ có, Bắc Kỳ có, nam phụ lão ấu, sĩ nông công cổ, đủ các hạng, thật là hoàn toàn một cái xã hội Việt Nam di cư sang đất Lào. Trong ngày hội ấy Khải Định với vai trò là người chủ lễ, khi được ông chủ Hội đem quyển “Kim Thư” ra xin chữ ký, trong khi ai cũng chờ đợi đức Hoàng thượng nghĩ một bài thơ Nôm hay thơ chữ, Đường luật hay tứ tuyệt gì thì mười năm phút trôi qua, ngài chỉ viết một câu chữ Hán rằng: “năm ấy, tháng ấy, Đức Hoàng đế Việt Nam đến ngự nhà Hội” trước sự thất vọng của mọi người. Hay nữa là hình ảnh quan Phủ Bảy của tỉnh Long Xuyên trong bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ, qua lời kể của tác Phạm Quỳnh ông hiện lên là người trọng sự bình đẳng tự do, tình thân ái đôn hậu; là một nhà quan lại nhưng không có cái thiên kiến của bọn quan lại.
Khi đi thăm các bạn đồng nghiệp, tức là anh em làm báo ở Sài Gòn, Phạm Quỳnh đã có những giãi bày thật chân thành với họ: “… Huống bọn mình lại cựng theo đuổi một nghề, tức là cỏi nghề khua chuụng gừ mừ trong quốc dõn, đem những lời hay lẽ phải mà bàn bạc với bạn đồng bào, mong gây lấy một mối tư tưởng cảm tình chung, mưu cho nước nhà sau này được cường mạnh vẻ vang, có ngày được mở mặt mở mày với thế giới, thì cái mục đích cao sa ấy lại không đủ khiến cho ta đồng tăm hiệp lực mà cùng nhau đạt tới ru?” [30, 165].
Cho nên nó khá tự do về mặt thể loại, cho phép tác giả bên cạnh việc kể lại những điều mắt thấy tai nghe, còn có thể dừng lại suy tư, luận bàn bằng những ý thơ, những khúc hát, những bài ca dao… mà không hề ảnh hưởng tới nội dung, tư tưởng câu chuyện đang kể. Hay trong bài ký Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh [30,508], nhà du ký Nguyễn Đức Tánh cũng đều ghi chính xác mỗi ngày tháng mà thầy trò ông tham gia “cuộc du lịch học khóa”: “Ngày 23 tháng Hai năm 1928, quan Đốc trường Cao đẳng Tiểu học Vịnh đưa học trò lớp đệ tứ niên đi chơi ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh… Ngày thứ năm 8 tháng 3 năm 1928, quan Đốc trường Cao đẳng Tiểu học Vịnh đưa học trò lớp đệ tứ niên đi du lịch các nơi cổ tích ở hạt Nam Đàn (Nghệ An)… Ngày thứ năm mồng năm tháng tư tây năm 1928…”. Theo chân tác giả Nguyễn Bá Trác đến với Hạn mạn du ký, ta có thể đến những địa danh, những đất nước như: Thành Bangkok (Siam), Hương Cảng, Tứ Xuyên, Bắc Kinh, Thượng Hải, Nhật Bản… Hay cùng du lịch với thầy trò Nguyễn Đức Tánh trong Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh, người đọc cũng sẽ lần lượt được tới thăm các nơi như: Nam Đàn, Lam Thành, Hoành Sơn, Phủ Diễn, Cửa Lò….
Đó là không gian hội hát quan họ trong Cuộc đi chơi năm tầng núi của tác giả Tùng Vân; là không gian văn hóa của người Ai Lao trong Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến; là không gian sinh hoạt của người Thổ, người Mán trong Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang của tác giả Nguyễn Văn Bân….
Các bài du ký không chỉ dừng lại ở việc thuật việc, thuật người, không chỉ là việc giới thiệu các mốc thời gian, các nơi chốn, địa danh… mà trong đó các tác giả đã khéo léo trích dẫn những dữ liệu về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán. Như tác giả Tùng Vân trong Cuộc đi chơi năm tầng núi, khi dừng chân ở mỗi tầng núi, ngoài việc giới thiệu về vị trí, phong cảnh, nhà văn luôn dừng lại kể về những những nét văn hóa đặc trưng, hay những câu chuyện lịch sử, những sự tích, có liên quan tới nơi ấy. Đó là những tâm sự rất chân thành về chính một quãng đời của nhà văn: “ Ký giả tuổi ấu thơ, gặp ngay buổi loạn ly… Ký giả bấy giờ tuổi mới lên năm lên sáu lên bảy, thân mẫu với một người thứ mẫu thường phải ẵm, phải dắt ở trên tay, khi chạy đêm chạy ngày, khi ở đây ở đó, khi chui vào bụi rậm, khi lội qua đồng sâu, khi lẽo đẽo ở dọc đường, khi xông pha trên bãi cát…” [30,402-403].
Tác giả Phạm Quỳnh, trong Pháp du hành trình nhật ký, khi đang chu du ở Paris xa xôi, cũng đã nhớ về gia đình, về các con: “Nhân vào khu bán các đồ chơi trẻ con, mua mấy thằng phệnh, con thú và cái xe, để gửi về lũ trẻ ở nhà cho kịp tết tháng Tám… nghĩ tới chúng nó lại càng thêm nhớ; nhưng mình nhớ nhà có lẽ nhà lại nhớ mình hơn…” [31,551].
Đọc du ký, ngoài việc thưởng thức những cái hay, cái đẹp của cảnh vật non sông, của lịch sử văn hóa, mà đôi khi độc giả còn được hiểu hơn về con người nhà văn với những tâm tư, tình cảm chân thành nhất mà họ bộc lộ trong tác phẩm. Hay như tác giả Tùng Vân trong Cuộc đi chơi năm tầng núi cũng đã có trăn trở rất chân thành về nhân sinh, về con người trong cuộc đời muốn sẻ chia với bạn đọc: “Ký giả nhân nhớ đến câu: “Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Trong cuộc đời cái vinh, cái nhục, cái tròn, cái khuyết, cái khen, cái chê, cái thua, cái được, cái ông, cái thằng, khác nào như người trong chớp bóng, sự trong chiêm bao, kiếp người lúc ấy nghĩ mà buồn tênh, tức mình mà bảo rằng xin chớ làm người nữa… Ôi!.
Chuyến này đi Tây tôi cũng có cái sở đắc, nhưng không phải sở đắc như thế, sở đắc được một điều: là được sáng mắt thêm ra, biết cái chân tình thế trong thiên hạ, biết cái chân giá trị của người ta, biết cái gì là cao, cái gì là sang, cái gì là trọng, cái gì là quý… chứ không phải là sở đắc cái hư vinh gì để huyễn diệu bà con” [29,362-363] (Thuật chuyện du lịch ở Paris).
Chẳng hạn như trong Trẩy chùa Hương, Phạm Quỳnh viết: “Là Trời, là Phật, là Thánh, là Thần, tuy danh hiệu có khác nhau, tùy tập tục của mỗi xứ, mà tính cách đâu cũng một, tức là một Đấng Đại từ Đại bi, cứu khổ cứu nạn, để những khi chán chê cuộc thế, tê tái nỗi lòng, có chỗ mà quy y cho an ổn, có nơi mà than khóc cho hả lòng. Hay một đoạn văn khác trong bài du ký Cuộc thưởng ca ở làng Hữu Thanh Oai, của tác giả Nguyễn Mạnh Hồng: “Thế nhưng mà, giữa lúc đêm thanh, cảnh tĩnh, ra đứng ngoài mũi thuyền mà trông lên vầng trăng len lỏi đám mây bay, nhìn xuống mặt nước nhấp nhô làn sóng gợn, và lắng tai nghe cái giọng những người điền phu, đã phụ hát đó, khi thì véo von như tiếng chim hót, khi thì ti tỉ như tiếng dế kêu; thôi thế cũng là thắng cảnh, lương thần, mà cũng tạm cho là thưởng tâm, lạc sự vậy” [31, 144]. Phạm Quỳnh cũng đã có những lúc viết những câu văn như thế: “Hết chuyện xa đến chuyện gần, hết việc nước đến nỗi lòng, khi thông, khi nối, khi nói, khi ngừng, có lúc giờ lâu mới cất tiếng mà tưởng lại càng lẳng lặng lại càng thấu hiểu mối tâm tình” [30,214].
Nói về ngôn ngữ du ký trên Nam Phong tạp chí, Nhà xuất bản trẻ cho rằng: “Vẫn có những câu văn biền ngẫu, đăng đối, nặng từ Hán Việt, những bài ngâm vịnh theo lối cổ, những trang viết tương tự như địa chí, địa bạ bên cạnh những ghi chép sinh động hấp dẫn, đôi khi pha chút hóm hỉnh và chêm cả những câu tiếng Pháp, rất gần gũi với cách hành văn của những nhà Pháp văn.