MỤC LỤC
Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên sự phân tích nhu cầu đào tạo của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện các công việc và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động. Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương pháp đào tạo, bao gồm các chi phí cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; chi phí dành cho việc biên soạn, in ấn tài liệu; chi phí quản lý; chi phí giảng viên; chi phí cho học viên (nếu có).
Các công ty tốn kém rất nhiều cho công việc đào tạo nhân viên, đặc biệt là đội ngũ quản lý sơ cấp và trung cấp, nhưng không tập trung đào tạo kỹ năng chuyên môn mà qua các khoá học này, thông tin được chuyền tải đến nhân viên rất cô đọng, hình thành kiến thức qua các trao đổi thảo luận tại lớp, rồi từng người nghiền ngẫm để trở thành khả năng làm việc của họ. Toàn thể ban lãnh đạo của Ngân hàng đều thống nhất quan điểm: “Không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên hang, bất kể vị trí và chức vụ của họ thế nào, đẻ học có khả năng trợ giúp tốt nhất cho khách hàng…Tổ chức các khoá đào tạo đa dạng về dịch vụ khách hàng và khuyến khích nhân viên tham gia.
Trong những năm tới đây, khi các ngân hàng nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, tiềm lực họ lớn, các sản phẩm mới nhiều hơn, tiện ích hơn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Qua qua việc tìm hiều trên, tôi đã hiều thêm một số vẫn đề cơ bản liên quan đến đào tạo, lấy đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo tại Chi nhánh Từ Liêm trong chương tiếp theo (chương 2).
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam; Tổng hợp, theo dừi cỏc chỉ tiờu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh địa bàn; Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam; Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD bao gồm: Thu, chi tiền mặt, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thanh toán thẻ; nhận uỷ thác cho vay của tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. Về Ban lãnh đạo Chi nhánh: Ban lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo trong tổ chức, điều đó thể hiện ở Chi phí hàng năm dành cho đào tạo của Chi nhánh (có dẫn chứng phần sau); chương trình học tại Chi nhánh chủ yếu dập khuôn, máy móc theo các chương trình TTĐT đề ra, tiến hành theo hình thức, không có nhiều các chính sách khuyến khích đào tạo tại Chi nhánh; việc cử cán bộ nhân viên đi học nhiều khi chỉ để đủ số lượng….
Nhiều chương trình đào tạo phải thực hiện gấp gắp do nhu cầu cấp bách để phục vụ hoạt động kinh doanh, đào tạo một cách nóng vội như vậy khó tránh khỏi những sai lầm như: nội dung chương trình chưa chuẩn bị kỹ, thời gian giảng dạy ngắn trong khi kiến thức vẫn phải đáp ứng yêu cầu…Bên cạnh những chương trình đào tạo nóng vội thì lại có những chương trình đào tạo khi chưa cần thiết, lâu ngày kiến thức bị mai một gây ra tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Chi đào tạo trong nước gồm: Tiền thuê hội trường học; Chi phí giảng viên mời, bồi dưỡng đối với giảng viên kiêm chức; Tiền giáo trình, tiền tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo); Tiền văn phòng phẩm phục vụ như bút dạ, loa đài, đèn chiếu…; Tiền nước uống cho giảng viên và học sinh; Tiền tham quan, khảo sát thực tế cho khoá học (nếu có); Tiền nhà ở cho học viên; Tiền quà tặng (nếu có);. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 Chi nhánh hoàn thành tất cả các giai đoạn của hệ thống IPCAS, năm 2008 Chi nhánh đã mở thêm một số lớp học nhằm nâng cao trình độ của các bộ nhân viên với nhiều chuyên ngành nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như lớp năng cao tín dụng, lớp nâng cao kế toán, lớp nguồn vốn…Bên cạnh đó, Trung tâm đào tạo cũng mở nhiều hội thảo chuyên đề, hội nghị…dành cho cán bộ lãnh đạo Chi nhánh.
Thêm vào đó, chi phí đào tạo bình quân cho một người/lớp cũng giảm, điều đó cho thấy công tác đào tạo tại Chi nhánh chưa thật sự được Ban lãnh đạo coi trọng, nguyên nhân sâu xa là do nhận thức của Ban lãnh đạo Chi nhánh về tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh chưa đầy đủ để có sự đầu tư đúng đắn cho đào tạo.
Trong quyết định 596/QĐ/NHNo-TCCB có quy định “Đối với các khoá học tập trung trong nước bao gồm: Học nâng cao (thạc sĩ, tiến sĩ), học tại chức, chuyên tu, từ xa…Sau khi kết thúc khoá học đạt kết quả từ khá trở lên sẽ được đơn vị cử đi học cho thanh toán 50% các khoản chi phí học tập … Trường hợp cán bộ chỉ đạt kết quả trung bình thì đơn vị cử cán bộ đi chọ chỉ thanh toán 30% các khoản chi phí học tập”. Những cán bộ nhân viên đi học nâng cao sẽ là nguồn lực rất tốt cho ngân hàng sau này. Họ được cử đi học nhưng chỉ được thanh toán tối đa là 50% chi phí cho việc học, trong khi những chi phí cho các khoá học. nâng cao là rất đắt, điều đó không khuyến khích được cán bộ nhân viên đi học. Thêm vào đó, với những cán bộ nhân viên tự liên hệ học tập thì phải tự túc kinh phí học, điều đó làm giảm tinh thần tự học của người lao động. Toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh chưa có nhận thức đầy đủ và cần thiết về vai trò của đào tạo và nâng cao chất lượng NNL trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. )…đã phân tích ở các phần trên. - Đánh giá công tác đào tạo NNL của Chi nhánh: thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo NNL tại Chi nhánh Từ Liêm bao gồm (5 nhân tố): kế hoạch đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam, nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo trong tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam và cán bộ nhân viên trong Chi nhánh Từ Liêm, đặc điểm ngành kinh doanh, đặc điểm cạnh trang của các ngân hàng hiện nay, đặc điểm lao động của Chi nhánh.
Như đã phân tích ở chương 2, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong công tác đào tạo ở Chi nhánh là do NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đào tạo trong tổ chức, chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng công tác đào tạo và pháp triển NNL cần xây dựng những giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong Chi nhánh. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết ở chương 1, dựa vào việc phân tích thực trạng ở chương 2, dựa trên những quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực của NHNo&PTNT Việt Nam và của Chi nhánh Từ Liêm, tôi đưa ra 3 giải pháp pháp chính: một là, nâng cao nhận thức về vai trò đào tạo nguồn nhân lực trong NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và từng cán bộ nhân viên nói riêng; hai là đào tạo dựa trên nhu cầu, đào tạo phải gắn liền với phân công lao động và đề bặt; ba là, hoàn thiện các bước trong quá trình xây dựng một đào tạo.
TÀI LIỆU SỬ DỤNG