MỤC LỤC
Bên cạnh đó, những thông tin hiện tại trình bày trên Báo cáo tài chính chưa thực sự hữu ích để giúp cho các nhà đầu tư, chính phủ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dự báo tương lai. Từ đó rút ra những bài học và giải pháp cho Việt Nam trong việc nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, của nhà đầu đầu tư, đặc biệt là đối với việc quản lý và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của chính phủ.
Mục tiờu của đề tài là làm rừ vấn đề thụng tin kế toỏn trong cỏc Bỏo cỏo tài chính đã không được các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ Mỹ sử dụng một cách có hiệu quả để ra các quyết định kinh tế. Thông tin kế toán chưa đủ sức mạnh để các nhà nghiên cứu kinh tế như Paul Krugman… thuyết phục chính phủ và công chúng về những dự báo nền kinh tế.
Kết quả của kế toán được trình bày tốt nhất bởi mô hình thông tin, và được trình bày trên các Báo cáo tài chính, với những ghi chú giải trình của quá trình lập Báo cáo tài chính và những thông tin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán, theo nghĩa kiểm toán viên đã phán xét độc lập để chứng nhận sự việc những báo cáo này trình bày trung thực với tình hình và kết quả của doanh nghiệp và phù hợp với nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung. Các thông tin kế toán tài chính cần thiết bao gồm các nguồn lực trực tiếp tạo ra dòng tiền, các nghĩa vụ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trực tiếp tạo ra dòng tiền, sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra tiền, khả năng các dòng tiền ra để phân phối cổ tức, khả năng thanh toán của doanh nghiệp… Hay nói các khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài từ đó nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng thông tin về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn.
Doanh thu (Revenues): Dòng vào hay các hình thức nâng cao giá trị khác của tài sản hoặc việc thanh toán các khoản phải trả của doanh nghiệp (hoặc kết hợp cả hai) trong một kỳ kế toán xuất phát từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện các công việc khác tạo thành hoạt động chủ yếu và thường xuyên của doanh nghiệp. Không thể hiện đầy đủ các nguồn lực của doanh nghiệp: Do đặc trưng của Bảng cân đối kế toán là chỉ phản ánh các yếu tố được tiền tệ hoá, cho nên nó thường bỏ qua, không đo lường hết các yếu tố quan trọng khác cấu thành nên nguồn lực của doanh nghiệp như trình độ, năng lực, kinh nghiệm, uy tín… của lực lượng lao động nhưng những yếu tố này là yếu tố quyết định cho khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lý ngoài vốn, những chứng từ phải trả hay các khoản nợ dài hạn, các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cũng như những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đông và trách nhiệm pháp lí dài hạn. Mặc dù có nhiều cách khác nhau trong việc thể hiện thông tin kế toán tài chính, tuy nhiên những Báo cáo tài chính cho mục đích chung thường trình bày những thông tin kế toán tài chính phù hợp với những quyết định về đầu tư đối với nhà đầu tư, và tín dụng đối với những người cho vay.
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, vấn đề được nhiều người đặt ra là: Thực tế hiện nay, thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin như doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư, các giới nghiên cứu kinh tế, công chúng…chưa hữu ích và thuyết phục để những đối tượng này có thể dự báo được tương lai cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Phải chăng thông tin kế toán chưa thật sự là công cụ để chính phủ thực hiện tốt chức năng quản lý, kiểm soát và dự báo vĩ mô nền kinh tế, cũng như thông tin kế toán chưa thực sự là tư liệu đầy đủ và thuyết phục giúp các nhà kinh tế có thể sử dụng để nghiên cứu và phân tích, từ đó tham mưu cho chính phủ về những vấn đề đang xảy ra trong mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung?.
Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nước Mỹ mới nhìn nhận một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa thông tin kế toán tài chính và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Để tìm hiểu một cách sâu rộng nguyên nhân và thực trạng khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ, đề tài sẽ phân tích các đại diện cho sự sụp đổ và khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ năm 2008 là ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Holding Inc và hai vụ lừa đảo tài chính nổi tiếng của quỹ đầu tư Bennard Madoff và ngân hàng Stanford International Bank để chứng minh thông tin kế toán của các tập đoàn kinh tế này chưa thật sự hữu ích cho mục đích ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin là doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư…Đồng thời, chính bản thân các tập đoàn tài chính này cũng xem nhẹ vai trò thông tin kế toán trong kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh, chính phủ Mỹ không sử dụng thông tin kế toán để kiểm soát và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và những nhà đầu tư cũng không sử dụng thông tin kế toán như một công cụ trợ giúp đắc lực cho các quyết định đầu tư.
Nếu chỉ phân tích những thông tin kế toán trên Báo cáo thu nhập thì người sử dụng thông tin kế toán chỉ biết được thu nhập của Lehman Brothers hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, họ chưa có đầy đủ thông tin để biết được bản chất thật sự của những hoạt động kinh doanh đó là gì và rủi ro gì đang tiềm ẩn từ những hoạt động này bởi vì chỉ tiêu lợi nhuận chưa phải là chỉ tiêu duy nhất để phản ánh sức khỏe và triển vọng phát triển của một doanh nghiệp. Tài sản của Lehman Brothers tập trung chủ yếu ở các tài sản là công cụ tài chính và các tài sản ngắn hạn khác (Financial instruments and other inventory positions owed) khoản 226,596 tỷ USD chiếm 45% tổng giá trị tài sản, các loại chứng khoán cầm cố (Securuties received as collateral) khoảng 6,099 tỷ USD, các hợp đồng cho vay liên quan đến nghiệp vụ Repo chứng khoán (Collateral agrements) khoảng 219, 507 tỷ USD chiếm tỷ trọng 43% giá trị tài sản.
Cùng trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ năm 2008, tiếp theo sự sụp đổ lịch sử của hàng loạt các ngân hàng và các định chế tài chính lớn rung chuyển nền tài chính toàn cầu là các vụ lừa đảo tài chính nghiêm trọng cũng xuất phát từ nước Mỹ, điển hình là hai vụ lừa đảo tài chính của nhà tỷ phú Benard Madoff và Allen Stanford. Hoặc nếu như không có bản in báo cáo thường niên thì nhà đầu tư có thể tìm trên trang web của các công ty đó tất cả các báo cáo tài chính cho phép nhà đầu tư hiểu về công ty đó một cách sâu sắc mà không phải tìm kiếm qua hàng trăm trang trên mỗi trang web mới thấy được các thông tin họ cần.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế tại Tổng cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh thì riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có văn bản số 5943/UB-TM (Phụ lục 1) về việc nộp Báo cáo tài chính hằng năm của Doanh nghiệp chấp thuận cho Cục Thống kê làm đầu mối giúp các cơ quan tiếp nhận Báo cáo tài chính hằng năm của các doanh nghiệp sau đó chuyển giao báo cáo tài chính hoặc dữ liệu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến các cơ quan được nhận theo chế độ quy định như Sở Tài chính, Cục thuế, văn phòng hội đồng Uỷ ban…Như vậy dữ liệu về Báo cáo tài chính sẽ được quản lý và xử lý tập trung tại Cục Thống kê thành phố, sau đó sẽ cung cấp dữ liệu kế toán cho các cơ quan khác có thẩm quyền tiếp nhận thông tin kế toán của nền kinh tế. Để vấn đề dự báo tăng trưởng hay khủng hoảng kinh tế thật sự hữu ích và là kênh thông tin quan trọng và chính xác phản ánh thực trạng nền kinh tế quốc gia để tham mưu cho chính phủ trong việc ra các quyết định kinh tế đúng đắn kịp thời, bên cạnh những chỉ tiêu vẫn đang sử dụng để dự báo kinh tế thì thông tin kế toán của toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ là thông tin hữu ích giúp chính phủ có một cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh tế quốc gia để từ đó có những động thái tác động phù hợp.