MỤC LỤC
- Phân đoạn 5 (gen NP) kích thước khoảng 1556 bp, mã hóa tổng hợp nucleoprotein (NP) - thành phần của phức hệ phiên mã, chịu trách nhiệm vận chuyển RNA giữa nhân và bào tương tế bào chủ. được tạo ra bởi những khung đọc mở khác nhau của cùng một phân đoạn RNA), cùng với HA và NA có khoảng 3000 phân tử MP trên bề mặt capsid của virus cúm A, có mối quan hệ tương tác bề mặt với hemagglutinin. - Phân đoạn 8 (gen NS), là gen mã hóa protein không cấu trúc, có độ dài ổn định nhất trong hệ gen của virus cúm A, kích thước khoảng 890 bp, mã hóa tổng hợp hai protein là NS1 và NS2 (còn gọi là NEP, nuclear export protein), có vai trò bảo vệ hệ gen của virus nếu thiếu chúng virus sinh ra sẽ bị thiểu năng.
Protein M2 là chuỗi polypeptide bé, có khối lượng phân tử theo tính toán là 11000Dalton, là protein chuyển màng - kênh ion (ion channel) cần thiết cho khả năng lây nhiễm của virus, chịu trách nhiệm “cởi áo” virus trình diện hệ gen ở bào tương tế bào chủ trong quá trình xâm nhiễm trên vật chủ. Haemagglutinin(HA) một đặc tính kháng nguyên quan trọng của virus cúm là khả năng gây ngưng kết hồng cầu của nhiều loại động vật mà thực chất là sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA trên bề mặt virus với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu làm cho hồng cầu ngưng kết lại với nhau tạo mạng ngưng kết qua cầu nối virus.
Do trên người có một số chủng virus gây bệnh cúm thông thường, nó sẽ là một nhân tố trong quá trình trao đổi gen giữa virus cúm thông thường trên người và virus cúm trên gia cầm tạo nên tổ hợp biến chủng mới. Đây là loại virus lây truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnh trong tự nhiên của virus cúm A, loại này có thể trao đổi gen với các chủng virus có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành loại virus HPAI nguy hiểm.
- Quá trình nhân lên của RNA virus cúm A chỉ xảy ra trong nhân của tế bào, đây là đặc điểm khác biệt so với các virus khác (quá trình này xảy ra trong nguyên sinh chất), và cuối cùng là giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào nhiễm nhờ vai trò của enzyme neuraminidase. Đồng thời, các RNA thông tin của virus cũng sao chép nhờ hệ thống enzyme ở từng phân đoạn gen của virus, và được enzyme PB2 gắn thêm 10 - 12 nucleotide Adenin ở đầu 5’-, sau đó được vận chuyển ra bào tương và dịch mã tại lưới nội bào có hạt để tổng hợp nên các protein của virus.
Các NA phân cắt các liên kết này và giải phóng các hạt virus trưởng thành tiếp tục xâm nhiễm các tế bào khác.
- Lây trực tiếp do vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm. - Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những công cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua chim thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển.
Niêm mạc khí quản, niêm mạc đường tiêu hóa viêm cata và viêm tơ huyết.
Gần đây, phương pháp real – time PCR (RT – PCR ) trực tiếp sử dụng nguồn gen của virus cúm A và cúm A/H5N1 từ mẫu bệnh phẩm cũng được đưa vào ứng dụng cho phép chẩn đoán chính xác, tin cậy cao và phân biệt sự hiện diện của các chủng virus cúm A gây bệnh chỉ với một lượng nhỏ mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra còn có các phương pháp chẩn đoán khác như: kỹ thuật ELISA, kỹ thuật khuếch tán trên thạch, phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI).
Là bệnh có tính lây lan nhanh, do vậy chúng ta cần tiến hành chẩn đoán phát hiện bệnh một cách nhanh chóng và chính xác dựa trên triệu chứng, bệnh tích điển hình. Do vậy khống chế bệnh chính là tác động vào các khâu của quá trình sinh dịch nhằm phá vỡ vòng truyền lây tác nhân gây bệnh, đó là 3 yếu tố: nguồn bệnh, động vật cảm thụ, yếu tố truyền lây bệnh truyền nhiễm nói chung. • Thay đổi môi trường sống: thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào môi trường bằng cách cách ly triệt để toàn bộ khu vực có dịch.
Song song với những việc làm đó tiến hành tuyên truyền cho tất cả các chủ vật nuôi gia cầm biết cách phát hiện và phòng bệnh cúm gia cầm.
Các chủng virus cường độc A/H5N1 sau năm 1996, qua thời gian tiến hóa có xu hướng biến đổi nội gen nhằm tăng tính gây bệnh và thay đổi thành phần nội gen kháng nguyên làm mất tương quan miễn dịch giữa chúng và các chủng vacxin được tạo ra. Kháng thể đặc hiệu có thể được cơ thể sinh ra do kích thích của kháng nguyên trong vacxin, và đó là các kháng thể kháng HA, NA, MA và nhiều loại hình khác của virus đương nhiễm, góp phần vô hiệu hóa virus cúm đúng đối tượng khi chúng xâm nhập vào. • Vacxin tái tổ hợp có vector dẫn truyền: sử dụng adenovirus hoặc Newcastle virus hoặc virus đậu chim làm vector dẫn truyền, lắp ghép gen kháng nguyên H5 vào hệ gen của adenovirus, tạo nên virus tái tổ hợp làm vacxin phòng chống virus cúm A/H5N1.
- Sử dụng vacxin vào mục đích khống chế dịch bệnh cúm gia cầm chỉ là một giải pháp hỗ trợ để dập dịch, khoanh vùng dịch và khống chế dịch và vacxin chỉ hạn chế bài xuất virus cường độc ra ngoài môi trường chứ không loại bỏ được tận gốc bệnh cúm.
Ngoáy họng, khí quản: đưa tăm bông vào sâu trong họng rồi ngoáy thu dịch nhầy, sau đó từ từ rút ra rồi đưa và ống chứa dung dịch bảo quản, bẻ que cho vừa với chiều dài của ống, đóng kín nắp. Trong phản ứng PCR truyền thống, sản phẩm khuyếch đại được phát hiện qua phân tích điểm kết thúc bằng cách điện di DNA trên gen agarose khi phản ứng kết thúc. (Cycle of threshold). Đây cũng là giá trị để đánh giá kết quả phản ứng. Cúm gia cầm type A có vật chất di truyền là RNA nên trong phản ứng real time PCR có thêm quá trình sao chép ngược từ RNA → DNA gọi là Reverse transcription nên phương pháp này được gọi là Real time RT – PCR. - Nguyên lí hoạt động của Probe. Có nhiều loại hóa chất phát huỳnh quang dựa trên Primer và Probe, hóa chất được sử dụng trong phản ứng Real time RT – PCR là Taqman Probe. Cơ chế hoạt động của Taqman probe. Taqman probe được sử dụng như một trình tự oligonucleotide đặc hiệu, gắn chất huỳnh quang gọi là mẫu dò Taqman probe, cùng với các primer. Taqman probe gắn một chất phát huỳnh quang ở đầu 5’ và một chất hấp phụ huỳnh quang ở đầu 3’. Khi còn nguyên vẹn, tín hiệu của chất phát huỳnh quang bị hấp thụ do nó nằm gần chất hấp phụ. Trong giai đoạn kết hợp bắt gặp và kéo dài DNA trong phản ứng khuếch đại, probe liên kết với trình tự đích và hoạt động 5’ – 3’ exonuclease đặc hiệu cho DNA mạch đôi của Taq sẽ cắt đứt đầu gắn chất huỳnh quang. Kết quả chất huỳnh quang bị tách khỏi chất hấp phụ và tín hiệu huỳnh quang phát ra tỷ lệ với lượng sản phẩm khuếch đại trong mẫu. Các bước tiến hành phản ứng Real time RT – PCR. Các bước tiến hành phản ứng được thực hiện theo quy trình chung. “hướng dẫn của cục thú y” trong phòng thí nghiệm. Bao gồm các bước:. 2) Chuẩn bị Master mix. 4) Chạy PCR trên máy Bio – Rad hoặc Smart Cycle. Quy trình chiết tách RNA. Trước khi chiết tách RNA ta cần chuẩn bị: dung dịch đệm RLT bổ sung 2-mecraptoethanol tỷ lệ 1:100 và RPE bổ sung 4 lần thể tích ethanol. Mẫu sau khi được xử lí sẽ tiến hành chiết tách RNA theo các bước sau [9]:. 1) Cho 600àl đệm RLT đó được bổ sung 2-mecraptoethanol vào ống eependorf 1,5ml. 2) Chuyển 200àl mẫu vào ống eependorf. Vortex trong 15s sau đú spin ở 5000vòng/phút trong 5s cho lắng xuống. 4) Lắp khóa van vào hệ thống và gắn cột lọc vào van. 5) Cho hết toàn bộ mẫu trên vào cột lọc, rút hết dung dịch trong cột lọc.
Master mix là bước nhằm trộn lẫn các chất phản ứng cũng như các chất đệm, chất xúc tác cho quá trình sao chép DNA khi có sự tương đồng giữa primer và bộ gen đã chiết tách.
GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM TYPE A/H5N1 TRÊN ĐÀN GIA CẦM TẠI CÁC CHỢ CỦA 3 TỈNH BẮC TRUNG BỘ THUỘC DỰ ÁN VAHIP BẰNG.