MỤC LỤC
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;. Nước ta xây dựng NTM trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế còn thấp; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, nguồn lực còn hạn hẹp; mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư thấp, chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường.
Tài nguyên biển: Cô Tô nằm sát ngư trường khai thác Bắc vịnh Bắc bộ theo hiệp định nghề cá Việt Nam - Trung Quốc, diện tích ngư trường bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và vùng đánh cá, ước tính trên 800 km2; với nguồn hải sản phong phú, đa dạng, có trữ lượng lớn, với nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Về cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và du lịch; giảm nông lâm thuỷ sản và công nghiệp xây dựng trong đó ngành nông, lâm và thủy sản và ngành công nghiệp xây dựng.
Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng NTM, huyện Cô Tô triển khai đồng thời quy hoạch xây dựng NTM với quy hoạch phát triển KT - XH của huyện phấn đấu năm 2015 đạt tiêu chí huyện biển Đảo NTM; đến năm 2020 là huyện NTM tiên tiến phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững vùng biển đảo Cô Tô để sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn, chậm phát triển; đến năm 2030, tiến tới xây dựng Cô Tô thành đô thị sinh thái biển có kinh tế năng động, xây dựng xã hội hài hòa phát triển bền vững, người dân ứng xử văn hóa, môi trường trong lành, an ninh chính trị ổn định, giữ vững chủ quyền quốc gia; là “huyện đảo xanh” vùng tiền tiêu Đông Bắc của Tổ quốc; một trọng điểm phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng ninh nói riêng và Chiến lược biển cả nước nói chung; đồng thời là căn cứ vững chắc để bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc [28]. Trong những năm qua, huyện chỉ đạo Đoàn Thanh niên xây dựng quỹ bảo vệ môi trường tại các nhà hàng, khách sạn; huyện đã triển khai nhiều dự án về môi trường góp phần cải thiện môi trường sống của người dân như: Xây dựng được hệ thống kè gắn với hệ thống thoát nước thải, nước mặt (kè chống sạc lở từ cảng đến tượng đài Bác Hồ, kè chống sói lở khu dân cư thôn 2, kè chống sói lở bảo vệ khu dân cư và đường xuyên đảo xã Thanh Lân..). Chỉ đạo các cơ sở chế biến thủy, hải sản phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải để thu gom vào hệ thống xử lý chung trước khi thải ra môi trường..Việc xử lý rác thải đã được huyện triển khai tích cực; huyện ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường và Sản xuất thiết bị Thành An thu gom và xử lý rác thải; Tiến hành xây dựng một khu xử lý rác thải tập trung công nghệ lò đốt rác Model EST-100S. +) Chú trọng công tác bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo vệ môi trường biển gắn với phát triển du lịch bền vững: Thứ nhất, hỗ trợ nhân dân mua thùng đựng rác thải sinh hoạt. Thứ hai, tập trung đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành Khu xử lý rác thải của huyện. Thứ ba, tuyên truyền,vân dụng tốt hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” với sự tham gia của sinh viên các trường Đại học và tuổi trẻ trong và ngoài tỉnh tham gia. +) Về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn: Huyện hỗ trợ nhân dân mua thùng dựng rác thải; hàng tháng, phát động đồng loạt ra quân dọn vệ sinh đường làng ngừ xúm vào một ngày nhất định (02 lần/thỏng). Cụng tỏc thu gom, xử lý rác thải hàng ngày được thực hiện tốt, thường xuyên. Huyện đã hỗ trợ nhân dân xây dựng được 95 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh tại 2 xã Thanh Lân và Đồng Tiến; tiếp tục khảo sát, thẩm định các đề xuất xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ dân, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân khu vực nông thôn, đảm bảo vệ sinh môi trường. +) Về nghĩa trang: Chủ yếu phát triển tự phát, được hình thành gắn với các khu dân cư nông thôn.
Bốn là, chất lượng tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của huyện chưa vững chắc như lĩnh vực thương mại - dịch vụ không ổn định, phụ thuộc vào thị trường bên ngoài; lĩnh vực thuỷ sản tăng trưởng chưa đều giữa nuôi trồng và khai thác, nên sản lượng thuỷ sản tăng chủ yếu dựa vào khai thác Sứa biển, đánh bắt xa bờ; các mô hình, dự án nuôi trồng thuỷ sản phát triển chậm, sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế, nhỏ lẻ. Xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi tiềm lực kinh tế có hạn nên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, dự án còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời, nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng (vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước), người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động, tích cực tham gia xây dựng chương trình, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM.
Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: Vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; vay đầu tư xây dựng hạ tầng tại nông thôn; vay để kinh doanh sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn nông thôn; vay để sản xuất công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn; vay theo các chương trình KT - XH của Chính phủ. Cơ cấu lại Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của Huyện theo đúng hướng dẫn của liên bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính (Thông tư 26). Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của huyện. Phòng Tài nguyên - Môi trường và nông nghiệp huyện là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. +) Tiếp tục thực hiện các chính sách đặc thù vùng hải đảo cho chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh. +) Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn để đáp ứng được những yêu cầu về nghiệp vụ quản lý lãnh đạo và những nhiệm vụ đặt ra, của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin,. điều hành sản xuất cung ứng dịch vụ. Có chính sách thu hút cán bộ sau khi đã được đào tạo bồi dưỡng về làm việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện 3.3.1. Những vấn đề cần ưu tiên tập trung thực hiện. Thứ nhất: Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo phương châm “củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí” cụ thể như:. Tiếp tục thúc đẩy phát triển du lịch huyện đảo nhằm nâng cao thu nhập cho đông đảo nhân dân, tạo việc làm và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện thông qua các giải pháp và định hướng:. +) Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ trên đảo đảm bảo kết nối tốt các điểm tham quan du lịch. +) Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng thân thiện, gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và văn hoá phục vụ. +) Phát triển sản xuất nông - ngư nghiệp nhất là các hoạt động sản xuất thực phẩm phục vụ trực tiếp cho du lịch như: Trồng rau, hoa, quả an toàn;.