MỤC LỤC
Phòng nông nghiệp và PTNT Dân tộc
Tư pháp tài chính kế hoạch
CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CễNG TÁC XểA ĐểI. của từng địa phương hay từng quốc gia. Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu. - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại.. - Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. - Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu. - Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. - Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo. * Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:. - Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt. - Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao. * Khái niệm về vùng nghèo:. Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao. 2.1.2 Những nhân tố tác động đến đói nghèo và xóa đói giảm nghèo. Đói nghèo do rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo. Trong đó phải kể đến một số yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến đói nghèo như sau:. a)Yếu tố khách quan. Tron những năm gần đây sane xuất nông nghiệp luôn bị rơi vào tình cảnh mất mùa, có năm mất trắng ở một số xã đối với diện tích lúa nước(năm 2005). Đây không chỉ là do thiên tai ngày càng biến đổi phức tạp khó lường mà nó còn do một phần bàn tay con người gây ra. Việc thiếu ý thức trong bảo vệ rừng là một nguyên nhân điển hình gây ra nhiều lũ quét vè xoáy lôc. Do tàn phá rừng và môi trường thiên nhiên nên tự nhiê không còn tuân theo quy luật vốn có của nó nữa. Nền kinh tế còn lạc hậu do việc huyện còn nhiều yếu tố chưa ổn định. Để có thể tạo cơ hội cho người dân có việc làm hơn, có thu nhập cao hơn là từ nông nghiệp thuần túy vẫn phải có nhiều thời gian. Chính vì vậy khó có thể tránh khỏi sự chênh lệch về kinh tế cũng như là thu nhập của người dân so với các địa phương khác. Thực tế cho thấy, khi kinh tế chưa thực sự ổn định, tác động của nó tới đời sống người dân là rất lớn. Nó không chỉ gây ra tình trạng thiếu việc, thiếu cơ sở vật chất,… mà còn kìm hãm sự phát triển của con người.Như vậy người dân rơi vào cảnh nghèo đói là một điều khó có thể tránh khỏi. - Yếu tố chính trị. Thực tế công tác XĐGN ở huyện cần rất nhiều sự ủng hộ từ nhân dân trong huyện và của các địa phương khác. Tức là có sự thống nhất về mọi mặt trong và ngoài. Tuy nhiên huyện lại có thành phần dân tộc đa dạng, việc thống nhất được quan điểm của họ không thể trong thời gian ngắn. Nhất là nền chính trị của huyện đang còn non trẻ, bộ máy lãnh đạo còn cồng kềnh. Cũng chính thực tế đó mà công tác XĐGN tại huyện còn rất nhiều khó khăn, làm cho đói nghèo vẫn còn tồn tại. b) Yếu tố chủ quan.
Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao của huyện được xác định là do người dân thiếu tư liệu sản xuất (vốn, đất, phương tiện sản xuất) chiếm trên 70%; không có việc làm, đông người ăn theo 12% và một số nguyên nhân khác như: lười lao động, ốm đau, tàn tật, neo đơn và mắc tệ nạn xã hội. Để thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn được thành lập, nhằm triển khai các chính sách hỗ trợ người nghèo, giúp người nghèo được tiếp cận các chương trình, dự án liên quan đến giảm nghèo. Đẩy mạnh tuyên truyền cho người nghèo về các chính sách giảm nghèo, quyền lợi của người nghèo, để người nghèo nâng cao nhận thức về kỹ năng trong sản xuất tự vươn lên thoát nghèo. Trải qua 25 năm thành lập cho đến nay Văn Chấn đã và đang có những bước chuyển mình lớn trong công tác XĐGN cho người dân trên địa bàn huyện. Là một huyện miền núi chiếm đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn kém, kiến thức sản xuất kinh doanh còn yếu thế, hơn nữa huyện còn nằm trong vùng có địa hình không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, bất lợi cho việc vận chuyển các nguồn nguyên vật liệu và tư liệu sản xuất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Nhưng cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, các chính sách XĐGN hiệu quả đã giúp cho Văn Chấn phần nào giải quyết được nạn đói nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân nơi đây. Trong những năm qua thực hiện phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân Văn Chấn đã đoàn kết, giúp nhau xóa nghèo và làm. giàu chính đáng, đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Từ các xã vùng ngoài như Đại Lịch, Nghĩa Tâm, Bình Thuận đến các xã vùng trong như Thanh Lương, Thạch Lương và các xã vùng cao như Sùng Đô, Nậm Mười, Nậm Lành, Gia Hội, Tú Lệ… đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà xây, nhà bán kiên cố.. Thay thế những ngôi nhà tranh vách đất, nhà gỗ trước kia. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nhất là đường giao thông nông thôn được hoàn thiện phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Điểm nổi bật là Văn Chấn đã tận dụng lợi thế tự nhiên, xã hội, hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cây ăn quả có múi, vùng chè, vùng sản xuất lúa gạo…. Đây là yếu tố để sản lượng lương thực có hạt của huyện năm 2015 đạt trên 63 ngàn tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 45 ngàn tấn, sản lượng quả tươi đạt trên 12.500 tấn… Kết quả trên đã góp phần để mỗi năm huyện giảm được 5% hộ nghèo, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/năm. Cùng kinh tế, văn hóa - xã hội cũng có sự phát triển vượt bậc. Con em các dân tộc trên địa bàn được tới trường khi 100% số xã, thị trấn trên địa bàn đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Sức khỏe nhân dân được chăm sóc với 8 xã, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn về y tế xã. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trải qua các thời kỳ cách mạng, nhất là trong giai đoạn xây dựng, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã luôn làm tốt công tác chính trị, tư tưởng thông qua việc thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, nắm và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm. Đồng thời, chủ động giới thiệu tuyên truyền trong nội bộ và định hướng đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước…. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ của Đảng bộ được xác định là khâu then chốt trong xây dựng Đảng. Đảng bộ đã thường xuyên củng cố, kiện toàn, sắp xếp lại các loại hình tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo các cấp ủy Đảng thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, phát huy dân chủ trong Đảng. Nội dung sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ có đổi mới; tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng được coi trọng, dân chủ trong Đảng được phát huy. Công tác quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên được chú trọng; đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên cuối năm được tiến hành có nề nếp. Vì vậy, hằng năm, số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 85%; tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, số cơ sở Đảng yếu kém giảm dần. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm và coi trọng chất lượng, bình quân mỗi năm kết nạp trên 350 đảng viên. Công tác quy hoạch cán bộ thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Các cấp ủy chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng, từng chức danh cán bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức được tăng cường cả về số lượng, chất lượng; từng bước trẻ hóa, chuẩn hóa, khắc phục dần tình trạng hụt hẫng cán bộ lãnh đạo. Công tác luân chuyển cán bộ gắn với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và định hướng phát triển lâu dài được triển khai. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức có đổi mới và nâng cao chất lượng; thực hiện các chính sách cán bộ và công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm thường xuyên và đạt kết quả. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được các cấp ủy quan tâm thực hiện qua chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; tập trung kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực.. Đã thi hành kỷ luật 29 đảng viên. Việc làm tốt công tác kiểm tra, giám sát không chỉ giữ nghiêm kỷ luật Đảng mà còn ngăn ngừa những biểu hiện hành vi tiêu cực, củng cố niềm vào Đảng của cán bộ, nhân dân. Nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nên trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được cấp ủy chính quyền xã xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh. thần cho nhân dân. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã đề ra các giải pháp đồng bộ sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo. Huyện Văn Chấn đã thực hiện theo kế hoạch điều tra, khảo sát nghèo đa chiềtrên địa bàn huyện năm 2015, kết quả điều tra tại 31 xã có được số liệu cụ thể như sau:. TT Tên đơn vị. Đây tuy không phải là con số lớn, nhưng cũng là sự khích lệ và động lực tiếp theo cho công tác XĐGN trên địa bàn huyện sẽ ngày càng có những bước tiến hơn nữa. Đảm bảo cho cuộc sống của người dân được nâng cao và ổn định. b) Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo. Mặc dự đó cú những đổi thay rừ rệt nhưng với nhiều khú khăn do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… nên tỷ lệ hộ nghèo của Văn Chấn (Yên Bái) vẫn chiếm 30,79%. Xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tham gia Dự án phát triển đàn lợn nái sinh sản cho hộ nghèo từ năm 2011 đến năm 2013, gia đình chị Lường Thị Duyên ở thôn Cốc Củ, xã Phù Nham đã. Cùng với các nguồn lực đầu tư có hiệu quả của Nhà nước như Chương trình 134, 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng; tập trung chỉ đạo nhân dân chuyển dịch toàn diện cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, coi trọng phát triển kinh tế vùng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của từng vùng. Tại các xã vùng cao và thượng huyện, đã đầu tư thâm canh, chăm sóc diện tích lúa 2 vụ, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tập trung phát triển, hình thành các vùng chuyên canh cây rau màu vận động nhân dân tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích cây trồng vụ 3 trên đất 2 vụ lúa tại các xã vùng Mường Lò, vùng ngoài bằng các loại rau đậu có giá trị kinh tế cao…. Bên cạnh đó, Văn Chấn còn tạo ra được một môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dồi dào, sử dụng nhiều lao động của địa phương. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện đã triển khai triệt để các chính sách ưu đãi như: đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn…. Cùng với đó là 11,4 tấn lúa giống vụ đông xuân và 6,2 tấn ngô giống hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn bản đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí thực hiện trên 1,1 tỷ đồng; hỗ trợ làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc là 599 hộ, kinh phí 179,7 triệu đồng. Muốn người nghèo thoát nghèo bền vứng không chỉ cho con cá mà phải cho cần câu. Dự án phát triển đàn lợn nái sinh sản được đặt ra vì mục tiêu đó. Thanh Lương, Đồng Khê, Tân Thịnh và Sơn A. Là hộ nghèo, năm 2011, gia đình chị Lường Thị Duyên ở thôn Cốc Củ, xã Phù Nham được tham gia lớp học nghề chăn nuôi lợn nái sinh sản trong vòng 1 tháng. Ngay sau khi lớp học kết thúc, chị được hỗ trợ một con lợn nái. Chị Duyên còn chịu khó đọc sách, báo để học hỏi cách chăm sóc lợn nái lúc chửa, đẻ, chăm sóc lợn con…. nên lợn nái phát triển tốt, đến nay đã sinh sản 5 lứa. Sau khi lợn đẻ mỗi lứa, chị để lại 5 - 6 con nuôi lợn thịt, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Chị Duyên cho biết: "Gia đình tôi vui lắm, nhờ có con lợn và được tập huấn nên đỡ khó khăn hơn, năm ngoái nhà tôi đã thoát khỏi diện nghèo rồi. Tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội cho chúng tôi thoát nghèo!". Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng Văn Chấn vẫn là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng chưa bền vững và nguy cơ tái nghèo cao. Hiện nay, một bộ phận hộ nghèo còn chưa tích cực phấn đấu vươn lên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo ở một số xã còn nặng về thành tích và áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Nguồn lực bố trí cho chương trình xóa đói giảm nghèo. chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần có của các chương trình giảm nghèo.. Thị trấn nông trường trần phú là một trong 3 thị trấn có nền kinh tế phát triển hơn so với các xã trong địa bàn huyện Văn Chấn, cho đến thời điểm hiện tại Thị trấn nông trường không ngừng phát triển, do tìm được lợi thế cho địa phương mình chính là trồng cam, giờ đây đã trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế XĐGN. Giúp cho cuộc sống của người nông dân không còn gặp phải những bữa ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, trong tương lại không xa cây cam không chỉ trở thành công cụ giúp người nông dân thoát nghèo mà còn trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Xã Suối Bu là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, là xã thuộc và diện đặc biệt khó khăn, nhưng giờ đây cuộc sống của bà con chiếm đa số người dân tộc thiểu số đã được phần nào cải thiện đáng kể, đường sá giông thông đã được sửa sang, xây mới, đi lại thuận thiện, việc giao lưu học hỏi giữa các vùng khác cũng nhờ đó mà được đẩy mạnh hơn. Khi học hỏi, tiếp xúc nhiều người dân cũng có thêm những kiến thức, những hiểu biết rộng rãi. Những hủ tục lạc hậu cũng dần biến mất thay vào đó là những kiến thức để phục vụ cho đời sống, để thoát nghèo đói. Trẻ em đến độ tuổi đến trường cũng có cơ hội được đi học, được gặp bạn bè và học tập. Người có bệnh thì đến các cơ sở y tế chứ không còn những hủ tục chữa bệnh bằng cúng bái, …. b) Một số chính sách chủ yếu được áp dụng và những kết quả chính.
Đầu tư nâng cấp các dây truyền sản xuất chè hiện có; xúc tiến xây dựng cơ sở chế biến chè ô long, chè xanh chất lượng cao tại xã Nậm Búng; Xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến giấy xuất khẩu tại xã Minh An, nhà máy chế biến gỗ tại xã Tân Thịnh. Xúc tiến xây dựng Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóng Bản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… Kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Thia (xã An Lương), Suối Hán (xã Thượng Bằng La).
- Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở để tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao;tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là cán bộ chuyên trách ở cơ sở; hướng dẫn cán bộ cấp xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo sát với thực tế và giao trách nhiệm cho cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo. - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình, Phòng Văn hóa và Thông tin, các ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016.
Theo đó mục tiêu mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác xã hội, với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ qui định. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện và hướng dẫn qui trình lựa chọn đội ngũ nhnhân viên công tác xã hội cấp xã và xây dựng qui chế sử dụng đội ngũ nhân viên này.
PHẦN KẾT LUẬN