MỤC LỤC
Trung gian tài chính là các tổ chức tài chính chuyên nghiệp cung ứng các dịch vụ tài chính bằng cách huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới nhiều hình thức khác nhau rồi dùng các nguồn vốn này để đầu tư (chủ yếu là cho vay) nhằm mang lại lợi ích cho các bên giao dịch. Các trung gian tài chính gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư…Mỗi loại hình trung gian tài chính đều có phân khúc thị trường riêng. Để thực hiện chức năng can thiệp vào các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng để kiểm soát rủi ro qua các quy định giới hạn lĩnh vực công việc, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quyết định đối với hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Ví dụ: Theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010, các hoạt động huy động vốn của các tổ chức phi ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán, dịch vụ đầu tư tài chính sẽ phải chấm dứt từ đầu năm 2011. Dự thảo lần này quy định kỹ lưỡng và có phần chặt chẽ hơn về điều kiện để các Ngân hàng góp vốn mua cổ phần dưới dạng công ty liên doanh, liên kết hoặc dưới dạng doanh mục đầu tư. Việc kiểm soát và hạn chế các ngân hàng thương mại thành lập công ty con, công ty liên kết là cần thiết để tránh tình trạng thông qua các công ty liên kết lách luật cho vay nội bộ lẫn nhau.
Các trung gian tài chính nhảy vào cuộc với vai trò của nhà đầu tư, trong khi các tập đoàn công bố báo cáo tài chính thì hầu hết các ngành nghề tài chính đều thua lỗ trong khi phần thuchủ yếu từ đầu tư tài chính. Trong khi đó, các Tổng công ty tập đoàn có vốn nhà nước thường xuyên “kêu” thiếu vốn đầu tư cho các dự án thì vẫn thành lập ra hàng loạt các công ty tài chính để nhằm mục đích đầu tư tài chính. Một lượng vốn lớn bị rút khỏi thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán bị down liên tục, phá vỡ tất cả các ngưỡng hỗ trợ mặc cho Bộ Tài chính liên tục có những sự động viên.
Ở các nước này, chính phủ chủ trương bơm thêm tiền vào thị trường tài chính thông qua hệ thống Ngân hàng: Cho các doanh nghiệp vay ưu đãi sản xuất, hỗ trợ cho vay xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng. Trong các buổi hội thảo, tọa đàm, Chính phủ luôn đề cao vai trò của các trung gian tài chính, trong đó chủ chốt là ngành Ngân hàng trong việc điều tiết lượng cung cầu vốn trên thị trường. Những chính sách sẽ làm giảm bớt sự phát triển quá nóng của thị trường, và sẽ giúp cho nền kinh tế thoát khỏi những khó khăn, vượt qua khủng hoảng và định hướng phát triển cho nền kinh tế.
Bộ tài chính: là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng về tài chính của chính phủ bao gồm: Ngân sách nhà nước, thuế, phí , đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, hải quan, kế toán…thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay trước sự biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cẩu nhà nước đã tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát với tổ chức trung gian của ủy ban chứng khoán nhà nước nhằm góp phần giữ vững, ổn định thị trường chứng khoán, tăng cường hợp tác quốc tế chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho ủy ban chứng khoán, đẩy mạnh hoạt động thống kê dự báo về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn theo điều số 43 nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 với lãi suất thị trường chỉ cho vay theo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa nguồn vốn không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, được chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển xuất khẩu.
Các tổ chức tài chính quốc tế: như quỹ tiền tệ IMF, ngân hàng thế giới WB, ngân hàng phát triển châu á ADB, nhà nước tạo điều kiện để triển khai các dịch vụ tài chính do các tổ chức tài chính cung cấp, tìm mọi khả năng để đạt được yêu cầu theo nguyên tắc quy định để nhận được sự ưu đãi trong các dịch vụ tài chính. Đối với Việt Nam, mặc dù cũng có thể coi là đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng với những diễn biến gần đây của hệ thống tài chính, bao gồm hệ thống tài chính công và thị trường tài chính, cho thấy nền kinh tế nước ta còn đang đối mặt với nhiều thách thức. Chẳng hạn, trong thời điểm 2009, xuất hiện sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường, các ngân hàng thương mại đã phản ứng với quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước bằng cách sử dụng biện pháp "ngoại tệ thứ ba" và "phí thu mua ngoại tệ".
Đối với quy định trần lãi suất, do quy định của Ngân hàng Nhà nước không sát, chỉ quy định mức tỷ lệ lãi suất trần mà không thể quy định được cách thức giải ngân của các khoản vay của ngân hàng cho khách hàng, nên thực tế là các ngân hàng thương mại đã vô hiệu hoá quy định trần lãi suất bằng cách biến tướng trong cơ cấu khoản vay. Hiện tượng lạm dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, làm trái quy định của pháp luật trong chi ngân sách cho đầu tư có những biểu hiện nghiêm trọng, điển hình như việc gây thất thoát lớn trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước của Tập đoàn Vinashin vừa qua cho thấy hệ thống giám sát thị trường tài chính cũng như giám sát nguồn vốn ngân sách còn nhiều yếu kém. Để đạt được các mục tiêu này, các cơ quan thanh tra, giám sát thường sử dụng các công cụ như: Công cụ quản lý, công cụ giám sát, công cụ “kỷ luật thị trường”, …Các công cụ, chức năng và phạm vi hoạt động của từng cơ quan giỏm sỏt phải được quy định rừ trong luật, tạo tiền đề cho hoạt động giỏm sỏt cú hiệu quả, không chồng chéo.
Ba là, chưa thiết lập các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô (cho cả hệ thống) và giám sát an toàn vi mô (cho từng định chế tài chính) một cách có hiệu quả, nhất là trong điều kiện chuyển sang thanh tra giám sát dựa trên rủi ro trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các thể chế giám sát hoạt động của các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm (bao gồm các tổ chức bảo hiểm nội địa và tổ chức nước ngoài) cần được thiết lập nhằm ngăn chặn những hoạt động lừa đảo xâm nhập theo hệ thống từ bên ngoài vào, cũng như hoạt động tại thị trường Việt Nam; Chú trọng kiểm soát các sản phẩm tài chính phát sinh phi truyền thống như bảo hiểm nhân thọ của các công ty tài chính; kiểm soát các hoạt động tái đầu tư từ nguồn vốn huy động trong dân cư về lĩnh vực bảo hiểm; Đặc biệt phải kiểm soát chặt hệ thống hoạt động cho vay dưới chuẩn nhằm đề phòng những rối loạn trên lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm. Nhìn chung, hoạt động thị trường tài chính vốn vận hành hết sức tinh vi và phức tạp do dòng lưu chuyển giá trị vốn chịu tác động của rất nhiều quy luật khác nhau và khó kiểm soát, do đó luôn chứa đựng yếu tố bất ổn và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng.
Chính vì vậy, nâng cao năng lực phòng ngừa khủng hoảng thông qua hiệu lực giám sát tài chính là lĩnh vực đặc biệt phải chú ý trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới như hiện nay. Đặc biệt, khó kiểm soát hơn khi từ năm 2012, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam sẽ phải được mở hoàn toàn theo cam kết với WTO, khi đó hoạt động và quy mô vận hành hệ thống thị trường tài chính tại Việt Nam không chỉ bó hẹp vào một số ít chủ thể như hiện nay.