Phát triển hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng tỉnh TT Huế sau cổ phần hóa

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng

- Thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như thị trường máy móc thiết bị, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn..Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà doangh nghiệp phải tính toán sử dụng tiết kiệm và hiệu quả bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của doang nghiệp. Hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nước ta nói chung và tỉnh TT-Huế nói riêng hiện nay còn thấp, một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là khu vực vùng núi và nông thôn, hệ thống giao thông xuống cấp trầm trọng làm khó khăn rất nhiều cho công tác vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá, mặt khác làm cho chi phí của các doanh nghiệp tăng cao do hư hỏng phuơng tiện, tổn hao nhiên liệu lớn làm cho lợi nhuận sụt giảm. Nhưng ngược lại hội nhập quốc tế cũng đặt ra hai vấn đề thách thức cho doanh nghiệp Việt nam: một là sản phẩm trong nước muốn thâm nhập thị trường quốc tế ( đặc biệt là thị trường Mỹ và EU) phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn, thân thiện với môi trường..hai là phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nghiệp nước ngoài đã và sẽ thâm nhập thị trường Việt nam.

Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, việc nắm bắt tốt thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá nguyên vật liệu, tình hình quy hoạch các khu đô thị, các dự án xây dựng, tình hình năng lực các đối thủ cạnh tranh, tình hình về nguồn lao động…giúp cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch trung và dài hạn mua sắm dự trữ nguyên liệu, hàng hoá phù hợp, chuẩn bị vốn, phương tiện kỹ thuật và nhân lực để chọn phương án kinh doanh tối ưu.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Bố trí đúng người, đúng việc và đúng lúc luôn là cách thúc đẩy và phát huy hiệu quả nhân tố con người, tạo động lực cho mỗi cá nhân phát triển, nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình góp phần nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh một cách tổng quát và bao trùm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và dùng để so sánh trong nội bộ doanh nghiệp qua các thời kỳ. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống CBCNV và người lao động, đóng góp cho NSNN và để trích lập các quỹ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh số lượng sản phẩm mà một người lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian, tăng năng suất lao động là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp xây dựng 1. Đặc điểm của công nghiệp xây dựng

Nhóm sản xuất VLXD cho ra sản phẩm là xi măng, săt thép, bê tông thương phẩm, vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu ốp lát tường và nền, vật liệu chống thấm..Nhóm xây dựng công trình cho ra sản phẩm là công trình xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế đã định như nhà ở, bệnh viện, trường học, cầu đường bộ, hệ thống đường giao thông…hoặc cũng có thể chỉ là một hàng mục như xây dựng một phòng, khoa chức năng của một bệnh viện, xây dựng một nhà để đặt hệ thống thiết bị điện… Sản phẩm của nhóm sản xuất VLXD là nguyên liệu đầu vào của nhóm xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. + Địa điểm sản xuất không ổn định, các phương án kỹ thuật thi công mỗi công trình cũng khác nhau tuỳ theo vị trí công trình, đặc điểm địa hình, điều kiện về thời tiết..Do đó chi phí trong xây dựng dân dụng công nghiệp thường phát sinh nhiều ở các khâu vận chuyển thiết bị, máy móc đến chân công trình, thời gian gián đoạn ngừng việc do thời tiết, biến động giá nguyên vật liệu tăng so với khi nhận thầu do công trình thi công trong thời gian dài. + Hoạt động xây dựng dân dụng và công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thời tiết do vậy các doanh nghiệp phải lập kế hoạch thi công hợp lý để tránh thời gian thi công bị gián đoạn do thời tiết, giảm các chi phí phát sinh, đồng thời nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo chế độ bảo hộ lao động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại (bụi, nắng, mưa).

Do vậy các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu để đưa ra các phương án thanh toán thích hợp, kịp thời khi đã có khối lượng thi công nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhà thầu do sự thay đổi tỷ giá, lãi suất ngân hàng, thời tiết..Mặt khác đặc điểm này đòi hỏi công tác chỉ đạo thi công cần kiên quyết thực hiện đúng tiến độ xây dựng các hạng mục cũng như toàn bộ công trình theo cam kết trong hợp đồng để nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng nhằm giảm bớt thiệt hại do vốn “chết”, các chi phí phát sinh do chậm tiến độ gây ra như chi phí kho bãi, nhân công, năng lượng.

THỪA THIÊN HUẾ SAU CỔ PHẦN HOÁ

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

( Nguồn: Sở Tài chính TT-Huế-2007 ) Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, mặc dù hiệu quả sản xuất, kinh doanh giữa các công ty không đồng đều nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH đều có chuyển biến tích cực, hoạt động tự chủ và năng động hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp đó được nõng lờn rừ rệt, từng bước thớch ứng với cơ chế thị trường. Lực lượng lao động của công ty đã có kinh nghiệm chuyên sản xuất xi măng trên 20 năm, có trình độ hiểu biết về công nghệ sản xuất xi măng nên việc điều hành lao động trong cơ sở thuộc ngành nghề xi măng là phù hợp, tiết kiệm được chi phí đào tạo. Công ty Xây lắp TT-Huế là công ty mẹ góp vốn đầu tư vào công ty Kinh doanh Nhà theo tỷ lệ nhất định, công ty mẹ là đầu mối cho các dự án lớn, sự ràng buộc giữa công ty mẹ và công ty con không biểu hịên bằng hành chính mà chỉ là sự liên kết về vốn, công ty mẹ không can thiệp vào việc điều hành công ty con.

Công ty Cổ phần xây dựng Giao thông Thừa thiên Huế được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là Công ty Xây dựng Giao thông TT-Huế trực thuộc UBND Tỉnh TT-Huế theo quyết định số 139/QĐ/UBND ngày 16/01/2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh TT-Huế. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi; xây dựng, sửa chữa, tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình giao thông; kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình giao thông; cung ứng vật tư thiết bị, phụ tùng giao thông vận tải; kinh doanh xăng dầu. Bộ máy tổ chức của công ty hiện nay gồm: Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm Soát, Ban giám đốc, các phòng ban chức năng: Phòng Tổ chức-hành chính, Phòng kế hoạch- Kinh doanh, Phòng Tài chính- kế toán, các đơn vị trực thuộc ( hạch toán phụ thuộc ) gồm có 17 đơn vị: 9 Xí nghiệp xây lắp, 7 Xí nghiệp thi công cơ giới, 1 cửa hàng xăng dầu.

Bảng 2.2. Thống kê các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng TT- TT-Huế phân theo loại hình doanh nghiệp ( có cổ phần nhà nước tham gia) [26]
Bảng 2.2. Thống kê các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng TT- TT-Huế phân theo loại hình doanh nghiệp ( có cổ phần nhà nước tham gia) [26]

Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp ngành xây dựng TT-Huế sau cổ phần hoá

Theo đánh giá của Bộ xây dựng, các doanh nghiệp ngành xây dựng còn bị hạn chế về năng lực tài chính, trình độ quản lý điều hành dự án, trình độ cán bộ quản lý, kỹ thuật, đặc biệt là hiểu biết về pháp luật và các thông lệ quốc tế, thiếu công nghệ thiết bị tiên tiến, thiếu thông tin về thị trường khu vực và thế giới, trình độ tổ chức thi công còn hạn chế; khả năng sử dụng nguồn lực, thiết bị, máy móc, nhân công chưa cao, sự hợp tác giữa các nhà thầu trong nước chưa chặt chẽ, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm vật liệu xây dựng còn kém so với các sản phẩm nhập ngoại về mẫu mã, chất lượng và giá bán sản phẩm, một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài nhưng khối lượng chưa nhiều, chưa thường xuyên. ( Nguồn số liệu: Báo cáo Tài chính của Công ty C.P Long Thọ) Qua bảng trên có thể thấy trước và sau cổ phần hoá, cơ cấu nguồn vốn của công ty đảm bảo tốt, cân đối giữa tài sản và nguồn vốn tức là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn lớn hơn nợ dài hạn, phần chênh lệch còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Khỏan chênh lệch giữa TSLĐ và ĐTNH với nợ ngắn hạn năm 2007 tăng gần 11.000 triệu đồng so với năm 2004, nhưng nợ dài hạn có xu hướng giảm mạnh (sau cổ phần hóa, nợ dài hạn chỉ bằng 58% so với trước cổ phần hóa), điều đó chứng tỏ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã được bổ sung và tăng trưởng rất mạnh, đồng thời cơ cấu nợ dài hạn giảm đi chứng tỏ doanh nghiệp chủ động tiết kiệm chi phí từ lãi vay dài hạn.

So sánh chung các chỉ tiêu trước và sau cổ phần hóa cho thấy nợ phải trả sau cổ phần hoá tăng 23% nhưng tỷ suất nợ giảm còn 98% nguyên nhân do tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 26.7% tức là tăng nhanh hơn nợ phải trả điều này cho thấy vốn chủ sở hữu đã được cải thiện tốt hơn, doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn vốn, chỉ tiêu tỷ suất tự đầu tư đã chứng tỏ cụ thể hơn vấn đề này với mức tăng 4.7% so với trứoc cổ phần hoá.

Bảng 2.12.  Quan hệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và tài sản cố định với nợ dài hạn
Bảng 2.12. Quan hệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và tài sản cố định với nợ dài hạn