MỤC LỤC
Vị trí của vùng là nơi hội tụ đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của Việt Nam; với trung tâm là Thủ đô Hà Nội thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, tỏa đi khắp các miền, các vùng lãnh thổ trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước do địa phương quản lý của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất so với các vùng trong cả nước (năm 2005 có 548,1 nghìn người, chiếm trên 20% tổng số lao động trong khu vực Nhà nước). Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,5% là mức cao nhất trong cả nước, tỷ lệ lao động có chuyên môn nghề nghiệp chiếm khoảng 30% tỷ lệ này. còn rất thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2) Thực trạng sản xuất và tiêu dùng lương thực thời gian qua.
Các hạn chế và thách thức của Đồng bằng sông Hồng là: bình quân ruộng đất trên đầu người thấp nhất cả nước (540 m2/người); lao động dôi dư thiếu việc làm hơn 10%/năm; quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh (kể cả đất lúa xấu và đất lúa tốt), môi trường bị ô nhiễm (do thâm canh, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá..), thu nhập bình quân của hộ nông dân thấp nên khả năng đầu tư hạn chế, hệ thống canh tác truyền thống là thuần nông, tâm lý bao cấp nặng nề. Cách quản lý mới trong thời kỳ phát triển mới là dựa trên cơ sở mối quan hệ mới giữa người sản xuất (nông dân) và người chế biến, tiêu thụ nông sản (doanh nghiệp). Phấn đấu vươn lên đạt các mục tiêu mới là đòi hỏi của nông dân và là bước đi tất yếu khách quan của sự phát triển, là bước ngoặt mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta. 3) Đánh giá tác động của sự phát triển khu công nghiệp đến sản xuất và.
Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng quỹ đất cho đô thị hóa và công nghiệp hóa với giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân mất đất; mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng lao động nông nghiệp, tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa với tập quán người cày có ruộng, tâm lý nông dân không muốn xa đồng ruộng; mâu thuẫn giữa ứng dụng khoa học, công nghệ mới để giảm lao động sống trong nông nghiệp với số lao động dư thừa ngày càng tăng, mâu thuẫn giữa tâm lý tăng năng suất, tăng sản lượng là chủ yếu của nông dân vùng ĐBSH với yêu cầu tăng chất lượng, tăng độ sạch của nông sản để tăng sức cạnh tranh; xu hướng lấy công làm lãi, tích cóp phòng thân. Do mất đất, chuyển đến nơi ở mới, chưa quen với ngành nghề mới, phi nông nghiệp, đời sống một bộ phận nông dân gặp khó khăn, lao động dư thừa, việc làm thiếu nên tệ nạn phát sinh, xuất hiện các điểm nóng liên quan đến tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, trước hết là tại các KCN.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ (trong nông nghiệp), giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. - Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua ngành. trồng trọt ở các tỉnh trong vùng đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt, sản phẩm sản xuất ra gắn với thị trường. 1.2) Quy hoạch khu công nghiệp. Những năm qua, các KCN của vùng đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh kế- xã hội của đất nước và từng địa phương: Tăng nguồn vốn đầu tư phát triển; tăng tỷ trọng công nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP);. thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển cả về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và kỹ năng quản lí; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.. Tuy nhiên, sự phát triển các khu công nghiệp cũng đã bộc lộ những bất cập mà đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường tại các KCN, chủ yếu là bụi, nước thải. Hầu hết các KCN có lượng bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3-4 lần. Các doanh nghiệp chưa đầu tư các công trình xử lý chất thải tại chỗ. Nếu để tình trạng này kéo dài, khi các khu công nghiệp được lấp đầy chắc chắn là mức độ ô nhiễm sẽ tăng cao. Đặc biệt là nước thải. Chúng ta đang cố gắng phấn đấu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian ngắn nhất, và phát triển bền vững. Việc xây dựng phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng đã và đang gây ảnh hưởng mạnh tới cả 3 nhân tố- môi trường, kinh tế và xã hội. Nhưng từ trước tới nay, các nghiên cứu đánh giá về xây dựng, phát triển KCN chủ yếu chỉ tập trung vào những ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống kinh tế, xã hội. Đã đến lúc cần có những đánh giá đầy đủ về sự tác động đến môi trường, để có giải pháp bảo vệ. 2) Phương hướng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong quá.
Chúng ta đang cố gắng phấn đấu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian ngắn nhất, và phát triển bền vững. Việc xây dựng phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng đã và đang gây ảnh hưởng mạnh tới cả 3 nhân tố- môi trường, kinh tế và xã hội. Nhưng từ trước tới nay, các nghiên cứu đánh giá về xây dựng, phát triển KCN chủ yếu chỉ tập trung vào những ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống kinh tế, xã hội. Đã đến lúc cần có những đánh giá đầy đủ về sự tác động đến môi trường, để có giải pháp bảo vệ. 2) Phương hướng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong quá. Giá cả leo thang có nghĩa là Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) phải cắt khẩu phần lương thực cung cấp cho 73 triệu người ở 78 nước. Mối đe doạ suy dinh dưỡng trên quy mô lớn đang lờ mờ hiện ra. Các nước giàu cũng bắt đầu cảm thấy tác động của tình hình này. Giá bột mỳ cao khiến cho giá mỳ ống và bánh mỳ ở Italia tăng mạnh. Bánh miso làm bằng gạo và lúa mạch ở Nhật Bản cũng tăng; trong khi ở Pháp và Ôtxtrâylia, chính phủ đang mở cuộc điều tra về giá lương thực và yêu cầu các nhà sản xuất lương thực, các siêu thị không được tăng giá. Còn tại “vựa lúa” châu Á, chính phủ các nước cũng đang phải nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực. Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp đầu mối đang tiếp tục gom hàng và huỷ hợp đồng với đối tác xuất khẩu. Tình trạng khan hiếm hàng và tăng giá càng trở nên trầm trọng sau khi Ai Cập và Campuchia ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo. Giá lương thực tăng mạnh đã đẩy Haiti vào tình trạng bất ổn. Làn sóng biểu tình phản đối giá lương thực đắt đỏ tại thủ đô Port-au- Prince tiếp tục dâng cao khiến đường phố rơi vào cảnh hỗn độn. Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm cũng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo, trừ gạo basmati, để đảm bảo có đủ lương thực cung cấp cho hơn một tỉ người và giảm sức ép tăng giá trong nước.. Đối với nước ta, dù đang dư gạo và chỉ chịu một phần hiệu ứng của tình trạng trên song rất cần coi đây là lời nhắc nhở nghiêm túc. Bởi việc đảm bảo an ninh lương thực vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết. Đó là: Dân số nước ta đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông thôn, đất canh tác không nhiều, nếu tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế giới. Hơn thế nữa, mỗi năm lại có thêm hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp, đô thị. Đó là chưa kể thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển xâm nhập, lấn chiếm diện tích đất canh tác. Dự tính, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều quan tâm hơn nữa là có những địa phương nhận thức và hành động không đúng, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực. Có nơi, do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã dùng đất “bờ xôi ruộng mật” để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không tương xứng. Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều mở khu công nghiệp trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ giống nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không. Đề cập đến vấn đề sửa đổi quy hoạch Luật Đất đai 2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực phải được nghiên cứu kỹ và có bổ sung ngay vào luật. “Trên thực tế, tại nhiều văn bản luật đã đề cập đến các thông số như: 3,7 triệu hecta đất trồng lúa; 4,1 triệu hecta đất dành cho an toàn lương thực. Tuy nhiên, ranh giới giữa các vùng đất này là khụng rừ ràng” - Bộ trưởng Nguyờn nhận xột. Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu, dẫn đến “thảm cảnh”. mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực; hiện mỗi người dân chỉ được mua 3kg gạo với giá ưu đãi. Chính phủ nước này cũng dự định chi 960 triệu USD thực hiện một kế hoạch tổng thể mang tên “những cánh đồng”. để vực dậy ngành nông nghiệp. Việt Nam cũng đã mất rất nhiều đất cho công nghiệp, dịch vụ, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, biết đâu đó sẽ là tương lai của chúng ta?. 2.2) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.