MỤC LỤC
Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (khoảng dưới 10%) song lại là điều kiện pháp ký bắt buộc đối với 1 ngân hàng khi mới thành lập, vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của 1 ngân hàng. Một mặt, vốn tự có là cơ sở để ngân hàng tiến hành mọi hoạt động kinh doanh. Mặt khác, nó được coi là “tấm đệm chốn đỡ rủi ro” khi ngân hàng gặp khó khăn đặc biệt là nguy cơ mất khả năng thanh toán có thể dẫn ngân hàng tới phá sản. Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định. Vốn điều lệ: là vốn do cổ đông đóng góp và được ghi vào trong điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định phải bằng vốn pháp định. Vốn tự có bổ sung: vốn tự có của các NHTM không ngừng tăng lên theo thời gian thông qua nguồn vốn bổ sung gồm:. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Với mục đích tăng cường vốn điều lệ ban đầu, là vốn được trích từ lợi nhuận hàng năm để bổ sung vốn pháp định. Luật của Việt Nam quy định hàng năm phải tính 5% lợi nhuận ròng để lập quỹ này, còn mức tối đa do NHTƯ quy định. Quỹ dự trữ đặc biệt: Dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ. Đây cũng là loại vốn được tính từ lợi nhuận để bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động. Hàng năm ngân hàng phải trích 10% trên lợi nhuận ròng cho tới khi bằng vốn pháp định. Ngoài các quỹ trên, còn có phần lợi nhuận được phân bổ hay các quỹ nghiệp vụ khác như: quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ phúc lợi, khen thưởng, khấu hao…. Một ngân hàng có vốn tự có lớn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, bởi nó là 1 nhân tố có khả năng tác động lớn tới tâm lý khách hàng khi lựa chọn. ngân hàng để thực hiện giao dịch và gửi tiền, từ đó tạo nên uy tín của ngân hàng. Mặt khác, giá trị vốn tự có cũng chính là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được khi gặp phải rủi ro. Bởi vậy ngân hàng muốn hoạt động an toàn nhất thiết phải duy trì được mức vốn đủ lớn, thể hiện năng lực tài chính của mình là đủ mạnh. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cạnh tranh trên mọi lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng nào có mức vốn tự có thấp sẽ dễ dàng gặp phải khó khăn, đổ vỡ do phải cạnh tranh với những ngân hàng có mức vốn lớn, quy mô hoạt động mạnh. Nhất là đối với các nước đang phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện mở cửa hệ thống tài chính thì đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm cho các ngân hàng nhỏ với tỷ lệ vốn thấp. Do đó, các ngân hàng phải có kế hoạch tăng cường vốn cho ngân hàng mình nhằm giúp cho ngân hàng có được nền tảng vững chắc, chống được các rủi ro trong hoạt động, tận dụng lợi thế cạnh tranh. Một nguồn vốn hùng mạnh sản xuất giúp các ngân hàng tiến hành thực hiện các kế hoạch, các chiến lược dài hạn như mở rộng quy mô hay đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ, dễ dàng thực hiện các mục tiêu của mình cũng như là căn cứ để kiểm soát và giới hạn hoạt động của mình giúp ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả. b) Quy mô vốn huy động. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của NHTM, đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là vốn kinh doanh chính và là đòn bẩy để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Vốn huy động luôn biến động nên ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với 1 tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Ngân hàng huy. động vốn dưới 2 hình thức: Nhận tiền gửi của cá nhân hay tổ chức và phát hành các công cụ nợ. Quy mô vốn huy động thể hiện khả năng huy động của ngân hàng, khối lượng vốn được ngân hàng sử dụng để kinh doanh, đầu tư. Một ngân hàng có thể huy động được 1 khối lượng vốn lớn, dễ dàng, trong 1 thời gian ngằn hẳn ngân hàng đó phải có 1 tiềm lực tài chính đủ mạnh, có uy tín và có khả năng ảnh hưởng lớn tới thị trường. Nhìn vào quy mô vốn huy động, khách hàng phần nào thấy được quy mô hoạt động của ngân hàng, đánh giá được phần nào uy tín và hình ảnh về ngân hàng. Vốn huy động là vốn chính để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thực hiện cho vay và đầu tư trên thị trường tài chính để kiếm lời. Chính vì thế, quy mô vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng, quy mô hoạt động đầu tư, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận, bổ sung vốn tự có, góp phần củng cố và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. c) Quy mô vốn đi vay. Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM và NHTƯ, hay giữa các NHTM với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác. Các NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ hoạt động. Nói cách khác là ngân hàng tạm thời thiếu vốn khả dụng. Quy mô vốn vay thể hiện khả năng vay vốn của ngân hàng, nó cũng phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng bởi 1 ngân hàng mạnh có thể chủ đọng vay được 1 khối lượng vốn cần thiết, dễ dàng hơn so với các ngân hàng khác có năng lực tài chính yếu, từ đó có thể tận dụng vốn đó để nắm bắt thời cơ kinh doanh hay đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng trong thanh toán, phòng ngừa rủi ro. d) Quy mô vốn khác. Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo được 1 khoản vốn trong thanh toán: Vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong tỏa do ngân hàng chấp nhận hối phiếu thương mại. Các khoản tiền tạm thời được trích từ tài khoản này nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng nên được coi là tiền nhàn rỗi. Quy mô vốn khác thể hiện khả năng gia tăng vốn của ngân hàng trong các hoạt động cung ứng dịch vụ, nó cũng phần nào nói lên chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. e) Tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn: Tỷ trọng của vốn tự có, vốn huy động, vốn vay, vốn khác trong tổng nguồn vốn. Cấu trúc vốn phân theo kỳ hạn là ngắn hạn, trung hay dài hạn, hoặc phân theo chủ thể huy động vốn là cá nhân hay tổ chức, qua đó đánh giá cơ cấu nguồn vốn hiên tại của ngân hàng đã đảm bảo phát huy tốt nhất năng lực tài chính của ngân hàng hay chưa. f) Tỷ lệ an toàn vốn. Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều ngân hàng đang hoạt động, với tốc độ phát triển của ngân hàng như hiện nay đòi hỏi các cấp quản lý phải xem xét lại việc cấp phép thành lập ngân hàng mới – một việc đang có xu hướng trở thành “ phong trào” tại Việt Nam, đòi hỏi NHNN Việt Nam cần phải ban hành những điều khoản chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cho ra đời những ngân hàng đủ mạnh về tài chính, năng lực hoạt động ổn định và hiệu quả, đảm bảo.
Chính sách tín dụng thoải mái với lãi suất cực kỳ thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực nhà đất để rồi hệ thống tài chính - ngân hàng Mỹ khụng cừng được gỏnh nặng do chớnh mỡnh tạo ra, đũi hỏi Nhà nước Mỹ phải cấp cứu. Không những thế, các tổ chức này còn là một trong những nhân tố tiềm ẩn góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính thê giới khi mà không thực hiện đúng quy trình, chức năng và nghiệp vụ thật tốt, góp phần nâng cao năng lực tài chính của mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của các doanh nghiệp tạo sự tăng trưởng, phát triển bên vững cho đất nước.
Tuy nhiên, Đảng, Chính phủ đã kịp thời đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đồng thời chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các nhóm giải pháp đó. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong năm qua chưa thật vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cân đối vĩ mô chưa hợp lý; đời sống dân cư chưa được cải thiện nhiều, giá cả những tháng cuối năm đã giảm song vẫn còn ở mức cao nên đời sống bộ phận dân cư thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai đang gặp nhiều khó khăn.
Và trong cơ cầu tiền gửi, xét về kỳ hạn gửi tiền thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các khách hàng Vietcombank có số liệu các năm tương đối là đồng đều. Có vậy là do, trong năm 2008, đã có sự thay đổi chính sách lãi suất sao cho phù hợp với tình hình kinh tế trong năm.