MỤC LỤC
Vì vậy, nếu không xuất trình vận đơn gốc và các chứng từ giao hàng khác thì người bán phải phát hành và xuất trình thư bảo lãnh của mình: LOI (Sell’s letter of Indeminity), đồng thời cũng xuất trình LOI cho ngân hàng để thay thế tạm thời vận đơn gốc hoặc các chứng từ khỏc. Thực tế cho thấy Tổng công ty chỉ nhập FOB với khối lượng mà tầu của mình có thẻ chuyên chở khi huy động tối đa công suất, khối lượng còn lại Tổng công ty nhập theo điều kiện CIF hặc CFR, nhường quyền vận tải cho người bán. Sau khi kiểm tra song Vinacotrol sẽ ghi kết quả kiểm tra vào chứng thư giám định và ký tên , đóng dấu.Nếu không có sai sót lớn về số lượng hoặc chất lượng Tổng công ty sẽ rút xăng dầu ra khỏi tầu hàng và bơm lên bể chứa nhập khẩu để kinh doanh trong nước.
Trong trường hợp phía nước ngoài không công nhận kết quả giám định của Vinacontrol, Tổng công ty phải mời S.G.S (Societe General De Surveillance) là công ty giám định của Thuỵ Sỹ được quốc tế công nhận đến giám định. Kết quả giám định về số lượng và chất lượng của Vinacontrol là căn cứ để hải quan ghi vào danh mục hàng hoá trong tờ khai hải quan , sau đó hồ sơ được chuyển lên lãnh đạo hải quan cảng biển để ký tên và đóng dấu.
Trong khi đó thị trường Châu á tương đối ổn định và thuận tiên cho việc nhập khẩu xăng dầu, nên Tổng công ty đã chuyển hướng nhập khẩu xăng dầu sang thị trường Châu á, mặt khác vẫn giữ được mối quan hệ bạn hàng cũ với các nước Đông Âu và một số nước khác. Cũng trong những năm 1990, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, khối lượng xuất nhập khẩu tăng, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam, hình thành khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất… Từ đó hình thành thị trường xăng dầu cung cấp cho tư bản nước ngoài, khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Có thể nói cho đến nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tái xuất với bốn khu vực thị trường chính, hoạt động tái xuất của Tổng công ty ngày càng được đẩy mạnh, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường vị thế của Tổng công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Một yếu tố nữa là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác của Việt Nam như Petec, Petechim, Vinapco, Saigon Petro tiếp tục cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty bằng chính sách giá cả và cơ chế phục vụ linh hoạt nên thị phần của Tổng công ty tại đây đã bị chia sẻ. Do địa hình khó khăn, thủ tục giao bằng đường bộ phức tạp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác của Việt Nam hầu như chưa triển khai tái xuất sang thị trường Lào tuy nhiên các doanh nghiệp Thái Lan có nhiều ưu thế hơn hẳn Việt Nam. Nắm bắt dược cơ hội này, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã tổ chức tìm hiểu thị trường, tăng cường việc xúc tiến bán hàng, từng bước hình thành mọi thị trường lớn mang lợi ích kinh tế đáng kể, tạo được việc làm, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có mà không cần đầu tư mới.
Mặc dù phần lớn các mặt hàng tái xuất do Nhà nước quy định mức giá trần (mức giá này thường thấp hơn mức giá bán trên thị trường quốc tế), song kết quả cho thấy nỗ lực chủ quan của Tổng công ty trong việc tăng doanh thu là rất lớn.
- Chi phí sản xuất kinh doanh còn cao, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty còn hạn chế, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi môi trường cạnh tranh quyết liệt hơn và nhất là khi tiến hành hội nhập trong những năm tới. - Cơ sở vật chất mặc dù đã được nâng cấp, hiện đại hoá nhưng trước sự cạnh tranh của các đối tác khác khi đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Tổng công ty còn lúng túng trong đối phó và gặp nhiều khó khăn; việc khai thác các cơ sở được đầu tư lại trở thành sức ép về chi phí (nhờ các kho tuyến sau, phương tiện vận tải…) gặp rất nhiều khó khăn. - Chiến lược phát triển con người chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tuyển dụng đào tạo mới chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, chưa quy hoạch và đầu tư tương xứng với yêu cầu phát triển lâu dài.
- Mặc dù chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước ngày càng thông thoáng nhưng các thủ tục hành chính đqang làm cho các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. + Nguồn xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu khan hiếm, nguồn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu khó khăn nên nhiều khi Tổng công ty phải hy sinh lợi ích doanh nghiệp, hạn chế tái xuất để đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng nội địa.
Tổng công ty xăng dầu Việt nam trước những đòi hỏi của tình hình và sự chuyển động chung của nền kinh tế cần phải năng động, cú sự vươn lờn rừ rệt, có sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để thực sự là doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chi phối, dẫn dắt, và là công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường xăng dầu. Vai trò chủ đạo của Tổng công ty không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng về dịch vụ hàng hoá bán ra mà còn thể hiện ở khả năng hỗ trợ, liên kết với các doanh nghiệp khác cùng chức năng trong việc tổ chức kinh doanh xăng dầu, đáp ứng nhu cầu ổn định thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội. Để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu xăng dầu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì Tổng công ty xăng dầu Việt nam phải trở thành Tổng công ty quốc gia mạnh và năng động với trục kinh doanh chính là xăng dầu, cùng với nó là các sản phẩm đa dạng của công nghiệp hoá dầu như gas, nhựa đường, hoá chất; có đầy đủ tiềm năng của một tập đoàn mạnh với các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
+ Đa dạng hoá có chọn lọc các lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở phát huy tối đa kinh doanh sản phẩm xăng dầu, xây dựng và phát triển các ngành hàng có nhiều tiềm năng dưới dạng các doanh nghiệp thành viên như dầu nhờn, nhựa đường, gas, các sản phẩm hoá chất, cơ khí, vận tải viễn dương. + Đa dạng hoá sở hữu vốn thông qua việc tham gia vốn của Tổng công ty vào một số lĩnh vực kinh doanh mà tại đó Tổng công ty không thể và không cần thiết phải sở hữu 100% vốn bằng việc tham gia cổ phần với nước ngoài hoặc liên doanh, tham gia cổ phần với các công ty trong nước.
Tổng công ty xăng dầu Việt nam sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, với bề dày kinh nghiệm và truyền thống đã thiết lập được mối quan hệ buôn bán xăng dầu chặt chẽ và đáng tin cậy với hấu hết các công ty xăng dầu lớn nhất thế giới, đồng thời giành được uy tín cao trên thị trường xăng dầu. Nghiên cứu chính sách bán hàng, đầu tư cho thị trường Lào, Campuchia để giữ vững và gia tăng sản lượng tái xuất, linh hoạt và tranh thủ mọi cơ hội phát triển thị trường tái xuất qua Trung Quốc…Bên cạnh đó, Tổng công ty nên nghiên cứu và triển khai phương thức bán hàng chuyển khẩu. Đánh giá và hoàn thiện cơ chế kinh doanh áp dụng thống nhất trên toàn quốc vào thời điểm thích hợp nhằm xác lập và cải thiện quan hệ mua bán hàng hoá, thanh toán nội bộ trong Tổng công ty, nâng cao trách nhiệm và sự chủ động của các đơn vị trong việc tổ chức kinh doanh, trong việc quản lý và sử dụng vốn, tăng cao tốc độ chu chuyển tiền.
Xăng dầu là một loại hàng hoá có tính chất lý hoá đặc biệt như: dễ bay hơi, dễ cháy nổ, rất độc hại…Do vậy, kinh doanh xăng dầu đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đầy đủ, hiện đại và tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt các quy trình quy phạm về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong toàn bộ quá trình kinh doanh. - Hiện đại hoá thiết bị đong rót nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí hao hụt, trang bị dụng cụ đo lường và hoá nghiệm tại các điểm xuất hàng, bảo đảm sự chính xác số lượng, kiểm tra chặt chẽ chất lượng bán ra; coi đây vừa là trách nhiệm, vừa là yếu tố để thu hút khách hàng.