Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Hà Nội

MỤC LỤC

Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

- Đối với người thứ ba: Công ty bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường cho người thứ ba những thiệt hại về tài chính một cách nhanh chóng và kịp thời để hỗ trợ và động viên họ trước tai nạn. - Đối với xã hội: việc các doanh nghiệp bảo hiểm giúp ổn định cho người tham gia giao thông trong sau khi tai nạn giao thông xảy ra đã góp phần rất lớn làm ổn định nền kinh tế và ổn định đời sống cho nhân dân.

Cơ sở của việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Ngoài ra các doanh nghiệp còn mang lại cho ngân sách Nhà Nước một nguồn lợi không hề nhỏ hàng năm qua thuế. Tư những cơ sở đó, ngày 10/3/1988 nghị định số 30/HĐBT đã quy định tất cả các loại xe cơ giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giơI đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm.

Đối tượng và phạm vi bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm

Có những hành vi tráI pháp luật nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng nó lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn thì cũng được coi là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại thực tế. - Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại,; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả các biện pháp không mang lại hiệu quả);.

Số tiền bảo hiểm

Ngoài ra, công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, thi cốt. Thông thường thì hạn mức trách nhiệm cao hay thấp phụ thuộc vào nhu cầu bảo hiểm và loại xe… nhà bảo hiểm chỉ trả tối đa là số tiền đã quy định trong hạn mức, nếu thiệt hại cao hơn người gặp bảo hiểm sẽ phải tự mình gánh chịu.

Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí bảo hiểm

Trường hợp đã đóng phí (tham gia bảo hiểm) cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm (làm tròn tháng) nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường. Tuỳ theo số lượng phương tiện, công ty bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa thường giảm 20%).

Hợp đồng bảo hiểm

- Hợp đồng bảo hiểm này chỉ có giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm trước pháp luật như trách nhiệm hành chính trách nhiệm hình sự. Ngoài ra người chủ xe còn có những quyền như đòi bồi thường nếu chưa thấy thoả đáng, quyền bổ xung sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng và các quyền khác trước pháp luật.

Giám định tổn thất và bồi thường

+ Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác (thuốc men, dịch chuyền, chi phí chiếu chụp X- quang…). + Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân (nếu có theo yêu cầu của bác sỹ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch) và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Giải quyết tranh chấp

Số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm sẽ không quá thiệt hại thực tế của người bị nạn và sẽ không quá hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm. - Trường hợp người thứ ba hay hành khách theo hợp đồng vận chuyển bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra khiếu nại trực tiếp đòi doanh nghiệp bảo hiểm đó bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết bồi thường theo đúng các quy định.

Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Nhưng khi tính toán cần chú ý: những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như phí bảo hiểm , chi bồi thường, & ); những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh ghiệp, thu nhập đầu tư & ) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.

THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

Bảo Minh liên tục phát triển không những về qui mô tổ chức, thị phần mà còn nâng cao hình ảnh, uy tín của mình trong một thị trường bảo hiểm năng động bao gồm nhiều công ty kinh doanh bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước, trong đó có 5 công ty bảo hiểm nhân thọ, 15 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 6 công ty môi giới bảo hiểm và 1 công ty tái bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết với sự tham gia của rất nhiều công ty bảo hiểm như Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC), Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty bảo hiểm bưu điện (PTI)… Mặt khác, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và có sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó bao gồm cả Bảo Minh.

Công ty Bảo Minh Hà Nội

Khó khăn chính đối với Bảo Minh hiện nay là làm thế nào có chiến lược kinh doanh hợp lý, thu hút thêm nhiều khách hàng trong khi đa số người dân, cơ quan doanh nghiệp đều tham gia bảo hiểm ở những công ty có kinh nghiệm lâu năm như Bảo Việt phi nhân thọ, PJICO. Vấn đề tâm lý khách hàng mà công ty cần vượt qua là các khách hàng còn e ngại khi tham gia bảo hiểm tại các công ty thành viên vì họ chưa tin vào năng lực, trình độ hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp cổ phần, cho rằng công tác giải quyết khiếu nại, bồi thường hay chậm trễ vì phải thông qua nhiều khâu, nhiều cấp.

Khâu khai thác

Trong khi hầu như tất cả các nghiệp vụ khác như: bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy đều phải tái đi khá nhiều, có khi tái đi 80-90%/năm, thì loại hình bảo hiểm này hầu như không tái đi, do đó việc tăng tổng doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này tác động lớn đến lợi nhuận của công ty. Hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do Chính phủ, Nhà nước những năm gần đây đã có những biện pháp phối hợp với cơ quan công an kiểm tra, giám sát rất gắt gao các chủ xe tham gia giao thông, đã làm cho số lượng xe tham gia bảo hiểm tăng dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm tăng cao.

Bảng 3: Số lượng xe tham gia giao thông.
Bảng 3: Số lượng xe tham gia giao thông.

Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất

Chắc chắn trong năm nay và các năm tiếp theo sẽ là năm mà nghiệp vụ này được thực hiện còn tốt hơn với những chiến lược kinh doanh của công ty. - Thực hiện các khoản chi hội nghị khách hàng để thông qua hội nghị khách hàng, công ty tìm hiểu, phân tích, đánh giá các mối hiểm hoạ để từ đó áp dụng các biện pháp thích hợp nhất mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.

Công tác giám định bồi thường

Trong các năm qua, công ty đã tiếp tục củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết bồi thường, không ngừng nâng cao chất lượng công tác bồi thường, đặc biệt là năm 2005 đã sắp xếp lại theo mô hình cơ cấu tổ chức mới: mỗi phòng khai thác đều có cán bộ giám định và giải quyết bồi thường riêng cho khách hàng của phòng mình. Ðó là chất lượng giám định chưa cao, đặc biệt là tính pháp lý của hồ sơ còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời thu thập thông tin và các yếu tố liên quan đến vụ tai nạn; xuất hiện nhiều hồ sơ tai nạn bị ứ đọng chưa giải quyết; đòi hỏi công ty phải tích cực đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực đó.

Bảng 5. Tình hình bồi thường nghiệp vụ trong năm 2002 _ 2005.
Bảng 5. Tình hình bồi thường nghiệp vụ trong năm 2002 _ 2005.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Bởi vì các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên một phần nào đó của hoạt động kinh doanh, nó không hề đề cập đến một yếu tố không thể thiếu được trong kinh doanh, đó là : chi phí. Bởi vậy, hiệu quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá sự vững mạnh và sự phát triển của mỗi công ty, và nó cũng là thước đo để đáng giá hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

Bảng 6. Kết quả kinh doanh trong năm 2001 - 2005
Bảng 6. Kết quả kinh doanh trong năm 2001 - 2005

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CỦA CHỦ XE CƠ

    Vấn đề đặt ra là trước yêu cầu phát triển, mở rộng, công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên sâu, mở rộng các văn phòng khai thác ở các quận huyện Hà Nội; tiến hành đào tạo nâng cao và đào tạo lại cho cán bộ, đại lý khai thác lâu năm, tuyển chọn và đào tạo các đại lý chuyên nghiệp và cộng tác viên, trang bị cho họ kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp. - Hơn nữa, công ty phải có sự điều chỉnh về mức phí, hình thức thanh toán phí cho khách hàng hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng đến với mình, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như: Công ty có thể giảm phí ở mức thấp nhất cho quyền lợi của khách hàng đối với một số khách hàng tham gia với số lượng lớn hay đối với khách hàng lâu năm mà ít tổn thất xảy ra.