MỤC LỤC
Hơn nữa, chu kỳ sản xuất trong ngành nông nghiệp là kéo dài; không như các ngành khác có chu kỳ sản xuất ngắn, chu kỳ của ngành nông nghiệp thường là 3 - 4 tháng, 1 năm hoặc thậm chí là 5 năm hay lâu hơn nữa (cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả lâu năm…). 5) Khả năng sinh lợi trong ngành nông nghiệp là không cao: Yếu tố này được quyết định bởi tính chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao, sản phẩm chủ yếu là hàng thứ cấp, giá cả không ổn định; lại phụ thuộc vào tự nhiên nên cho nên không thể lường trước được kết quả sản xuất kinh doanh, nếu được mùa, giá cả nông sản sẽ giảm theo quy luật cung cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng tính ra nông dân cũng không được lợi do sản lượng thấp. Nếu muốn tăng giá trị cho nông sản thì phải kéo dài chuỗi giá trị của nó, tức là gắn liền với công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp mang tính chất lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp do thói quen canh tác lâu đời, năng suất lao động thấp do chủ yếu là lao động chân tay. Ruộng đất canh tác thì đang giảm đi nhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó có sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, cũng một phần do công tác quy hoạch chưa cao. Khí hậu tự nhiên của Việt Nam lại rất khắc nghiệt do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gây ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. Mục đích của các nhà đầu tư luôn là lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Nhưng do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà việc thu hút đầu tư vào ngành vẫn còn gặp nhiều hạn chế, vốn đầu tư thu hút vào nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các ngành khác. Vai trò của ngành nông nghiệp. Sản lượng ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong quá trình phát triển. Đóng góp của ngành là vô cùng to lớn. và thủy sản Công nghiệp. và xây dựng Dịch vụ. 2) Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người: Nông nghiệp là ngành duy nhất thỏa mãn cho nhu cầu thiết yếu nhất của con người - nhu cầu tồn tại, và hiện nay chưa có ngành nào có thể thay thế được vai trò này của ngành. Với Việt Nam vai trò của ngành lại càng to lớn hơn khi phải bảo đảm an ninh lương thực cho hơn 80 triệu dân. 3) Là ngành cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến là một ngành có vai trò quan trọng, trong đó nguồn nguyên liệu chính của một số ngành này là các sản phẩm từ nông nghiệp. Do vậy, sản phẩm nông nghiệp là một trong những nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp, muốn phát triển các ngành công nghiệp chế biến thì yêu cầu phát triển nông nghiệp là điều kiện tất yếu. Ở Việt Nam hiện nay, khi mà các ngành công nghiệp chế tạo còn phát triển ở mức độ hạn chế do yêu cầu về vốn thì ngành công nghiệp. chế biến chiếm một tỷ trọng lớn, do vậy ngành nông nghiệp lại càng có vai trò quan trọng với các ngành công nghiệp này. 4) Là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ: Ngành nông nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành, nhu máy móc, phân bón… và các dịch vụ nông nghiệp khác. Ngành nông nghiệp với đặc trưng là là gắn liền với đời sống nông thôn là nguồn cung cấp lao động chính cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. 5) Cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp:. Là một nước nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó có nhiều sản phẩm chiếm giữ mức kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su… Dó đó, nông nghiệp vẫn là ngành xuất khẩu quan trọng để tăng thu ngoại tệ về cho đất nước. 6) Là ngành có vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái: Do việc gắn với tự nhiên nên phát triển sản xuất nông nghiệp có vai. trò quan trọng trong đảm bảo môi trường sinh thái. Phát triển nền nông nghiệp sạch, sử dụng đất có hiệu quả gắn với chống lãng phí tài nguyên đất, đồng thời phát triển các nông – lâm trường theo hướng kinh doanh trang trại sẽ góp phần cải thiện môi trường sống và hướng tới phát triển bền vững. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. 1) Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp: FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, đối với ngành nông nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở nên ít ỏi. Tuy các dự án đầu tư FDI vào nước ta là không lớn (khoảng hơn 950 dự án nông nghiệp trên cả nước so với tổng 8900 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước) và số vốn mỗi dự án còn hạn chế nhưng các dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 75 nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, các khu chế xuất…, đồng thời còn giúp hàng vận hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tính trung bình, ĐTNN vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, dù số lao động trong nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm tỉ cao tới gần 60% so với lao động chung của cả nước nhưng số lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 13%. trong số đó. Trong khi đó, hầu hết các dự án ĐTNN được triển khai tại các vùng nông thôn hoặc vùng lân cận đô thị, nhưng nguồn nhân lực tại chỗ đạt chất lượng, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư lại quá thiếu, dù rằng số lượng đang quá dư dôi. Đòi hỏi trong thời gian tới phải tăng cường công tác đạo tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 4) Tạo điều kiện cho nông sản nước ta có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới: Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế về hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới. Khi có sự tham gia của họ vào ngành nông nghiệp, thì tăng thêm cơ hội cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, với các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, thì giá trị của nông sản cũng được nâng cao, tăng thêm giá trị xuất khẩu. 5) Một số vai trò khác: Góp phần cải thiện công nghệ, kĩ thuật nông nghiệp nông thôn thông qua chuyển giao công nghệ; Cải thiện cơ sở.
Bên cạnh các chính sách trên, Trung Quốc vẫn áp dụng một số quy định cấm hoặc hạn chế nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên… Mặc dù thực hiện chính sách đa dạng hóa các loại hình đầu tư, chủ đầu tư, song đối với dự án vào các lĩnh vực phát triển và sản xuất ngũ cốc (bao gồm cả khoai tây), bông và cây lấy dầu, các loại thuốc gia truyền của Trung Quốc thì có sự hạn chế trong hình thức đầu tư: chỉ cho phép đầu tư với hình thức doanh nghiệp liên doanh và hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài không được chiếm tỷ lệ đa số. Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số.
Ngoài ra, việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước còn được áp dụng hợp tác xã thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (được giảm. 50%); trường hợp thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại dưới 40% sản lượng thì được xét giảm tiền thuê tương ứng, và nếu thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại. Quyết định này đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thu hút được nhiều doanh nghiệp và nông dân tham gia và nhờ vậy tăng cường quan hệ giữa các doanh nghiệp với người sản xuất, tạo điều kiện để nông dân tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật với giá cả hợp lý, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu mở rộng quy mô sản xuát, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Với những thành tựu dó, khu vực ĐTNN thực sự đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới cũng như tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới. Tương tự như ngành trồng trọt và chế biến nông sản, các đối tác có dự án đầu tư vào ngành chăn nuôi đều là các nước/vùng lãnh thổ có thế mạnh về nông nghiệp như Thái Lan, Đài Loan, Pháp… Trong khi đó, một số đối tác như Singapore, Bristish Virginlslands lại chủ yếu đầu tư vào các dự án sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thức ăn gia súc, chế biến thịt và một số dự án có mục tiêu chăn nuôi đặc thù như nuôi khỉ (Công ty Nafovanny có vốn đầu tư 5,2 triệu USD) để phục vụ nghiên cứu y học.
Hiện nay trên địa bàn cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp và khu chế xuất được thành lập, trong đó có 9 khu được xây dựng bằng nguồn vốn ĐTNN, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Đồng Nai, Bình Dương, thành phồ Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng… Việc hình thành các khu công nghiệp mới không chỉ tạo điều kiện thu hút lực lượng lao động ở nông thôn mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự bất cập của hệ thống sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản, hải sản, thực phẩm trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất là chưa thiết lập được mối quan hệ gắn bó lâu dài, bền vững giữa các hộ nông dân sản xuất nông sản, thực phẩm với các doanh nghiệp ĐTNN thu mua, chế biến ở trên từng địa bàn và chưa phát huy hết vai trò của các Hiệp hội theo ngành hàng để điều tiết chung các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm phù hợp với quan hệ cung – cầu trên phạm vi quốc gia, khu vực cũng như trên thị trường thế giới.
Do đó, Chính phủ nên giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ chuyên nghành, các địa phương tiếp tục rà roát, điều chỉnh lại những điểm đang còn bất cập trong các văn bản pháp luật, chính sách hiện hành nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và thu tục nhanh gọn tạo ấn tượng để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thay vì đầu từ vào lĩnh vực khác hoặc cùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng lại ở nước khác. Xem xét lại các điều kiện và thủ tục vay vốn tín dụng đầu tư phát triển (dưới 3 hình thức: cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng) nhằm tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tiếp cận một cách thuận lợi với nguồn tín dụng ưu đãi này (hiện có đến 70% dự án và 80% giá trị tín dụng ưu đãi được cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước).