MỤC LỤC
Vì văn hóa là sự phát huy các năng lực bản chất con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người nên dù đó là các hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội hay trong cách cư xử…Ngày nay, trong ngôn ngữ xã hội, người ta sử dụng khá phổ biến các khái niệm có liên quan đến văn hóa như: văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa giáo dục, văn hóa lao động, văn hóa gia đình, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật…Lẽ dĩ nhiên điều đó không loại trừ sự tồn tại những lĩnh vực hoạt động riêng của văn hóa, nghĩa là những hoạt động không thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị tinh thần hoặc vật chất chứa đựng những giá trị tinh thần, nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới cái chân, thiện, mỹ và khả năng sáng tạo ra cái chân, thiện, mỹ trong đời sống. Một văn kiện của Vatican ra đời năm 1972 trong phần nói về đời sống kinh tế của xã hội có viết: “Con người là tác giả, tâm điểm và là cứu cánh của tất cả đời sống của xã hội…Trong thời đại mà sự phát triển kinh tế, nếu được điều khiển và phối hợp một cách hợp lý và nhân đạo, có thể giảm được những chênh lệch trong xã hội thì nhiều khi lại làm cho những chênh lệch hoặc ở các nơi còn trở thành sự thoái hóa địa vị xã hội của những người yếu thế và miệt thị những người nghèo túng…” [19, tr 99].
Vì vậy, còn gọi là lễ đút cốm dẹp (Oóc Om Bok) đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, hàng năm được tổ chức rất quy mô ở thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) với nhiều nghi lễ và sinh hoạt văn hóa, thể thao độc đáo như: thả đèn gió, đèn nước, hát dù kê, cùng với những điệu múa lâm thôn rộn ràng phum, sóc. Chùa Khmer dù lớn hay nhỏ, ở địa phương nào cũng có công trình kiến trúc rất công phu, có sự phối hợp bởi những đường nét nghệ thuật độc đáo và hài hòa thể hiện ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của triết lý Phật giáo, minh họa những hình ảnh cổ xưa theo tín ngưỡng dân gian, đồng thời diễn tả những sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Khmer.
Cụ thể như Mặt trận tổ quốc, Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, các hội quần chúng như: Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, Hội Phật giáo, nhất là ở các chùa hỗ trợ việc vận động con em dân tộc đi học đúng độ tuổi…Sau 10 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Hội liên hiệp phụ nữ Sóc Trăng về công tác xóa mù chữ và hạn chế trẻ em bỏ học, Sóc Trăng được đánh giá là tỉnh thực hiện tốt và có nhiều sáng tạo cho chương trình góp phần vào thành quả chung của quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt với đối tượng trẻ em và phụ nữ dân tộc Khmer, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến. Dó đó, cần vận động nông dân vùng dân tộc Khmer tham gia các hình thức tổ chức hợp tác và hợp tác xã, tăng tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn, đầu tư mạnh cho hệ thống thủy lợi phục vụ kế hoạch chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và đặc biệt là tôm sú; hình thành vùng tập trung sản xuất nông thủy sản có giá trị cao và có thị trường tiêu thụ; tăng sản lượng hàng hóa lớn có giá trị làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đi đôi với phát triển thương mại dịch vụ góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập và mức sống cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Một thực tế đáng ghi nhận, trong những năm gần đây với việc huy động nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vùng đồng bào dân tộc Khmer đó là hệ thống tưới tiêu, cống thoát nước bằng gỗ, đắp đê ven biển, các tuyến kinh rửa mặn, rửa phèn…ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị…đã mang lại lợi ích cho bà con dân tộc Khmer trong sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập cho người dân. Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng trang thiết bị kỹ thuật cho trường cao đẳng nghề, các trung tâm dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động người dân tộc Khmer không đất sản xuất, thiếu điều kiện lao động, có chính sách miễn giảm học phí cho con em đối tượng chính sách, người dân tộc Khmer.
Vì vậy, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm tốt công tác vận động chức sắc, những người có uy tín để họ trở thành lực lượng chính trị cốt cán trong đồng bào Khmer nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc tình hình mới. Trước hết, cấp ủy phải rà soát, đánh giá lại thực trạng cán bộ là người dân tộc hiện có, qua đó sắp xếp bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng đồng chí theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương nhằm sử dụng tốt cán bộ hiện có, đảm bảo trước mắt và lâu dài.Trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ là người dân tộc Khmer cần chú ý đến học sinh, sinh viên đã được đào tạo từ các trường, số thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự là con em đồng bào dân tộc Khmer…Ngoài đối tượng là những cán bộ chủ chốt cơ sở, nên tập trung phát triển đảng viên mới ở đều khắp các tổ chức xã hội kể cả các vị sư sãi và các vị trong ban quản trị chùa.
Vì thế, tăng cường thông tin và công tác thông tin đến cộng đồng dân tộc Khmer bằng cách cấp các phương tiện thông tin cho nhà chùa là rất cần thiết, nên phổ biến rộng rãi các chủ trương chính của Đảng và Nhà nước để các sư sãi tìm hiểu và phổ biến lại cho đồng bào trong phum, sóc. Hơn nữa, để nâng cao chất lượng cho hoạt động văn hóa - thông tin, Sóc Trăng nên tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình phát bằng tiếng Khmer mặc dù hiện tại đã tăng so với trước đây (hiện nay đài phát thanh mỗi ngày ba buổi với thời lượng 240 phút/ngày; đài truyền hình mỗi ngày ba buổi với thời lượng 120 phút/ngày); cần tăng thêm chuyên mục khuyến nụng, khuyến ngư để đồng bào theo dừi, nắm bắt và từng bước ỏp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả.
Nhà chùa là môi trường thuận lợi cho việc chuyển tải các giá trị văn hóa, thông tin tuyên truyền, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Nhà chùa không chỉ tạo tiền đề tốt mà còn khơi dậy được tiềm năng, sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên sự phong phú của một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.
Hơn nữa, Nhà nước không nên can thiệp vào các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng nhưng có trách nhiệm hướng dẫn đồng bào Khmer thực hiện đúng đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; cần đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao tạo thêm sinh khí cho lễ hội. Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tìm kiếm, phát hiện những nghệ nhân Khmer nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng.
Xây dựng và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên các cấp để phổ biến cho cán bộ cơ sở những văn bản pháp luật mới liên quan đến cuộc sống của người dân, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương thì đồng bào dân tộc Khmer cần phải có ý về vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa, không nên có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, phải có ý chí tự vươn lên trong cuộc sống, có sức đề kháng trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế thù địch.