Lịch sử giáo dục An Giang giai đoạn 1975 - 2005

MỤC LỤC

GIÁO DỤC AN GIANG HƠN MƯỜI NĂM SAU NGÀY MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHểNG (1975 – 1986)

Giáo dục An Giang trước ngày An Giang hoàn toàn giải phóng (6/5/1975)

Nhưng, trong thực tế, do đặc điểm riêng của xã hội Việt Nam người phụ nữ trong nhiều gia đình được tôn trọng vì được pháp luật bảo vệ, vì bổn phận làm con là phải hiếu thảo với cha mẹ, ảnh hưởng của tôn giáo, nhân dân ta vốn tôn trọng phụ nữ (Phật bà Quan Âm, Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Kho…), trong nhiều gia đình người mẹ đóng vai trò chính về kinh tế, nhất là khi chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây v.v…nên với vai trò nội tướng người vợ góp phần đắc lực trong việc giúp chồng con làm nên sự nghiệp. Bức tranh ảm đạm về giáo dục của An Giang là một mảng trong cảnh u tối chung của giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc: hơn 95% dân số bị mù chữ, trường học phần lớn dành cho con em các tầng lớp trên, các công chức cao cấp, quan lại, nhằm vào việc đào tạo tay sai làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp; việc vào học ở các trường trung học, cao đẳng, đại học, du học chỉ là niềm ước mơ của con em nhà nghèo.

Giáo dục An Giang từ năm 1975 đến năm 1986 1. Giáo dục An Giang trong năm 1975

    Cải cách giáo dục phải làm cho giáo dục thấu suốt hơn nữa những nguyên lý học đi đôi với hành,, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục: hiện đại hóa chương trình học tập khoa học và kĩ thuật, mở rộng kiến thức quản lý kinh tế; tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và đạo đức cách mạng, bồi dưỡng kỹ năng lao động sản xuất và năng lực nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mĩ, thể dục thể thao và luyện tập quân sự. Tăng cường công tác bổ túc văn hóa, thực hiện phổ cập cấp II cho cán bộ đương chức, tiếp tục xóa nạn mù chữ, tiến tới phổ cập cấp I cho nhân dân, sắp xếp lại mạng lưới các trường trung học, đại học và công nhân kĩ thuật, ổn định qui mô tuyển sinh hợp lý, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, phân phối sử dụng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng vùng, chú trọng đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lý kinh tế cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp cao su, cà phê, chè …cán bộ điều tra khảo sát thiết kế thăm dò khai thác khoáng sản, cơ khí, hóa chất vật liệu xây dựng và giáo viên cấp I phục vụ cải cách giáo dục.

    Bảng 1.1- Số lớp, GV, HS mẫu giáo từ năm học 1976 – 1981.
    Bảng 1.1- Số lớp, GV, HS mẫu giáo từ năm học 1976 – 1981.

    GIÁO DỤC AN GIANG TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC (1986 – 1996)

    Bối cảnh của công cuộc đổi mới giáo dục

    Tuy nhiên trong giáo dục, việc đổi mới về nội dung, nhất là phương pháp dạy học lại tiến hành chậm; bởi việc tiếp nhận những thành tựu khoa học (cơ bản, giáo dục) không nhiều, do trình độ phát triển khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Từ khi mới ra đời và trải qua các giai đoạn của cách mạng giải phóng dân tộc, thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta có nhiều quan điểm, đường lối giáo dục đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược.

    Những quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục

    Một cỏch cụ thể, Hội nghị nờu rừ cần “tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân”, củng cố các trường công, chuyển một số trường sang bán công, phát triển các trường bán công, thành lập nhiều trường dân lập, mở rộng các loại hình giáo dục và đào tạo không chính qui, khuyến khích tự học… Lần đầu tiên, Nghị quyết của Đảng nói về việc “tự học” – một truyền thống của nhân dân ta, một phương thức phát huy tích cực của người học theo mục tiêu giáo dục của Đảng. Những yêu cầu cấp thiết mà Hội nghi Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư khoá VII (1993) đề ra đó chỉ rừ phương hướng cho ngành giỏo dục và đào tạo ra sức thực hiện có kết quả cụ thể .Trong đó việc phát triển qui mô giáo dục, đổi mới hệ thống giáo dục, đổi mới nội dung và phương phỏp dạy học đũi hỏi phải tiến hành xỏc định rừ mục tiêu, thiết kế chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể cho từng cấp học, bậc học, ngành học.

    Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với tụt hậu

    Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta không chỉ đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ của nhân dân gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội mà còn quan tâm đến trình độ phát triển của giáo dục trên cơ sở tiếp nhận những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và khoa học kỹ thuật được Đảng, Nhà nước ta chú trọng giải quyết ngay trong thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945, rồi trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (nhiều trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập, hợp tác với nhau trong nghiên cứu và đào tạo).

    Những giải pháp đổi mới giáo dục của Đảng bộ và chính quyền An Giang

      Phát huy vai trò của Ban Tuyên giáo và bộ phận Văn Xã của Ủy ban Nhân dân các cấp, Tỉnh ủy qui định: Phó Chủ tịch phụ trách Văn Xã các cấp phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục của Đảng và chính quyền tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất lượng giỏo dục; Ban Tuyờn giỏo theo dừi việc bảo đảm quan điểm, tư tưởng trong giỏo dục; Ban Văn Xã, các Sở, Phòng chỉ đạo trực tiếp mọi công việc giáo dục; tháo gỡ những vướng mắc chung quanh việc phát triển Đảng viên trong ngành giáo dục. Cải tiến đổi mới hệ thống giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tuy khó nhưng có bộ phận khoa học, chuyên môn đảm trách; việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực phải do giáo viên và học sinh thực hiện với tinh thần thực sự cách mạng.Việc nầy chưa làm được nhiều trong năm năm đầu của công cược đổi mới, cần được phát huy ở các giai đoạn sau.

      Việc thực hiện quan điểm, chủ trương đổi mới thể hiện trên các mặt giáo dục

      • Xoá nạn mù chữ, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học
        • Giáo dục nghề nghiệp, đào tạo đại học, cao đẳng
          • Xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

            Việc quán triệt đường lối đổi mới giáo dục bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông ở An Giang được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: từ năm học 1987 – 1988 trường trung học cơ sở được tách khỏi trường phổ thông 9 năm làm cho cấp học này phát triển tốt hơn; đẩy mạnh thực hiện chương trình, sách giáo khoa, cải cách giáo dục theo đúng qui định của Bộ Giáo dục lúc bấy giờ; đẩy mạnh giáo dục thể chất; phát triển các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin; tiến hành có kết quả việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật các trường học; triển khai hoạt động thanh tra để nâng cao chất lượng trong giảng dạy; chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm; Sở Giáo dục – Đào tạo quản lý toàn diện cấp trung học phổ thông; thực hiện giáo dục quốc phòng.v.v…. Sự phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo mang lại một số kết quả đáng khích lệ: số lượng học sinh tăng, chất lượng có bước phát triển, xây dựng thêm nhiều trường lớp khang trang, giảm bớt tình trạng ca ba và trường tre lá, xây dựng và thực hiện các qui ước về nếp sống văn minh trong thanh niên, phần lớn thanh niên sống và làm việc theo pháp luật…Cũng còn một số yếu kém đòi hỏi phải có biện pháp hữu hiệu trong viêc huy động gia đình và xã hội tích cực tham gia vào công tác giáo dục mới giải quyết được, đó là, cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, xuống cấp; con em gia đình nghèo gặp khó khăn trong việc đóng học phí; tỉ lệ người đi học còn thấp chỉ “chiếm 20% dân số” (Sở GD – ĐT An Giang, 1996); một số thanh niên còn tham gia buôn lậu, vướng vào nạn ma túy, mãi dâm….

            Bảng 2.1:Kinh phí cho công tác chống mù chữ             (Đơn vị: VNĐ)
            Bảng 2.1:Kinh phí cho công tác chống mù chữ (Đơn vị: VNĐ)

            GIÁO DỤC AN GIANG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HểA – HIỆN ĐẠI HểA (1996 – 2005)

            Việc thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng thể hiện trên các mặt giáo dục

            • Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, chống mù chữ-phổ cập giáo dục tiểu học
              • Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, đào tạo nghề, cao đẳng, đại học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, thành lập Đại học An giang,
                • Công tác tài chính, cơ sở vật chất và cải tiến công tác quản lý

                  Khắc phục hạn chế đó, Hội nghị xác định là cần phải “kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể và nhấn mạnh là mọi người trong xã hội đều có nhiệm vụ chăm lo cho giáo dục: Các cấp uỷ và tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực chogiáo dục. Tỉnh uỷ xác định cần phải “tăng sự huy động đầu tư của xã hội và nhân dân” dưới các hình thức như: Xây dựng quỹ phát triển giáo dục (thu quỹ xây dựng theo đầu học sinh, thu hoàn chi phí đào tạo, vận động sự ủng hộ của mọi người trong ngoài nước); thu học phí; xây dựng quỹ khuyến học trên cơ sở động viên các đoàn thể, các tổ chức kinh tế – xã hội và nhân dân đóng góp; ban hành chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế - xã hội, tư nhân đầu tư phát triển các loại trường lớp tư, dân lập; tìm cách tăng dần sự đầu tư của xã hội và nhân dân, đạt tỉ trọng khoảng 20 – 25% nhu cầu tu sửa, xây dựng và chỉnh trang trường lớp”.

                  Bảng  3.1. Số lượng học sinh nhà trẻ, mẫu giáo những năm 1995-2000:
                  Bảng 3.1. Số lượng học sinh nhà trẻ, mẫu giáo những năm 1995-2000:

                  Tổng quát về sự nghiệp giáo dục An Giang trong những năm 1975 – 2005

                    Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh An Giang muốn đi học nghề ở các trường trung học nghề trong tỉnh, nhưng không được vì nhiều lý do: thi vào trường dạy nghề không đậu, trường ở xa nhà phải tốn thêm tiền thuê nhà trọ, tốn tiền học phí, các em còn trong tuổi vị thành niên dễ bị lây nhiễm các thói hư tật xấu khi sống ngoài tầm kiểm soát của gia đình…Các vị lãnh đạo ngành giáo dục thường tính toán là: sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, 50% học sinh vào học các trường trung học nghề, 50% còn lại sẽ vào học ở các trường phổ thông trung học; đối với An Giang những tính toán như vậy không thể trở thành hiện thực được vì những lý do nêu trên và An Giang cũng không đủ sức thành lập các trường dạy nghề cho 50% học sinh còn lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự nghiệp giáo dục An Giang cũng đứng trước những thử thách gay gắt do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, việc xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp, tác động xấu của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam… Lúc đó một số nhà trẻ, mẫu giáo phải đóng cửa; số lượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông giảm sút do nhiều học sinh rời trường, về nhà phụ giúp gia đình; nhiều giáo viên bỏ việc do đời sống khốn khó xuất phát từ đồng lương quá thấp; qui mô ngành đào tạo nghề giảm sút đến mức thấp nhất; nhiều phụ huynh không cho con em đi học vì họ cho rằng dù có học cũng chẳng làm được gì…Những biến động tiêu cực trên, yêu cầu đổi mới giáo dục – đào tạo trở nên bức thiết để vừa phát triển qui mô, vừa nâng cao chất lượng, số lượng, cải thiện đời sống giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực cho các yêu cầu của nền kinh tế xã hội….