MỤC LỤC
Bởi vì vai trò của ngân sách nhà nước trong quá trình huy động các nguồn lực đầu tư đã giảm xuống đáng kể, nên hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán đã trở thành các kênh có hiệu quả qua đó tiền tiết kiệm của các hộ gia đình trở thành các khoản đầu tư. Đồng thời, với một mức dự trữ ngoại tệ cao (140 tỉ USD vào cuối năm 1997) và thái độ thận trọng đối với cải cách quản lý ngoại tệ, Trung Quốc là một trong những nước Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997 và 1998.
Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng xấp xỉ 15 lần trong 20 năm, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 32 lên vị trí cường quốc ngoại thương thứ 10 thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, Italia, Canada, Hồng Kông và Hà Lan. Năm 2001, mặc dù có những biến động mạnh đối với nền kinh tế toàn cầu, thêm vào đó là sự kiện khủng bố nước Mỹ vào ngày 11 tháng 9 đã gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Mỹ và có ảnh hưởng xấu tới hoạt động.
Vì vậy Trung Quốc đã chọn vùng ven biển làm vùng có nhiều thuận lợi hơn cả để đi đầu trong chính sách mở cửa, nhằm phát huy ưu thế của vùng này với tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào, vị trí thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Nếu khu vực ven biển Trung Quốc (bao gồm cả đồng bằng sông Châu Giang và đồng bằng sông Trường Giang, vùng tam giác nam Phúc Kiến, bán đảo Sơn Đụng, bỏn đảo Liờu Đụng) cú thể đivào thị trường quốc tế để tỏ rừ thế mạnh, tỡm lối thoát, thực sự chuyển sang quỹ đạo kinh tế hướng ra bên ngoài thì chẳng những kinh tế vùng ven biển có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của khu vực miền Trnng và miền Tây.
Nó không những lớn hơn so với các khu chế xuất về quy mô mà ngoài nhiệm vụ chế biến xuất khẩu như các khu chế xuất, chúng còn khuyến khích các nhà đầu tư vào nhiểu lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,… Đây thực sự là những máy lọc để lọc bỏ những gì không phù hợp với nhu cầu và truyền thống vốn có của Trung Quốc, là dầu bôi trơn giúp cho cỗ máy kinh tế của Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới. Đó là: cơ cấu kinh tế mất cân đối nặng nề, mặc dù đã được coi là khu vực kinh doanh tổng hợp, nhưng do quá chú trọng đến phát triển công nghiệp,các đặc khu kinh tế đã tạo ra nguy cơ thiên lệch cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ vốn FDI trong ngành dịch vụ giảm dần kể từ năm 1990 nhưng vẫn chiếm phần lớn vốn đầu tư, tạo nên sự xa hoa lãng phí không cần thiết (Tại Thẩm Quyến, tuy có nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại nhưng vẫn còn tồn tại tới 200 khách sạn 4-4 sao, nhiều quán rượu, nhiều điểm ăn chơi, gần 100 vũ trường…); tính thiếu hiệu quả trong đầu tư thể hiện ở chỗ các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 71% hạng mục đầu tư;.
Mặc dù có những nhược diểm và kém hiệu quả như trên, nhưng những thành công lớn của các đặc khu kinh tế Trung Quốc cho thấy sự chuyển hướng và lựa chọn những chính sách, mô hình đúng đắn của chính phủ Trung Quốc kể từ khi mở cửa. Hiện nay, các đặc khu kinh tế Trung Quốc không ngừng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chú trọng thu hút vốn đầu tư từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp trong các đặc khu.
Sản phẩm tiêu thụ trong nước có thể xin miễn thuế này trong thời kỳ đầu mới xây dựng; cho phép một cơ sở mới nếu đăng ký thời gian thi hành liên doanh là lớn hơn 10 năm thì được hưởng chế độ miễn thuế 100% thuế thu nhập trong năm làm ra lãi đầu tiên và được hưởng 50% trong hai năm tiếp sau đó; cho phép các nhà đầu tư nếu tái đầu tư các khoản lợi nhuận trong thời gian ít nhất là 5 năm thì được trả lại 10% thuế thu nhập đánh vào các khoản vốn tái đầu tư. Đặc biệt, FDI và các quan hệ hợp tác có liên quan lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp mới của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, công bố cuối năm 1982 cụ thể như sau “Nước CHND Trung Hoa cho phép các cơ sở kinh doanh nước ngoài, các tổ chức kinh tế nước ngoài và những người nước với tư cách cá nhân được tiến hành đầu tư tại Trung Quốc và được tham gia vào nhiều hình thức hợp tác kinh tế với các cơ sở kinh doanh và các tổ chức kinh tế của Trung Quốc theo quy định của luật pháp nước CHND Trung Hoa”.
Những xí nghiệp nói trên nếu chưa đạt được tiêu chuẩn xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc chưa tiếp tục xác nhận là xí nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, trong thời gian 3 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh thì phải nộp trả lại 60% số thuế được truy lĩnh. Nếu nhà đầu tư chưa xây dựng xí nghiệp ở Trung Quốc nhưng có lợi nhuận, lợi tức, tiền cho thuê hoặc những thu nhập khác có nguồn gốc trong Trung Quốc, hoặc tuy họ đã xây dựng xí nghiệp ở Trung Quốc nhưng những thu nhập nói trên không có mối liên hệ thực tế với xí nghiệp đó, thì nộp thuế thu nhập 20%.
Đên năm 1996, Trung Quốc đã thực hiện được 2 cải cách và điều chỉnh lớn về thuế có liên quan đến nước ngoài:. Thứ nhất, giảm quan thuế, đồng thời điều chỉnh chính sách miễn giảm thuế. Những xí nghiệp liên doanh có đầu tư nước ngoài được phép thành lập sau 1/4/1996 phải nộp thuế theo đúng chế độ khi nhập thiết bị và nguyên vật liệu. Thư hai, giảm tỷ lệ thoái thuế xuất khẩu. Kể từ ngày 1/1/1996, sẽ căn cứ vào mức thuế thực tế của từng mặt hàng xuất khẩu để giảm tỷ lệ thoái thuế xuất khẩu. Cụ thể mặt hàng nông sản và than đá là 3%, hàng công nghiệp mà nguyên liệu là nông sản và những mặt hàng có thuế suất 10% thì tỷ lệ thoái thuế là 6%. Bên cạnh những ưu đãi trên, Trung Quốc còn thực hiện biện pháp đa dạng hoá cấc loại hình đầu tư. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để Trung Quốc thu hút được nhiều FDI. Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông). Môi trường kinh tế còn có sức hấp dẫn với Hoa kiều ở một số điểm khác như: kinh tế tăng trưởng mạnh (bình quân tốc độ tăng GDP là xấp xỉ 9%/năm), thị trường lớn, nguồn tài nguyên phong phú, giá thành lao động và giá đất thấp, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nguồn nhân tài phong phú.
Từ năm 1996, đồng thời với việc điều chỉnh chính sách, để khuyến khích các tập đoàn tư bản lớn Hoa Kiều, các công ty lớn ở các nước tư bản Âu Mỹ, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia đầu tư ngày càng nhiều vào Trung Quốc, Trung Quốc đã chú ý tới mục tiêu đầu tư của họ là muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và thông qua Trung Quốc tiến thêm một bước là chiếm lĩnh thị trường Đông Nam á và Châu á - Thái Bình Dương. Trung Quốc còn giúp đỡ họ cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vốn nước ngoài, giúp các doanh nghiệp này khơi thông nhiều mối quan hệ, giải quyết tốt vấn đề hợp tác đồng bộ các yếu tố sản xuất, đơn giản hoá các thủ tục, tạo môi trường đầu tư cởi mở.
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
Lượng vốn và lượng dự án qua các năm
Từ năm 1986, mục tiêu kinh tế chuyển sang sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, chính phủ khuyến khích đầu tư vào chế biến hàng xuất khẩu và những ngành thâm dụng nhân công. Quy mô các hạng mục đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã làm cho FDI có sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng.Đây là đặc điểm nổi bật của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Từ năm 1999 Trung Quốc đã nới lỏng qui định pháp luật về đầu tư nước ngoài, theo đó bên cạnh đầu tư mới dưới hình thức 100% vốn, nhà đầu tư còn có thể mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước. Gần đây, cùng với sự gia tăng đầu tư của các nước tư bản phương tây, nhiều hình thức đầu tư mới cũng xuất hiện ở Trung Quốc, như hình thức doanh nghiệp cổ phần, hình thức hợp đồng BOT,.
Thời kỳ đầu, song song với qui mô FDI vào Trung Quốc nhỏ thì nguồn này cũng chỉ tập trung vào một số ngành như du lịch, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng ( 90% năm 1985) vì những lĩnh vực này có qui mô nhỏ và dễ thu hồi vốn. Năm 1986, chính phủ Trung Quốc ban hành "Những qui định về khuyến khích đầu tư nước ngoài "trong đó dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nếu đầu tư vào những dự án mang tính sản xuất đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhằm hạn chế bớt sự chênh lệch về phân bố đầu tư giữa các vùng, gần đây, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng sự hấp dẫn hơn nữa của miền Trung và miền Tây đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài cũng có sự phát triển nhanh ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam của khu vực Nam Trung Bộ, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam.
Tuy nhiên , từ tháng 1/2001, Chính phủ Đài Loan đã bãi bỏ quy định về mức trần 50 triệu USD mà mỗi cá nhân được đầu tư về Trung Quốc nội địa và quyết định sẽ cấp phép tự động cho các dự án dưới 20 triệu USD, cùng với việc Trung Quốc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo quy định của WTO, các công ty Đài Loan sẽ được chuyển vốn trực tiếp về Trung Quốc chứ không phải thông qua một nước trung gian nữa. Từ tháng 9/1993, Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (MOFTEC) của Trung Quốc cho phép các công ty xuyên quốc gia được đến Trung Quốc và nới lỏng hơn phạm vi kinh doanh với các công ty này, nhiều công ty xuyên quốc gia và tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đã dồn dập đầu tư vào Trung Quốc với hy vọng sẽ có chỗ đứng lâu dài trong thị trường có tiềm năng khổng lồ này.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mười mấy phần trăm hàng năm của Trung Quốc có khoảng 4-5% thuộc về vốn bên ngoài, điều này có nghĩa là vốn của thương gia nước ngoài chiếm khoảng 3% tổng số vốn trong nước, đã đóng góp hơn 30%. Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc mang lại những phương thức hoạt động, những kinh nghiệm quản lý thị trường cho Trung Quốc, tạo điều kiện cho Trung Quốc dần hình thành thị trường các yếu tố sản xuất: thị trường kỹ thuật, thị trường vật tư, thị trường tiền vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai.
Ngành bất động sản phát triển mạnh còn nảy sinh hoạt động đầu cơ bất động sản buôn đất, buôn nhà làm cho giá các khâu chuyển nhượng vượt qua hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần giá nhượng bán đất gây nên sự bất ổn định của tiền tệ. Đúc rút những bài học kinh nghiệm thành công hay thất bại trong thu hút đầu tư của Trung Quốc, đề ra những giải pháp thích hợp để nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trên cơ sở những kinh nghiệm này là nội dung của Chương 3 sau đây.
Đảng và chính phủ Việt Nam tuyên bố mở cửa hội nhập với thế giới, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, hợp tác, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và công việc nội bộ của nhau; mở cửa khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế thị trường đã tồn tại khá lâu tại các nước NICs và ASEAN trong khi Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn bỡ ngỡ trước cơ chế mới, chưa có được một đội ngũ doanh nhân thông thạo thị trường thế giới và chưa có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh để ứng phó với những biến động kinh tế từ bên ngoài tràn vào do thực hiện chiến lược mở cửa.
Ngay từ đầu những năm 60, Trung Quốc đã có sự phân biệt trong quan hệ với Liên Xô và Đông Âu, và từ đầu những năm 70, nước này đã bắt đầu thắt chặt dần quan hệ chính trị với Mỹ và các nước phương Tây khác. Hơn thế nữa, Hồng Kông với vai trò là trung tâm tài chính hàng đầu của khu vực châu Á -Thái Bình Dương, một cảng tự do quốc tế lớn, một trung tâm thương mại hiện đại đó là một cửa ngừ quan trọng cho Trung Quốc trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như thu hút đầu tư ngay cả khi nó trở về Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước theo quy định của nhà nước theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng không kiểm soát được như hiện nay, đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia như phân cụng trỏch nhiệm và quyền hạn rừ ràng trong bộ mỏy hành chớnh, tinh giảm theo hướng gọn nhẹ, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy này nhằm ngăn chặn tham nhũng, quan liêu, gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Một nền kinh tế thị trường thực sự phát triển, có hệ thống thị trường đồng bộ, một môi trường chính trị ổn định sẽ là một nhân tố tích cực đối với việc tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam, góp phần thu hút nhiều hơn vốn FDI từ các nước phát triển.
Do tính chất của các KCN, KCX hiện chỉ bó hẹp trong phạm vi sản xuất công nghiệp, nên việc giải quyết vấn đề về cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư trong các KCN chỉ là sự cải tiến thêm một bước theo hướng thuận lợi hơn trên cơ sở những ưu đãi có sẵn, nhưng riêng với KKTM Chu Lai chúng ta phải nghiên cứu và thực hiện một cơ chế chính sách thật sự phù hợp với tầm quan trọng và mức độ tổng hợp của khu kinh tế trọng điểm miền Trung này. Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, các BQL KCN, KCX còn được mở rộng thêm một số nhiệm vụ quản lý thông qua việc thực hiện quy chế uỷ quyền của các bộ, ngành Trung ương và UBND cấp tỉnh như cấp giấy phép đầu tư, xét duyệt kế hoạch và quản lý xuất nhập khẩu đồng thời đặt đại diện đủ thẩm quyền (thuộc lĩnh vực chuyên ngành như hải quan, công an, thuế vụ, ..) giải quyết trực tiếp công việc tại từng KCN.
Nhiệm vụ cần làm hiện nay là tiếp tục cải tiến cơ chế QLNN hợp lý hơn, khoa học hơn trờn cơ sở quy định rừ chức năng quyền hạn của cỏc cơ quan cú thẩm quyền liên quan đến hoạt động của các KCN, KCX, tránh quản lý chồng chéo, thay đổi cơ chế uỷ quyền hiện tại bằng một cơ chế mới theo hướng phân cấp, trao thẩm quyền nhiều hơn cho BQL các KCN cấp tỉnh. Từng bước mở cửa thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư ở Việt Nam; xây dựng cơ chế để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được xây dựng, kinh doanh nhà ở và xây dựng; xây dựng kinh doanh phát triển khu đô thị mới, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ khoa học, công nghệ dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, từng bước mở rộng khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực.
Trước tình hình đó, Trung Quốc vẫn xác định học tập các kinh nghiệm của các thương gia nước ngoài, đặc biệt là của TNCs, tranh thủ các yếu tố sản xuất hữu hình và vô hình như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý do FDI của họ đem lại để phát triển công nghiệp dân tộc. Do đó, việc nắm bắt được mục tiêu và những quan tâm của TNCs để có những biện pháp, chính sách kịp thời tạo ra những điều kiện thuận lợi khuyến khích TNCs đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng, có tính chất lâu dài trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam, bởi TNCs không chỉ mang trong mình một nguồn vốn khổng lồ, mà trong nó còn hội tụ những công nghệ hiện đại nhất và trình độ quản lý tiên tiến nhất.
Một mặt tập trung vào việc chăm lo, bảo vệ cho cộng đồng người Việt ổn định cuộc sống, có điều kiện phát triển ở nước sở tại, đồng thời xây dựng hệ thống chế độ chính sách, biện pháp khuyến khích nhằm thu hút sự đóng góp của cộng đồng trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, huy động chất xám của trí thức Việt kiều cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong chính sách đối với Hoa kiều, những biện pháp giải quyết, bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho họ là những kinh nghiệm quí giúp chúng ta có thể tham khảo trong việc ban hành chính sách để khuyến khích đầu tư về nước của hai triệu Việt Kiều đang sống ở hơn 70 nước trên thế giới.
Tăng cường hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới