MỤC LỤC
` - Việc xây dựng quy hoạch phải giúp cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở địa phương các căn cứ khoa học để đưa ra các chủ trương, kế hoạch, các giải pháp hữu hiệu để điều hành quá trình phát triển KT - XH của địa phương;. Vì vậy, quy hoạch phải đề cập nhiều phương án, thường xuyên cập nhật, phải tìm ra các giải pháp, giải quyết các mâu thuẩn và tính tới những vấn đề nảy sinh nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà của hệ thống tự nhiên, kinh tế – xã hội.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương
- Các yếu tố về tình hình phát triển của vùng, cả nước và bối cảnh quốc tế tác động đến quá trình phát triển KT - XH của địa phương;. - Xác định những lợi thế so sánh, thời cơ cũng như khó khăn, hạn chế, thách thức sự phát triển của địa phương.
Năm là, xử lý tốt mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác, thể hiện được đặc thù của ngành ở chỗ vừa là phúc lợi xã hội (do Nhà nước cung cấp), vừa là ngành cung cấp dịch vụ, nờn cần phõn biệt rừ vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước và của các tổ chức, các cá nhân khác trong xã hội. - Quy hoạch phát triển GD - ĐT dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các quy hoạch khác như kết quả dự báo dân số, phân bố dân cư, nguồn nhân lực, quy mô phát triển và phân bố các ngành sản xuất.
Giáo dục TH và THCS là nền tảng văn hoá của một nước, có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, là nhân tố hết sức cơ bản để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, góp phần đưa đất nước nhanh hoà nhập vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển KT - XH của các nước trong khu vực và quốc tế. Những dự báo tốt sẽ cung cấp thông tin cho quá trình nhận thức, ra quyết định và xem xét tác động của các lĩnh vực khác nhau, từ vĩ mô đến vi mô, từ bình diện của cả nước đến các vùng lãnh thổ, từ toàn bộ nền kinh tế đến các ngành và đến tận các đơn vị cụ thể (tổ chức, công ty, trường học…) được chính xác và hiệu quả cao, tránh được sự sai lệch và những hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch.
Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là phải thể hiện được một cách tổng hợp những kết quả dự báo theo những phương án khác nhau, chỉ ra được xu thế phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai, tạo ra tiền đề cho việc lập kế hoạch có căn cứ khoa học. Như vậy, đối tượng của dự báo giáo dục đào tạo là hệ thống giáo dục quốc dân của một nước, của địa phương với những đặc trưng về quy mô phát triển, cơ cấu loại hình, mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo, tổ chức sư phạm….
- Một trong những phương pháp thông dụng trong dự báo quy mô học sinh là phương sơ đồ luồng, nó có thể cho phép tính toán luồng học sinh suốt cả hệ thống giáo dục, một học sinh hoặc lên lớp, hoặc lưu ban, hoặc bỏ học. Quá trình tích luỹ kinh nghiệm của các chuyên gia đã giúp họ tổng kết và phát hiện những quy luật của quá khứ, hiện tại và có thể mường tưởng, tiên đoán về tương lai; phương pháp chuyên gia thường phát huy tác dụng khi được kết hợp với các phương pháp định lượng khác như phương pháp mô hình hoá.
Phát huy truyền thống hiếu học, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự nghiệp GD-ĐT có những bước đi vững chắc, điều đó góp phần đẩy nhanh sự phát triển KT-XH trên địa bàn.
Hệ thống trường học ngày càng được hoàn thiện, CSVC trường học được xây dựng theo hướng hiện đại với tốc độ nhanh, trang thiết bị trường học được bổ sung ngày càng nhiều. Tóm lại: Cẩm Xuyên là huyện thuần nông, còn nhiều khó khăn về thu ngân sách, thu hàng năm chỉ đáp ứng được trung bình từ 40% đến 50% nhu cầu chi, song cơ sở hạ tầng kinh tế của huyện đã được Nhà nước và nhân dân quan tâm, củng cố, đầu tư tương đối tốt, phần nào đã đáp ứng được đời sống nhân dân, tạo tiền đề cho sự phát triển KT- XH nói chung và sự ngiệp GD - ĐT nói riêng.
Tuy nhiên, hiện tại số cán bộ quản lý có tuổi đời cao chiểm tỷ lệ lớn; một số cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, được đào tạo đã lâu, chưa được đào tạo lại; theo yêu cầu của tình hình hiện nay còn có phần chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là về năng lực quản lý tài chính, khả năng tham mưu cho các cấp uỷ Đảngvà chính quyền địa phương còn hạn chế, tính năng động sáng tạo trong quản lý và điều hành công việc còn thấp. Về đội ngũ giáo viên đã được trẻ hoá dần (xem bảng 6): giáo viên có tuổi đời dưới 40 tuổi hiện nay chiếm 65,7%, đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.Vào những năm đầu thập kỷ 90( T.Kỷ 20), một bộ phận không nhỏ giáo viên có tư tưởng không ổn định, bỏ nghề nhiều.
Hai là, cấp uỷ Đảng và chính quyền ở một số xã chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chưa có những chính sách và bước đi theo định hướng xem: “ giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu “ cho nên chưa có những giải pháp tích cực, chưa phát huy có hiệu quả những nguồn lực của địa phương, chưa huy động mạnh mẽ các lực lượng xã hội cùng tham gia sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng về GD-ĐT, đặc biệt là Nghị quyết 2 - BCHTW khoáVIII, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần IX, kết luận của hội nghị 6 - BCHTW khoá IX, chiến lược phát triển GD&ĐT đến 2010, định hướng phát triển của bộ giáo dục đào tạo, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của việc phát triển GD - ĐT cũng như phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.; Tỉnh Hà tĩnh đã đề ra chiến lược, mục tiêu cho phát triển GD & ĐT những năm tiếp theo, được thể hiện trong nghị quyết 05- khoá XIV và nghị quyết 03 khoá XV của tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
+ Nâng cao hiệu quả giáo dục THCS, nhất là giáo dục về chính trị tư tưởng, bảo đảm mọi học sinh đều phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về kỷ thuật và hướng nghiệp; kết hợp với phân luồng sau THCS để chuẩn bị tiếp tục học THPT, học nghề hoặc có năng lực tiếp thu những tiến bộ KH - KT khi đưa vào cuộc sống. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục gắn với gia đình, nhà trường và xã hội.
GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, nên công tác xã hội hoá giáo dục được xem là sự vận động các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và mỗi người để mọi người hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình về giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ và tham gia xây dựng nền giáo dục tiên tiến, để giáo dục thực sự là của mọi người và vì mọi người. Xây dựng, củng cố hệ thống bộ máy tổ chức quản lý giáo dục từ phòng đến trường, rà soát, bổ sung, đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đẩy mạnh phong trào thi đua “ Hai tốt ” trong các nhà trường, quan tâm đến công tác cán bộ nữ, đào tạo bồi dưỡng tạo điều kiện cho nữ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ của mình.