Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân bền vững tại tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển với nhiều hình thức và quy mô khác nhau với hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… ra đời và hoạt động trong các tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,… Đặc biệt là từ khi Quốc hội ban hành luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty (1990), kinh tế tư nhân có bước phát triển rất nhanh chóng. Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội của tỉnh, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết các vấn đề xã hội….

Thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình

Do dân số Thái Bình vẫn còn tăng ở mức cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, nên nguồn lao động của Thái Bình hàng năm cũng được bổ sung và tăng lên khá nhanh (khoảng 19.000 người) từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ, học sinh tốt nghiệp phổ thông không đủ điều kiện học tiếp vào đại học, trung học chuyên nghiệp, số học sinh học nghề, cao đẳng, đại học tổt nghiệp về tỉnh làm việc. Thái Bình nằm gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, đó là những thị trường rộng lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho tỉnh, tác động rất lớn tới hoạt động kinh tế của tỉnh, tới quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Với ưu thế về địa giới hành chính gọn, địa hình bằng phẳng, thông tin liên lạc thuận tiện và kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển; mạng lưới giao thông đường bộ và hệ thống sông và các cửa biển; mạng lưới giao thông đường thuỷ phát triển sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của tỉnh với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế, nhất là với khu vực nam Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã có sản phẩm xuất khẩu, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ việc phát triển manh mún, nhỏ lẻ với kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, rất ít giao lưu trao đổi hàng hoá với các vùng khác; đến nay, kinh tế tư nhân tỉnh đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú các loại hình doanh nghiệp cùng đan xen cạnh tranh và phát triển trên thị trường, tập hợp thành một hệ thống kinh tế phát triển trên mọi lĩnh vực. Tính đến hết năm 2008, trong tổng số 2.114 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ngành hàng dệt may.Một số doanh nghiệp thuộc nhóm hàng kéo sợi, may công nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Hiện nay, ngoài khâu đăng ký kinh doanh là nhanh chóng và ít tốn kém nhất, các doanh nghiệp mới ra đời còn phải qua 3 khâu (khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn) trước khi bắt đầu hoạt động với thời gian từ 50 – 60 ngày, va chi phí khoảng 3 – 5 triệu đồng (tương đương gần 50% thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm ở tỉnh).

Bảng : Số người trong độ tuổi lao động ở Thái Bình qua các năm
Bảng : Số người trong độ tuổi lao động ở Thái Bình qua các năm

Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình

Hội nghị đã khẳng định : Trong những năm đổi mới, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Có thể khẳng định rằng, về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân, Đảng ta đã hoàn toàn đúng và sáng suốt khi đưa ra chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ở đó, mọi thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, kinh tế tư nhân là bộ phận hợp thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược… Có thể nói, đó là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Định hướng phát triển lĩnh vực này phải nhằm thu hẹp khoảng cách lạc hậu công nghệ, tạo bước nhảy vọt về năng suất chất lượng, hiệu quả; ứng dụng rộng rãi công nghệ ở các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phù hợp với khả năng, điều kiện tỉnh; phát triển và ứng dụng một số công nghệ cao (tin học, sinh học, tự động hoá) nhằm thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để có thể dễ dàng hội nhập vào môi trường khoa học – công nghệ của khu vực và Thế giới.

Cần nõng cao tinh thần trỏch nhiệm, quy định rừ chức năng, nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm việc với dân và doanh nghiệp, chấn chỉnh việc thi tuyển công chức, viên chức, đặc biệt là ở cấp tỉnh, cấp huyện; thực hiện tiêu chuẩn hoá công chức, viên chức, từng bước sắp xếp lại hệ thống đào tạo, giáo dục để có được một đội ngũ công chức, viên chức có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý Nhà nước hiện nay cũng như thực hiện chế độ cải cách tiền lương, để công chức, viên chức yên tâm công tác. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng bộ máy, tiến tới thành lập mới một cơ quan hoặc một tổ chức của Chính phủ để chịu trách nhiệm chính trong việc trợ giúp Chính phủ đề ra chính sách phát triển kinh tế tư nhân và phối hợp thực hiện chính sách giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là hoạch định các chính sách và đề ra chiến lược, để tạo môi trường thuận lợi cho việc thành lập, phát triển và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước, giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực hiện chính sách pháp luật; phân công cho một cơ quan chuyên trách thực hiện những. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng một cách nghiêm túc, công bằng đối với các doanh nghiệp và cả các tổ chức cá nhân Nhà nước có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như quy định tại điều 119, 120, 121 của Luật doanh nghiệp; khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, trong việc nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ phát triển kinh tế đất nước, đều được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Xử lý nghiêm túc, công bằng các hành vi vi phạm Luật doanh nghiệp như : cấp giấy đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều kiện hoặc từ chối cấp giấy đăng ký kinh doanh cho người đủ điều kiện; vi phạm các quy định về kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh, hoặc tiếp tục đăng ký kinh doanh khi bị thu hồi giấy phép; kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời nội dung, thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh; cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế; ….