MỤC LỤC
Nhờ đó Trung Quốc đã xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khu bảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với nhiều chủng loại động thực vật phong phú rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch có xu thế tăng trong thời gian gần đây. Không chỉ ngành du lịch Trung Quốc mà du lịch Thái Lan là một ví dụ điển hình cho việc phát triển thương hiệu du lịch, Nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, thu 7 tỉ USD mỗi năm và là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính châu Á năm 97 - 98.
“Mục tiêu của chúng tôi là tìm thêm tiền cho Thái Lan bằng cách nới dài số ngày mà các du khách cao niên có thể ở”, theo lời ông Parichart Kristhong, giám đốc Trung tâm hợp tác cư ngụ dài hạn của Sở Du lịch Thái Lan. Không những vậy, du lịch Thái Lan phát triển trước VN khoảng 20 năm và được như ngày hôm nay là nhờ vào hàng không phát triển mạnh, có nhiều hãng máy bay và lịch bay đa dạng.
Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành, và một hoạt động càng quan trọng hơn đú là việc ô Xõy dựng thương hiệu cho một điểm đến ằ - một điểm đến thu hút du khách,làm cho du khách nhớ mãi. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa. Nó không chỉ quan trọng với nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà hơn nữa đó là một cách thông minh để đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia !.
(Theo số liệu của tổng cục du lịch Việt Nam) Từ năm 2000 đến năm 2007, với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng lên tới 3.516 tỷ đồng đã góp phần không nhỏ khuyến khích các địa phương thu hút đầu tư du lịch dựa trên lợi thế từng vùng. Năm 2005, nước ta đã có thêm hai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, dự án bằng nguồn vốn ODA do EU tài trợ là 11,8 triệu USD cũng là tín hiệu hứa hẹn cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực của ngành du lịch trong thời gian tới. Đồng thời ngành có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Nha Trang…và các tuyến du lịch quốc gia, đầu tư phát triển bền vững một số địa điểm: Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Sa Pa…Việc đầu tư của ngành trong thời gian qua đã có chiều sâu, có trọng điểm.
Mặc dù tiềm năng du lịch ở Việt Nam là rất lớn song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai thác các tiềm năng tự nhiên hoặc có sẵn thì ngành du lịch khó có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử như tại hội chợ ITB được tổ chức thường niên tại Đức, mặc dù ngành du lịch Việt Nam tham gia khá đều đăn nhưng lượng khách Đức đến Việt Nam trong thời gian qua cũng chẳng tăng được là bao nhiêu, thậm chí năm 2003, lượng khách du lịch đến từ nước này còn giảm gần 4% so với năm 2002. Trước thực trạng này chúng ta cần phải có sự học tập sáng tạo công nghệ quảng bá của nước ngoài, sử dụng loại hình quảng bá mới…để mọi người biết đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch, ngoài những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng, chúng ta còn thu hút khách du lịch nước ngoài bằng hàng loạt địa điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc với những bờ biển đẹp. Sau hàng loạt các sự kiện quốc tế như sự kiện 11-9 ở Mỹ, vụ bạo động ở thái Lan, vụ đánh bom ở khu du lịch Bali (Indonesia), và hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố ở nhiều nước trên thế giới…gây hoang mang cho du khách nên những điểm đến an toàn là lựa chọn số một của khách du lịch. Ngành du lịch Việt Nam- một ngành còn non trẻ lại mở ra vào lúc thế giới có nhiều biến động như nguồn viện trợ cho Việt Nam giảm, lượng du khách từ thị trường Liên Xô cũ ít đi, Việt Nam còn chịu sự bao vây cấm vận…Dẫu biết tiềm năng du lịch của Việt Nam là lớn nhưng trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển nên điều kiện để chuyển hoá tiềm năng đó thành sản phẩm du.
Muốn xây dựng thương hiệu du lịch cũng đồng nghĩa với việc phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường lịch sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, làm sao để khi đến Việt Nam và trong những lần du lịch tiếp, nơi họ nghĩ đến đầu tiên đó là Việt Nam..Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng củ nhân dân, tạo việc làm cho xã hôi, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật; xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao khi nước ta đang chuẩn bị ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế. Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử, văn hoá… Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách khắc phục tình trạng thiếu xe tốt, thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn….
Nhà nước cần có những ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá cơ sở du lịch theo nhu cầu du khách, ưu tiên, miễn giảm, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê dất, lãi suất ưu tiên vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia, có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn, rà soát điều chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch, áp dụng thống nhất chính sách một giá trong cả nước. Đặc biệt cần đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế, cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý, sửa đổi, bổ xung quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch như: đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, quầy thông tin du lịch… Nghiên cứu và xúc tiến miễn thị thực với các nước ASEAN và một số nước là thị trường trọng điểm khác có nhiều khách vào Việt Nam du lịch.