Kế toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may Long Thành

MỤC LỤC

Đặc điểm về tổ chức bộ sổ kế toán

Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty, công tác hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng, thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình, giám đốc quá trình hình thành, vận động và phát triển của tài sản.  Dòng “giá thành sản phẩm,dịch vụ trong kỳ”:được xác định bằng cách lấy số liệu chỉ tiêu “chi phí SXKD dở dang đầu kỳ”cộng(+)chỉ tiêu“chi phí SXKD phát sinh trong kỳ” trừ(-) chỉ tiêu “chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”.

Sơ đồ 1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Các chế độ và phương pháp áp dụng

• Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có thể chuyển đổi dễ dàng thành các khoản tiền được biết trước mà không cần phải thông báo. • Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính: Lãi tiền vay của các khoản vay liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng hay sản xuất những tài sản cần một khoảng thời gian tương đối dài để hoàn thành và đưa vào sử dụng, được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đã sẵn sàng để sử dụng.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

TNHH MAY LONG THÀNH

Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty 1. Chi phí sản xuất

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.Tuy nhiên, khi xác định chi phí để tính giá thành thực tế sản phẩm thì chỉ bao gồm ba loại. Công ty TNHH May Long Thành cũng giống như các công ty trong ngành may mặc khác đều có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp theo kiểu chế biến liên tục (Cắt, may, là gấp, đóng gói) kết hợp với chế biến song song bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau cấu thành. Chính vì vậy mà tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ chiếm khoảng từ 5%-10% tổng chi phí sản xuất của hàng nhận gia công trong kỳ; chủ yếu là nguyên vật liệu phụ.Khi chuyển nguyên vật liệu (vải, da thuộc..) cho Công ty thì khách hàng đã tính toán định mức hao hụt của vật liệu và quy định cho Công ty thực hiện trong Hợp đồng kinh tế.Như vậy, với đặc điểm là một doanh nghiệp may gia công nên việc tính giá thành sản phẩm thực tế ở Công ty.

Nguyên phụ liệu là những loại vật liệu đi kèm với nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng cho sản phẩm như: chỉ may, chỉ thêu, cúc, phécmăngtuya, ghim, thùng carton, túi nilon, phấn. Nguyờn vật liệu chớnh khụng theo dừi về mặt giỏ trị nờn khụng hạch toỏn vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng.Tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách, Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức nguyên vật liệu chính tiêu hao cho một sản phẩm do phòng Kỹ thuật chuyển tới, phòng kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (Biểu số 1) để sản xuất thử sản phẩm mẫu. Chi phớ này được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp được đưa vào để tính giá thành phẩm trong công ty bao gồm: chi phí thu mua túi PE, ép nhãn mác, thùng Carton và chỉ may,phụ liệu khác.

Do công ty có ít danh điểm nguyên phụ liệu cho nên để tiện cho công tác quản lý kịp thời, chính xác Công ty đã sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên phụ liệu và phương pháp tính giá nhập trước xuất trước để xác định giá trị hàng xuất kho. Để theo dừi chặt chẽ vật liệu xuất kho, trờn cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho (Biểu số 3) kế toán chi phí sử dụng sổ Chi tiết TK 6212 (Biểu số 4) tập hợp toàn bộ chi phí nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm. Theo Thông tư số 17/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Do công ty tính lương công nhân theo thời gian làm việc của họ nên khi vào sổ chi tiết cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất của từng dây chuyền cho mỗi sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đó.

Bảng phân bổ nguyên phụ liệu
Bảng phân bổ nguyên phụ liệu

Sổ cái

Tính giá thành sản phẩm tại Công ty 1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công ty may Đức Giang có rất nhiều dạng : - SPDD dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc chưa đồng bộ). Tại Công ty TNHH May Long Thành, hàng ngày phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất cho ngày hôm sau như số lượng sản phẩm được cắt, số lượng sản phẩm được may, số lượng sản phẩm nhập kho trong ngày. Nếu hoàn thành sớm số sản phẩm được giao, may thêm sản phẩm mới thì họ sẽ được tính thêm tiền lao động ngoài giờ.

Thêm nữa đặc điểm của Công ty là chuyên may gia công nên chi phí nguyên phụ liệu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí sản xuất chung thì được tập hợp và phân bổ cho toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng đó. Do vậy, giá trị sản phẩm dở dang của công ty là không đáng kể và kế toán Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở Công ty TNHH May Long Thành đều là theo từng mã sản phẩm, do vậy để tiện lợi cho công tác tính giá thành, kế toán công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp.

Cuối tháng, sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ, kế toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Biểu số 20). Bờn cạnh đó, kế toán cũng lập các Bảng tính giá thành theo mã sản phẩm và phân chia chi phí theo khoản mục chi phí, tính ra giá thành đơn vị sản phẩm (Biểu số 21).

Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành tháng 3/2009
Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành tháng 3/2009

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG

TY TNHH MAY LONG THÀNH

    Việc xác định như vậy rất phù hợp với đặc điểm của ngành may mặc, giúp công ty có thể đánh giá chính xác lượng chi phí tiêu hao ở mỗi phân xưởng, mỗi dây chuyền may, hiệu quả sản xuất đối với từng mã hàng để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình sản xuất, bộ phận cắt may, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm vẫn là những công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, lương của họ phải được tính vào chi phí nhân công trực tiếp chứ không phải tính vào chi phí nhân công gián tiếp như kế toán đã làm (Biểu số 9). - Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, tức là trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán công ty phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động, quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính và sự phân cấp quản lý của Công ty.

    Dựa trên đặc điểm này mà kế toán được chia thành hai nhánh: kế toán cung cấp thông tin cho quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp được gọi là kế toán quản trị; kế toán cung cấp thông tin cho những đối tượng chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp là kế toán tài chính. Đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật BHXH là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng.Đặc biệt kế toán công ty nên xem xét đến BHTN vì đây là một khoản trích mới theo lương. Bên cạnh đó, nhân viên kế toán tổng hợp phải tiến hành phân loại lại các khoản mục lương, đưa phần lương của công nhân cắt, hoàn thiện, đóng gói vào phần chi phí nhân công trực tiếp vì bộ phận công nhân này cũng vẫn là những công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm.

    Do đó phòng kế toán nên có yêu cầu lên ban giám đốc trang bị phần mềm kế toán mới, với những tíng năng ưu việt hiện đại, tuân thủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành, dễ đọc, dễ hiểu, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác cho người sử dụng. Tuy nhiên, để có được chuyên đề này ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của toàn thể các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Đào Bá Thụ - là người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập của mình.

    Bảng xuất nguyên vật liệu theo định mức
    Bảng xuất nguyên vật liệu theo định mức