MỤC LỤC
“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng.” (theo từ điển tiếng Đức, nhà xuất bản Berlin 1984). - Sản phẩm du lịch do nhiều cá thể tạo ra, tổng hợp từ nhiều ngành kinh doanh, các ngành này có sức tác động qua lại, kết hợp và phụ thuộc.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng thời gian, địa điểm sản xuất ra chúng. - Sản phẩm du lịch thường nằm xa nơi cư trú của khách du lịch nên trong kinh doanh du lịch rất cần các nhà phân phối.
- Công ty lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói của từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài, thực hiện chương trình du lịch đã bán hoặc kí kết hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa. - Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như: vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí..thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu của khách, xóa bỏ tất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, niềm tin vào thành công của chuyến đi.
- Có sự khác biệt giữa một chuyến đi du lịch với các chương trình du lịch, một chuyến đi du lịch phải có các chương trình cụ thể nhưng một chương trình có thể được tổ chức không chỉ cho một chuyến đi, một lần đi. - Các chương trình du lịch chủ động: công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch và chỉ có các công ty lữ hành lớn có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch do tính mạo hiểm cao.
- Chương trình du lịch là sự kết hợp, hoàn thiện và thống nhất giữa các giá trị sử dụng tạo ra chuyến du lịch trọn gói. - Chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách và đảm bảo tính kinh doanh của công ty.
- Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ như: hướng dẫn viên, lái xe, nhân viên khách sạn, nhà hàng, người bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, thái độ của người dân tại điểm đến. - Hoạt động marketing, quảng cáo: vì sản phẩm dịch vụ là sản phẩm vô hình, khách hàng chỉ có thể biết được sau khi đã dùng nó, do vậy hoạt động marketing, quảng cáo giúp cho khách hàng hình dung một phần về sản phẩm, dịch vụ mà họ sắp được dùng, giúp cho khách hàng biết được thông tin về chương trình, chuyến đi, thời gian, các tour tuyến, mức độ hấp dẫn của điểm đến.
- Sự trải nghiệm của khách hàng: những người đi du lịch càng nhiều thì sự kì vọng về chất lượng dịch vụ càng cao. Các yếu tố khách quan:. - Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ như: hướng dẫn viên, lái xe, nhân viên khách sạn, nhà hàng, người bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, thái độ của người dân tại điểm đến. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. - Giá cả dịch vụ: giá đắt hay rẻ một phần là cảm nhận của khách ban đầu, phần còn lại khách chỉ có thể đánh giá sau khi sử dụng dịch vụ. Do đó, khách sẽ có cảm nhận tốt về chất lượng dịch vụ nếu như chất lượng dịch vụ tương xứng với chi phí mà khách hàng bỏ ra. - Hoạt động marketing, quảng cáo: vì sản phẩm dịch vụ là sản phẩm vô hình, khách hàng chỉ có thể biết được sau khi đã dùng nó, do vậy hoạt động marketing, quảng cáo giúp cho khách hàng hình dung một phần về sản phẩm, dịch vụ mà họ sắp được dùng, giúp cho khách hàng biết được thông tin về chương trình, chuyến đi, thời gian, các tour tuyến, mức độ hấp dẫn của điểm đến. Tuy nhiên để khách hàng có cảm nhận tốt về chất lượng dịch vụ thì marketing, quảng cáo không nên quá phô trương. - Các yếu tố khác: môi trường, thời tiết, các vấn đề về an ninh xã hội,…Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng), ba di sản văn hóa (Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn) và hai di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồn chiêng Tây Nguyên). Sang năm 2010, nhằm khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới cũng như các nỗ lực của ngành du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những kế hoạch ứng phó kịp thời và nhanh chóng khi đưa ra các chương trình du lịch kích cầu phù hợp, qua đó hạn chế sự giảm sút, tiến đến phục hồi đà tăng trưởng một cách ngoạn mục như: Chương trình Ấn tượng Việt Nam, kích cầu du lịch trong nước năm 2009 và các chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam – Điểm đến của bạn” trong năm 2010.
Ngành du lịch Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng được đánh giá là nhanh nhất thế giới trong năm 2010. Đến năm 2010, tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, thêm vào đó, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch không chỉ ở trong nước mà ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được tổ chức với quy mô lớn, chất lượng cao diễn ra liên tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành du lịch như: lễ hội “Sóng nước Tam Giang”; Festival Huế 2010 được đánh giá là có quy mô lớn nhất, hoành tráng nhất so với các kì festival trước; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai qua nhiều hình thức và kênh thông tin; tổ chức nhiều hoạt động theo Chương trình xúc tiến và kích cầu du lịch năm 2010; ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng phối hợp tổ chức giới thiệu chương trình du lịch “Ba địa phương – một điểm đến”; ký kết hợp tác phát triển của các tỉnh trong tour du lịch “Hành trình qua các Kinh đô Việt Cố; tham gia tuần văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc,… Năm 2010, lượt khách quốc tế đến Huế tăng 1.89% tương ứng với mức tăng 11.4 nghìn lượt khách.
Do tính chất hoạt động kinh doanh lữ hành là bán các chương trình du lịch trọn gói (vận chuyển + lưu trú + ăn uống + vui chơi giải trí…) với việc liên kết nhiều ngành nghề để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du lịch, các công ty lữ hành đã không ngừng nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng làm việc nhanh nhạy để tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt, phục vụ kịp thời, đúng thời gian cho du khách. Chính vì thế mà việc đặt các chi nhánh đại diện ở các tỉnh, thành phố sẽ phần nào giúp công ty có cơ hội nghiên cứu kỹ các dich vụ mà nhà cung ứng cung cấp hay tiện lợi trong việc khảo sát, tìm kiếm các điểm du lịch mới nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cao cho các chương trình du lịch và tạo nên nhiều nét mới, phong phú cho sản phẩm của công ty.
Đến năm 2010, khi tình hình kinh tế thế giới có xu hướng dần ổn định lại, mặc dù nền kinh tế vẫn chưa khôi phục hoàn toàn nhưng tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến chi nhánh có xu hướng tăng trở lại với mức tăng 5.4%, doanh thu tăng 10% tương ứng với mức tăng 185 triệu đồng. Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới đã hồi phục, nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đã diễn ra ở khắp cả nước nói chung và tỉnh miền Trung nói riêng, cùng với những hoạt động nhằm thu hút khách trở lại của công ty mẹ như tăng cường quảng bá tiếp thị, đi tham quan các hội chợ du lịch, tìm kiếm thị trường mới,…tổng số lượt khách đến chi nhánh năm 2010 tăng 5.4%, lợi nhuận trong năm cũng tăng 74%.