Tài liệu luận văn: Thực trạng hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và giải pháp phát triển

MỤC LỤC

Kinh nghiệm hỗ trợ xuất khẩu cho SME của một số nước

Bên cạnh đó, Đài Loan còn thực hiện biện pháp "hạn chế lập xưởng", nghĩa là trên cơ sở đánh giá thị trường, chính quyền hạn chế khắt khe đầu tư vào một số ngành nào đó để đảm bảo có thị trường cho SME trọng điểm, tránh tình trạng sản xuất trùng lặp, gây lãng phí tiền lương, lao động và vốn. Ngoài những điểm nêu trên, về các phương tiện khai thác thăm dò tài nguyên, cung ứng nguyên liệu, mở rông thị trường, chuyển giao công nghệ, chính quyền Đài Loan đều căn cứ vào nhu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế, trực tiếp tham gia dẫn dắt, nâng đỡ khu vực SME ở các khu vực khác nhau.

BẢNG 1.2: TỶ LỆ XUẤT KHẨU CỦA SME Ở ĐÀI LOAN THỜI KỲ 1996-2001.
BẢNG 1.2: TỶ LỆ XUẤT KHẨU CỦA SME Ở ĐÀI LOAN THỜI KỲ 1996-2001.

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

    Sự đào tạo về quản lý doanh nghiệp tại các trường đại học tập trung nhiều hơn vào các kiến thức chuyên môn quản lý bậc trung cho các công ty lớn, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, thống kê, quản lý tiền lương…Các sinh viên có ít cơ hội được đào tạo thực tiễn về lập kế hoạch kinh doanh cũng như khuyến khích phát triển những kỹ năng quản trị như kỹ năng bán hàng, tiếp thị, quản trị nhân sự… Nhiều doanh nghiệp hoạt động theo cách suy đoán của riêng họ. Nhà nước ta chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; SME với mạng lưới rộng khắp đã có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển, sẽ hình thành những tụ điểm, cụm công - nông nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chính thức theo số lượng lao động, 2001:
    Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chính thức theo số lượng lao động, 2001:

    LỢI THẾ VÀ THỰC TRẠNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC SME Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

      Đối với SME nguồn vốn từ bạn bè và gia đình dường như là phổ biến và dễ tiếp cận hơn cả (Xem bảng. Điều này càng cho thấy sự không tin tưởng của SME vào khả năng thành công khi tiếp cận các nguồn tài chính từ các ngân hàng. Mặt khác nó cũng cho thấy sự bất cập của chính sách tín dụng đối với sự phát triển của SME. Bảng 2.11: Nhu cầu tín dụng và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính. Tỷ lệ DN thử tiếp cận nguồn vốn. Tỷ lệ DN thành công khi tiếp cận. Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Báo cáo điều tra doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ năm 2001. Dường như các doanh nghiệp cực nhỏ dễ tiếp cận hơn với các khoản tín dụng trong chương trình xoá đói giảm nghèo. Nhưng trong các chương trình này, các đối tượng đi vay phần lớn là những hộ nghèo chứ không phải là các hộ kinh doanh. Sự hiện diện của Quỹ tạo việc làm cũng rất lu mờ. Chỉ có 6,7% số doanh nghiệp có quan hệ với quỹ này, trong đó các yếu tố về thời gian, thông tin, chi phí và yêu cầu báo cáo có ảnh hưởng tiêu cực hơn cả so với các yếu tố khác. Theo báo cáo, 2/3 nguồn quỹ này được phân bổ chủ yếu cho nông thôn với các hoạt động chăn nuôi, tiểu thủ công - Điều tra các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2001 cho thấy: Tỷ lệ SME có đăng ký với Quỹ chỉ chiếm 1,7% số SME ở nông thôn, trong khi ở thành phố tỷ lệ này là 9,7%. b) Khó khăn về tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, Nhà nước mới bắt đầu hình thành một hệ thống xúc tiến thương mại hoàn chỉnh, mang tính quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu nghiên cứu phong tục, tập quán kinh doanh đến việc xúc tiến bán hàng tại các thị trường trên thế giới. Hệ thống chuyên cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu do Nhà nước cung cấp hiện nay còn mang tính chất rời rạc, không đáp ứng được nhu cầu của SME kinh doanh xuất khẩu. Qua số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa qua ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai thì có tới 26,4% số doanh nghiệp tư nhân và công ty tư nhân trong tổng số doanh nghiệp và 37,6% số công ty tư nhân trong tổng số công ty tư nhân gặp khó khăn về thị trường. Còn ở miền Đông Nam Bộ, theo điều tra của Bộ Lao động- Thương. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, GDP bình quân đầu người năm 2000 mới đạt gần 400 USD. Cơ cấu kinh tế và trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, khả năng còn thấp ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp lẫn sản phẩm. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành hàng chưa bám sát được thị trường thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém, mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ chưa thoả đáng. Tỷ trọng hàng thô và sơ chế biến trong khâu suất khẩu còn khá cao. Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ. Xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với tiềm năng. Sự hiểu biết về thị trường ngoài còn hạn chế. Nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp. Đối với một số thị trường, hàng xuất khẩu của SME còn phải qua một số khâu trung gian. Việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới còn không ít lúng túng. Cho tới nay chúng ta vẫn chưa hình thành được chiến lược tổng thể, chưa có lộ trình giảm thuế và hàng rào phi quan thuế dài hạn. c) Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin. Việc SME không thể tiếp cận với thông tin đang là một trở ngại chính đối với các hoạt động kinh doanh của họ. Như vậy, về cơ bản, thông tin về thị trường và đối tác cạnh tranh vẫn do SME tự chủ động tìm kiếm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, Hiệp hội sản phẩm, mạng Internet. Tuy nhiên, đa số SME của Việt Nam vẫn chưa khai thác được tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Số doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ về thông tin của các tổ chức nhà nước như Bộ Thương mại và Sở Thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ, vả lại nội dung thông tin nghèo nàn, giá trị thấp, không cập nhật thường xuyên và lạc hậu so với sự biến động của thị trường, thêm vào đó là Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu , chỉ chú trọng phục vụ đối tượng là các DNNN. d) Sự cản trở của các chính sách thương mại. Có rất nhiều các đơn vị tổ chức hội trợ triển lãm, các tổ chức làm dịch vụ quảng cáo, các văn phòng quảng cáo của nước ngoài tại Việt nam và các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các vụ hợp tác quốc tế..Thông qua các tổ chức này, doanh nghiệp đã tiếp nhận được các dịch vụ như triển lãm sản phẩm của mình, tham gia trao đổi thông tin tại các cuộc hội thảo, xúc tiến đầu tư, liên doanh, liên kết để tìm cơ hội xúc tiến xuất khẩu giúp cho đối tác nước ngoài nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hợp tác và mở rộng thị trường xuất khẩu.

      Bảng 2.11: Nhu cầu tín dụng và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính
      Bảng 2.11: Nhu cầu tín dụng và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

      • NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

        Do đó, sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước trong việc hoàn thiện một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, phát triển SME như thị trường thông qua hợp đồng phụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khuyến khích xuất khẩu, mở rộng các quỹ bảo lãnh tín dụng để khắc phục tình trạng thiếu vốn, ưu đãi về thuế đối SME mới khởi sự hoặc hoạt động trong lĩnh vực được khuyến khích trong điều kiện hội nhập kinh tế là một việc hết sức cần thiết. Chính sách thuế đổi mới phải đảm bảo tính ổn định trong một thời gian tối thiểu là hai năm, ngoài ra còn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan tài chính nhằm tránh tình trạng xấu xảy ra trong công tác hoàn thuế (Một ví dụ cụ thể: Do việc trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan kém, nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là SME đã nộp thuế nhưng vẫn bị các cơ quan hải quan "cưỡng chế nhầm" vì cơ quan tài chính vẫn chưa thông báo cho hải quan biết doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế13.

        BẢNG 3.1: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA SME 2001-2005.
        BẢNG 3.1: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA SME 2001-2005.