Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai trong hoạt động kinh doanh tín dụng

MỤC LỤC

TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LÀO CAI TRONG

Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai

  • Một vài nét sơ lược về Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai Giai đoạn 1957-1976
    • Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai

      Thực hiện nghị quyết của Quốc Hội,10/1991 tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái cùng với sự tái lập tỉnh, Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai được thành lập lại theo quyết định số 134/QĐ ngày 30/08/1991 của thống đốc NH nhà nước VN và chính thức đi vào hoạt động từ 01/10/1991.Tuy mới được thành lập,vừa phải khẩn trương kiện toàn lại tổ chức bộ máy vừa phải nhanh chóng ổn định cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã nhanh chóng vươn lên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, đang từng bước xây dựng hình thành một ngân hàng kinh doanh đa năng,tổng hợp,mở rộng hoạt động cả trong và ngoài nước.Trong giai đoạn này do đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, còn nhiều hậu quả của chiến tranh để lại, đất nước còn nghèo nàn lạc hậu nên Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn đầu tư cho nền kinh tế,công tác nguồn vốn được đổi mới toàn diện.Bằng những giải pháp cụ thể, linh hoạt trong từng giai đoạn như: Mở rộng mạng lưới huy động, hình thức phục vụ khách hàng, đưa ứng dụng công nghệ tin học vào nghiệp vụ, làm tốt công tác tuyên truyền,quảng cáo tiếp thị…chỉ sau 6 năm (1995-2001) tổng nguồn vốn đạt mức 200 tỷ 120 triệu (tăng 5 lần so với năm 1994)riêng vốn tự huy động đạt 122 tỷ 520 triệu (tăng gấp 11 lần so với năm 1994),từ chỗ nguồn vốn cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế ,nguồn cấp phát tạm thời nhàn rỗi thì đến cuối 2001 Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã từng bước cân đối để chủ động tăng trưởng tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

      Tình hình sử dụng vốn tự huy động của ngân hàng

      Qua những số liệu về tình hình huy động vốn Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai tuy còn gặp nhiều khó khăn do tỉnh vẫn còn đang trong tình trạng bắt đầu đi lên, các công trình lớn đang được hinh thành do đó việc cần vốn để đàu tư là rất lớn nên ngân hàng vẫn phải dựa vào nguồn đi vay là chủ yếu, năm 2003 nguồn đi vay đạt 224 tỷ 438 triệu tăng 31,02% so năm 2002 chiếm 50,5% tổng nguồn vốn. Sự tiến triển của tỉnh Lào Cai đang trên đà đổi mới trong lĩnh đàu tư, ngân hàng đã từng bước chuyển đổi tín dụng phát triển từ cách truyền thống sang cơ chế mới trong nền kinh tế thị trường bằng việc đưa ra các chính sách tín dụng tập trung vào các nghành mũi nhọn của tỉnh đang có rất nhiều tiềm năng đưa nền kinh tế của tỉnh lên bằng chính những gì mà tỉnh vốn có.

      Bảng 2 : Cơ cấu đầu tư tín dụng theo thời gian
      Bảng 2 : Cơ cấu đầu tư tín dụng theo thời gian

      Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Qua Các Năm

      Đánh giá tình hình kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai

      Qua các số liệu được đánh giá ở trên có thể thấy rằng tình hình kinh doanh tín dụng của ngân hàng là rất tôt, liên tục tăng qua các năm, một điệu đặc biệt có thể nhận thấy rừ dàng nhất là đối với Ngõn Hàng Đầu Tư Và Phỏt Triển Lào Cai thỡ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và là chủ yếu trong hoạt tín dụng của ngân hàng, xét theo thành phần kinh tế thì cho vay ngoài kinh tế quốc doanh luôn lớn hơn cho vay kinh tế quốc doanh và là hoạt động chủ yếu của ngân hàng trong hoạt động tin dụng, thế nhưng cho vay trung và dài hạn của năm sau luôn lớn hơn cho vay ngắn hạn của năm trước và cho vay kinh tế quốc doanh của năm sau luôn cao hơn cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của năm trước. Để đạt được những thành quả như vậy trước tiên phải nói đến khả năng huy động vốn của ngân hàng để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn, thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn, phát huy các chinh sách khách hàng nhằm thu hut, tạo nên sự hấp dẫn về lãi suất, về các ưu đãi khác….

      Thực trạng NQH của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai 1. Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai

      Sau nhưng gì đạt được và những gì còn yếu kém của năm 2002 Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã nghiêm túc chỉnh đốn lại, thực hiện quá trình xét duyệt cho vay một cách đúng trình tự cho vay, phân tích một cách khoa học để đưa ra một tính khả thi của của dự án trước khi cho vay đã làm kìm hãm được tốc độ tăng của NQH, làm giảm đi giữa tốc độ tăng của tổng dư nợ và tốc độ tăng của NQH. Để tỡm hiểu rừ hơn về thực trạng NQH của Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Lào Cai ta tìm hiểu về NQH được phân theo cấp bậc về thời gian va fmức độ nghiêm trọng về tổng dư NQH để biết được bao nhiêu % NQH co sthể thu hồi được và bao nhiêu % NQH gần như không thể thu hồi được để từ đó NH có thể đưa ra kế hoạch xử lý NQH, trích quỹ dự phòng rủi ro bù đắp khoản không thu hồi được để tránh làm ảnh hưởng lớn đến Ngan hàng, không đưa Ngân hàng vào thế bị động.

      Bảng 5: Tỷ lệ NQH của Ngân hàng qua các năm
      Bảng 5: Tỷ lệ NQH của Ngân hàng qua các năm

      Biểu đồ: Nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng

      • Nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai
        • Các biện pháp Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai đã thực hiện nhằm ngăn ngừa và xử lí rủi ro tín dụng

          Qua bảng trên ta thấy khả năng xử lý NQH của Ngân hàng năm 2002 là chưa tốt, 56,87% NQH chưa xử lý được nguyên nhân là năm 2002 nhu cầu vốn nền kinh tế của tỉnh cao hơn rất nhiều so với năm 2001 nên ngân hàng chủ yếu tìm cách đáp ứng vốn mà chưa tập trung vào tính khả thi của sự thu hồi vốn và chưa có sự lường trước về cách xử lý NQH, cho vay tràn lan, hơn nữa năm 2002 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành mới đi vào hoạt động do đó mà chưa thể đứng vững để tạo ra thu nhập ổn định có thể trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai chủ yếu là do cơ chế chính sách của nhà nước và của tỉnh chưa đồng bộ, có sự chồng chéo giữa các quyết định giữa các nghành, ban hành các quyết định mới làm thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự kết hpj giữa các nghành liên quan còn chưa chặt chẽ…đã làm ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ không trả nợ ngân hàng đúng hạn hay không trả được nợ.

          Bảng 6 : Phân loại NQH theo thời gian
          Bảng 6 : Phân loại NQH theo thời gian

          MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

          Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai

          • Nhóm giải pháp trực tiếp
            • Các giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại khi rủi ro rín dụng xảy ra 1. Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có
              • Nhóm giải pháp hỗ trợ 1. Tăng vường vốn tự có

                Chính phủ Nhật Bản đã giải quyết số Nợ quá hạn này thông qua công ty thu và xử lý nợ (Resolution and Collection Company – RCC) được thành lập vào năm 1999. RCC có nhiệm vụ là mua lại các khoản nợ từ những ngân hàng có các khoản nợ khó đòi. Mặc dù cho đến này, RCC đã chi khoản 1 ngàn tỷ yên nhưng vấn đề là các Ngân hàng không muốn bán nợ cho RCC vì lý do mức giá mà RCC nói là giá thị trường trả cho các Ngân hàng khi mua nợ chỉ bằng 5% giá trị nợ. Vì thế giải pháp của Chính phủ Nhật là:. - Trong vòng 2 năm, các Ngân hàng phải phân loại những người đi vay trong tình trạng phá sản. Các khoản nợ quá hạn mới phải giảm đi trong vòng 3 năm kể từ ngày ngân hàng phân loại những công ty này. RCC tham gia mua lại các khoản nợ khó đòi và bất động sản thế chấp. RCC sẽ mua lại nợ quá hạn với giá linh hoạt hơn. - Ban tài chính sẽ tăng cường công tác kiểm tra ở các Ngân hàng lớn với những đợt kiểm tra đặc biệt vào các con nợ có đánh giá tín dụng và cổ phiếu thay đổi. Cùng với kiểm toán, ban tài chính hy vọng sẽ đảm bảo được tính chính xác, kịp thời phân loại các con nợ. Nhóm giải pháp trực tiếp. Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng. Đây là giải pháp cần thiết trước tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai, trước những nhu cầu vốn phát triển mạnh của nền kinh tế tỉnh. - Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án vay vốn. Công tác thẩm định dự án của Ngân hàng chưa thật chú trọng lắm, chưa có riêng 1 phòng và các chuyên gia thẩm định dự án, cán bộ phải đảm nhiệm luôn cả công tác này trong khi đó các bộ tín dụng của ngân hàng chưa được chuyên sâu, không thể thiếu được trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, ngân hàng cần thành lập riêng một phòng thẩm định dự án và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc trong phân tích thẩm định dự án. +) Trong phân tích, thẩm định dự án, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chính xác hợp lý của các số liệu được khách hàng đưa vào bảng dự trù doanh thu lời lãi của dự án. Việc thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời gian thu nợ, mực thu nợ từng thời kỳ..hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi. +) Để phục vụ cho việc thẩm định dự án, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai cần phải đào tạo các chuyên gia về thảm định trang bị những phần mềm hiện đại để việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhanh chóng và chính xác hơn, ví dụ phần mềm Crystal ball, rất có hiệu quả ứng dụng, trong phân tích mô phỏng, với phần mềm này, cấn bộ tín dụng có thể xác định được sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR. Các phòng ban liên quan tại chi nhánh ( liểm toán nội bộ, quản lý tín dụng, nguồn vốn.) cần phối hợp, thống nhất xây dựng chương trình kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh thường xuyên. Việc kiểm tra giám sát như vậy đòi hỏi thành viên đoàn kiểm soát không chỉ có kỹ năng phân tích tài chính thông thường nà còn phải am hiểu nhất định về lĩnh vực cho vay và đặc biệt phải có trực giác nhạy bén có thể phát hiện ngay những trường hợp bất thướng trong hoát động của doanh nghiệp và lí giải đúng những hiện tượng đó. Muốn vậy ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai phải chú trọng bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ, pháp luật, thị trường các chủ trương chính sách của ngân hàng cũng như của lĩnh vực có mức dư nợ cho vay lớn, thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu kinh nghiệm của những cán bộ điển hình trong ngành, và nếu như điều kiện cho phép, ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai nên có kế hoạch đưa cán bộ đi tham quan học hỏi ở nhiều nơi trong nước và ngoài nước. Thực hiện tốt đảm bảo tín dụng. Để đảm bảo khi xảy ra rủi ro tín dụng làm giảm tối đa thiệt hại đến ngân hàng, cần phải tài sản đảm bảo kỹ lưỡng. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, ngân hàng cần thẩm định tài sản đó có đủ điều kiện để thế chấp, cầm cố không và có đủ lớn để đảm bảo khoản vay không..Khách hàng cũng có thể đảm bảo khoản vay bằng bảo lãnh của người thứ 3, trong trường hợp này, ngân hàng cần thẩm người bảo lãnh về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, về uy tín..như đối với khách hàng vay vốn. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Phân tích tín dụng chặt chẽ trước khi cho vay là giải pháp tốt nhất có thể loại trừ tận gốc rủi ro. Để phân tích 1 cách chính xác nhất thì phải có thông tin tín dụng kịp thời và chuẩn xác. Về vấn đề này ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai chưa làm được, chủ yếu dựa vào các con số mà khách hàng trình cho ngân hàng hay chỉ xuống tận doanh nghiệp thì mới biết 1 phần thực trạng hoạt động của doanh nghiệp đó, giữa trên những quan hệ cá nhân. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần thu. thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Ngân hàng cần trang bị công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng để làm tăng số lượng cũng như độ chính xác, cập nhập thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng. Đa dạng hoá danh mục tín dụng. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng cần phân tán rủi ro bằng cách đadạng hoá nghiệp vụ tín dụng. - Ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai nên đẩy mạnh đầu tư cho các ngành mũi nhọn tiềm năng của tỉnh, những ngành xuất khẩu cho Trung Quốc, đồng thời quan tâm nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Cho nhiều ngành hoạt động vay, nên đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau thì tránh được rủi ro xảy ra ngành đó, xem xét các loại rủi ro chia theo tình hình kinh tế, diễn biến hoạt động kinh tế của tỉnh Lào Cai. - Cho vay đầu tư vào nhiều vùng khác nhau, không nhất thiết phải phân loại theo huyện xã mà có thể phân loại theo vùng kinh tế. Do đa dạng hoá danh mục đầu tư thì cần nguồn vốn của Ngân hàng rất lớn vì vậy Ngân hàng không được cho vay quá khả năng tài chính của mình để tránh ứ đọng vốn, kiểm soát được dư nợ. Khuyến khích đầu tư vào các ngành trọng điểm tỉnh, các công ty, doanh nghiệp lớn mang tính quốc gia, các công ty phục vụ cho xuất nhập khẩu của tỉnh. Thận trọng đối với các công ty xây dựng vì tỉnh Lào Cai đang ồ ạt thành lập nên rất nhiều các công ty xây dựng tư nhân vừa và nhỏ, chưa mấy uy tín, tài chính thì không mạnh, tham gia đầu tư xây dựng chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Ngân hàng. - Liên kết đầu tư. Trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn mà một Ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể có thì Ngân hàng cần liên kết đầu tư. Theo cách này thì Ngân hàng cũng đã tự phân tán rủi ro cuả mình với các Ngân hàng khác. Liên kết đầu tư là các ngân hàng cùng xem xét đánh giá khách hàng và dự án xin vay vón của khách hàng để tiến hành đầu tư. Các ngân hàng phải ký kết với nhau một hợp đồng liên kết đầu tư, thoả thuận với nhau mức độ quyền hạn mỗi bên, kể cả việc chia lợi nhuận và rủi ro nếu có. - Tham gia bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng là loại hình bảo hiểm danh cho ngân hàng nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho các ngân hàng trong trường hợp khách hàng của họ gặp rủi ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay. Bảo hiểm tín dụng là một trong những giải pháp khá quan trọng nhằm san sẽ, hạn chế rủi ro. Nó có lợi không chỉ cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân tham gia vào quan hệ tín dụng mà còn đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế làm giảm đi mất mát thiệt hại trong quan hệ tín dụng. Thực tiễn có 3 hình thức bảo vệ vốn tín dụng ngân hàng. +) Khách hàng vay vốn tín dụng ngân hàng tham gia bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh, nhu vậy những khoản tín dụng đầu tư trong trường hợp này đã được coi là tham gia bảo hiểm. Đây là phương pháp tránh rủi ro tín dụng tốt mà ngân hàng lại khong phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ. Do đó, để sử dụng tốt hình thức này ngân hàng cần có những chính sách ưu tiên về khối lượng cũng như lãi suất tín dụng đối với những khách hàng này, làm như vậy sẽ kích thích họ tích cực mua bảo hiểm có lợi cho vả người đi vay và người cho vay. +) Ngân hàng lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng, hạn chế được hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo ổn định tài chính của ngân hàng. +) Ngân hàng trực tiếp mua Bảo hiểm từ các tổ chức Bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

                MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

                   Nguyên tắc xử lí nợ và nắm chắc, phân loại nợ để xử lí theo từng đối tượng khác nhau ; chủ nợ và con nợ chủ động tổ chức thu hồi nợ và trả theo từng chế độ hiện hành; vừa chỉ đạo tập trung thống nhất, vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách và có biện pháp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, hình thành tổ chức trung gian mua bán nợ để giải phóng nợ đọng cho doanh nghiệp. Trên đây chưa phải là tất cả những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai, nhưng đó là những giải pháp cơ bản và chỉ có thực hiện và phối hợp chúng một cách đồng bộ và khoa học thì mới phát huy tối đa các mặt mạnh và hạn chế tối thiểu những khuyết điểm của các giải pháp nhằm đạt được một mục đích cuối cùng là hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, tránh được những thiệt hại có thể lường trước được.