MỤC LỤC
Hợp đồng trong buôn bán quốc tế chịu chi phối của luật pháp quốc tế, các yếu tố trong hợp đồng không đơn giản như buôn bán nội thương mà trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi cỏn bộ thực hiện phải hiểu rừ để thay đổi hoàn thiện cỏc yếu tố đú cho phự hợp với hoàn cảnh hay môi trường kinh doanh mới nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít khó khăn. Trong hoạt động xuất khẩu ủy thác của mình, Công ty Cổ Phần Phượng Hoàng chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ những vật liệu tự nhiên như: mây, tre,… đã khai thác được nguồn nguyên liệu và lao động sẵn có trong nước, ngành nghề thủ công này sử dụng khá nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề việc làm mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Đại lý hay các nhà phân phối sẽ tiện dụng hơn rất nhiều khi tham gia phân phối không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác do quy mô nhỏ gọn hơn, không chiếm diện tích quá nhiều, phân bố ở nhiều nơi và các mặt hàng mà đại lý cung cấp cũng đa dạng, phong phú, số lượng lớn, chuyên bán buôn bán lẻ cho các cửa hàng tại các thị trường tiêu dùng nhỏ hơn. “chân rết” của công ty tại các địa bàn, đẩy mạnh bán hàng qua hệ thông này,Công ty tiến hành trở hàng trực tiếp giao cho các đại lý tại các tỉnh, Tổ chức các hoạt động thường niên, giao lưu gặp gỡ giữa công ty với các đại lý, nhà phân phối và các đại lý nhà phân phối với nhau cho mối quan hệ làm ăn ngày càng gắn bó.
Còn về các sản phẩm ngang bằng chất lượng với các sản phẩm trong nước thì công ty Phượng Hoàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với công ty cổ phần Phượng Hoàng là các doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu bánh kẹo, việc cạnh tranh với các công ty này khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong mở rộng thị phần, trong phát triển các sản phẩm mới do Phượng Hoàng và những công ty này đều chịu ảnh hưởng như nhau của các nhân tố bên ngoài để có thể cạnh tranh công ty chỉ còn cách không ngừng hoàn thiện mình trong mọi quy trình, từ quy trình nhập khẩu đến chính sách bán hàng, marketing ….
Để giữ được thị phần cung cấp của mình công ty cổ Phần Phượng Hoàng phải không ngừng duy trì và xây dựng thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng. Cùng với doanh thu tăng thì CP BH&QLDN cũng tăng, nhưng tăng tương đối của CP BH&QLDN lần lượt là 22.15%,18.7%, 9.4% có xu hướng giảm, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã từng bước cắt giảm tiết kiệm được chi phí.
Thứ nhất hàng hóa bánh kẹo không phải là mặt hàng tiêu thụ thường xuyên, không phải là nhu yếu phẩm,không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, có nhiều sản phẩm thay thế sử dụng, chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố suy giảm kinh tế, được tiêu thụ nhiều khi đời sống được nâng cao, kinh tế xã hội phát triển, mọi người sẽ có nhu cầu ăn ngon hơn nên khi tiến hành lập phương án kinh doanh cần tính toán đến các yếu tố thay đổi của nền kinh tế, tình hình kinh tế nói chung để dự đoán mức cầu của thị trường. Do đó khi lập phương án kinh doanh, công ty cũng tính toán đến tác động của yếu tố này, chuẩn bị trước về ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, công ty Phượng Hoàng tiến hành mua ngoại tệ đó bằng VNĐ chuyển sang tài khoản tiền đô của mình tại ngân hàng hoặc vay VNĐ rồi chuyển sang tài khoàn đô mà không vay trực tiếp bằng USD, như vậy công ty sẽ hạn chế được biến động của tỷ giá tuy nhiên khi phải vay VNĐ công ty Phượng Hoàng phải chịu chi phi lãi suất cao hơn.
Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả cao. KNNK từ Trung Quốc tăng và có KN nhỏ do Phượng Hoàng chủ yếu đặt vỏ hộp từ Trung Quốc để tiết kiệm chi phí và chỉ nhập vỏ hộp đóng hàng chứ không nhập hàng hóa của Trung Quốc.
Công ty cũng bắt đầu mở rộng danh mục hàng nhập khẩu, có một số mặt hàng có khả năng mở rộng kim ngạch là dầu ngô và nước tương, còn mặt hàng cà chua có mức tiêu thụ chậm.
Ngoài ra, cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, khả năng sản xuất, tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước, tình hình nhập khẩu bánh kẹo của các công ty trong nước để biết được mức cung ứng trong nước về mặt hàng bánh kẹo, công ty cũng nghiên cứu tình hình tiêu thụ bánh kẹo người dân, trong bước này công ty Phượng Hoàng không tự tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể mà dực vào các báo cáo do một số tổ chức, hay nhà nước công bố, dựac vào thông tin về chỉ số phát triển kinh tế, tình hình lạm phát đưa ra các dự đoán về xu hướng tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo. Hạn chế mà công ty Phượng Hoàng gặp phải khi thanh toán theo phương thức T/T là vấn đề về vốn, do công ty có vốn lưu động còn nhỏ nên để thanh toán trước tiền hàng nhập khẩu công ty phải vay ngân hàng để thanh toán, rủi ro nghiệm trọng hơn nữa là do công ty thẩm định chưa đúng đối tác, dẫn đến các vấn đề phát sinh là tiền hàng đã thanh toán mà bên bán có thể chậm giao hàng, không giao hàng, gây ảnh hưởng không tốt tới việc kinh doanh của công ty, hàng chậm cung cấp ra thị trường, vốn bị ứ đọng, việc khiếu nại tốn kém thời gian, chi phí.
- Việc nghiên cứu của thị trường trong nước, Công ty đã thực hiện tương đối tốt, Một số sản phẩm bán ra với số lượng nhiều, khá chạy hàng. Thời gian thực hiện nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và chủng loại hàng hóa tương đối phong phú.
- Phương thức thanh toán chứa nhiều rủi ro cho mình: do phải thanh toán trước tiền hàng nên công ty phải chuẩn bị sẵn một lượng vốn để có thể nhập khẩu, nếu hàng hóa được giao không đúng về chất lượng, việc điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm tốn kém thời gian, gián đoạn công việc kinh doanh. - Đồng tiền vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu là VNĐ , trong khi hiện nay lãi suất VNĐ cao hơn USD, theo các chuyên gia nhận xét thì vay USD có lợi hơn trong ngắn hạn nhưng sợ rủi ro nên công ty vẫn vay VNĐ, chưa có phương án về ngoại tệ cho nhập khẩu, doanh nghiệp bị động.
- Hình thức nhập khẩu chủ yếu là trực tiếp, công ty phải tự tiến hành các hoạt động nhập khẩu, tự lo chi phí cho các hoạt động, tốn kém nhiều công sức, tự chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. - Chưa chủ động khắc phục một số điểm yếu và khó khăn trong kinh doanh Chương 3 : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phượng Hoàng.
Trong các năm tiếp theo, công ty sẽ chú trọng không ngừng nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, gia tăng doanh số, lợi nhuận kinh doanh, mở rộng phân phối ra cả ba miền bắc, trung, nam. Hoàn thiện hiệu quả của hoạt động nhập khẩu, giảm chi phí tăng tương đối của hoạt động BH&QLDN xuống 5%, tăng doanh thu trung bình 35.7% từ nay đến năm 2015.
Tình hình trong nước, tuy mức lạm phát không cao nhưng giá cả hàng hoá không ổn định, quản lý thị trường còn lỏng lẻo, nhu cầu hàng hoá cũng không ổn định. Chính vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, Công ty cần phải có những biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, cụ thể và thiết thực.
Yếu tố nghiệp vụ là rất quan trọng đặc biệt trong buôn bán quốc tế, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện công việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian chi phí, cán bộ giỏi nghiệp vụ gây ấn tượng tốt tới đối tác trong công việc. Việc ứng dụng thương mại điện tử tương lại sẽ được thực hiện một cách mạnh mẽ, sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian và chi phí rất nhiều tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải bỏ ra khoản đầu tư ban đầu tương đối lớn, đòi hỏi cán bộ trình độ cao có khả năng sử dụng và hiểu phần mềm, doanh nghiệp phải tự bảo quản dữ liệu của mình an toàn.
Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành trong tiến hành điều tra, kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trừng trị nghiêm minh đối với doanh nghiệp vi phạm, để môi trường cạnh tranh được lành mạnh. Cơ quan chức năng nhà nước nhanh chóng cung cấp thông tin về các doanh nghiệp, sản phẩm vi phạm quy định của nhà nước , đông thời cũng phải nhanh chóng công bố danh sách các doanh nghiệp không vi phạm có liên quan để tránh bị ảnh hưởng đối với các tác động tiêu cực , bình ổn tâm lý của người tiêu dùng.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước cần ban hành cơ sở pháp lý thừa nhận giá trị cho các giao dich này, hạ tầng công nghệ để triển khai ứng dụng và đào tạo cán bộ về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Về cơ sở pháp lý chúng ta đã ban hành khá đầy đủ, còn hai cái sau nhà nước đang triển khai và đã thực hiện được một phần.