MỤC LỤC
Thông thường các NHTM luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau, với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Như vậy, Ngân hàng luôn có được sự chủ động về thời hạn hoàn trả tiền ký gửi. Bên cạnh những hình thức huy động vốn nói trên, Ngân hàng còn thực hiện việc huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá khác như trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn.
Do đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế luôn xảy ra hiện tượng có doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn nhưng lại có doanh nghiệp khác lại thừa vốn, nên việc cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp là nghiệp vụ thường xuyên của NHTM. Đặc biệt với kinh tế nước ta khi thực hiện bước chuyển đổi kinh tế, quyết tâm thực hiện công cuộc CNH-HĐH mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, thì nhu cầu về vốn trung-dài hạn là hết sức cấp thiết, là người trợ thủ đắc lực của các doanh nghiệp trong việc thoả mãn các hạn cơ hội kinh doanh.
Vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận và sự hùng mạnh của Ngân hàng, các nhà quản lý đã tìm những biện pháp hiệu quả nhất nhằm thu hút nguồn vốn, lấy đó làm cơ sở vật chất để tiến hành các nghiệp vụ đầu tư thích hợp. Các nhà quản lý cần làm thế nào để tránh tình trạng khi thì ứ đọng vốn, khi thì lại thiếu vốn, điều hành một cách ăn khớp đạt hiệu quả tài sản có và tài sản nợ.
Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu về công tác huy động vốn và sử dụng vốn ở Ngân hàng thương mại ta đã thấy được hoạt động cơ bản của Ngân hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đi vay để cho vay, ngày nay các NHTM đã không ngừng đổi mới các mặt hoạt động cả về lý luận lẫn nghiệp vụ.
- Nguồn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản (còn gọi là luồng vào, cung về thanh khoản) bao gồm các khoản tiền gửi, tiền vay huy động được, tín dụng đến hạn hoàn trả, lãi tín dụng chứng khoán có thể bán, các khoản vay mượn có thể chiết khấu hoặc có thể bán, các khoản vay mượn có thể chiết khấu hoặc bán lại, thu nhập bán các dịch vụ. Trong trường hợp thặng dư, có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi bởi Ngân hàng phải chi trả lãi cho các nguồn vốn vay mượn, chi phí giao dịch để tìm nguồn, chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai bị mất đi do phải bán các tài sản có sinh lời, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
-Nhu cầu chi trả của Ngân hàng (hay còn gọi là luồng ra – cầu về thanh khoản) được đo bằng sự gia tăng của tiền gửi đến hạn phải trả, các hợp đồng đã ký phải thực hiện, lãi trả cho các khoản nợ, chi phí tác nghiệp khi sản xuất và bán các sản phẩm dịch vụ. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì vấn đề tìm ra một dự án cho vay là rất quan trọng, một dự án khả thi không chỉ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn vốn, tránh rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.
Vì thế, song song với công tác cân đối vốn thì việc tăng cường chất lượng tín dụng, đảm bảo dư nợ quá hạn ở mức hợp lý có thể chấp nhận được luôn là một yêu cầu cấp thiết với mọi Ngân hàng. Thông thường trong huy động vốn các Ngân hàng được tự do quy định lãi suất, Đối với cho vay, Ngân hàng quy định mức lãi suất trần, các Ngân hàng được phép tính lãi xê dịch trong khoảng mức lãi suất trần.
NHNo&PTNT Hà Nội là một trong 1.254 chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam đóng vai trò tạo lập nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình giải pháp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Theo quyết định số 458/QĐ - NHNo ngày 1/9/1995 của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức với hoạt động thí điểm quản lý theo mô hình hai cấp tại Thành phố HCM và Hà Nội thì NHNo&PTNT Hà Nội chỉ còn làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trong nội thành Hà Nội, chịu sự chỉ đạo điều hành của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
Trên địa bàn Hà Nội có trên 70 Ngân hàng, chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng trong nước và nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, riêng nội thành có tới trên 50 Ngân hàng và chi nhánh làm cho thị trường tiền tệ tín dụng vốn đã sôi động từ các năm trước thì từ năm 2000 lại càng trở nên phức tạp hơn nhiều, các Ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động vốn nhưng lại hạ lãi suất cho vay nhằm thu hút đến mức tối đa lượng khách hàng hiện có trên địa bàn Hà nội. Nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động bằng cách tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi có lãi suất thấp của các tổ chức kinh tế trên cơ sở định hướng đúng đắn chiến lược huy động vốn, bằng nhiều hình thức đa dạng trong tiếp thị với khách hàng thuộc mọi ngành, thành phần kinh tế với nhiều mức lãi suất thích hợp nên đã từng bước thu hút được nguồn vốn lớn từ các cấp chủ quản ngành.
Ngân hàng tăng cường mối quan hệ với các khách hàng là DNNN lớn, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc dân, hầu hết là những doanh nghiệp vững mạnh làm ăn có hiệu quả, được sự đầu tư của Chính phủ như các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 90-91. Mặc dù trong năm 2000 NHNo Hà nội đã tích cực khai thác mở rộng đầu tư cho một số doanh nghiệp mới, đi sâu vào tìm kiếm các dự án khả thi của các khách hàng truyền thống và các khách hàng khác như Công ty Cao su Sao vàng, Công ty Vật tư Nông sản, Tổng công ty Cà phê Việt nam, Công ty than Đông bắc.
Với uy tín và nỗ lực bản thân, Ngân hàng đã thu hút được một số khách hàng lớn để cho vay như Công ty Cao su Sao vàng, Công ty Vật tư Nông sản, Tổng công ty Cà phê Việt nam, Công ty than Đông bắc. Do đó trong thời gian này theo cơ chế điều chỉnh vốn giữa NHNo Việt nam với các chi nhánh trong cùng hệ thống thì, NHNo Việt nam sẽ tiến hành cho vay ngắn hạn khi Ngân hàng thiếu nguồn ngoại tệ và Ngân hàng phải trả lãi suất cho khoản tín dụng này.
Theo quy định thì tỷ lệ này chấp nhận được và số nợ quá hạn này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thể hiện chất lượng tín dụng của NHNo Hà nội rất tốt, cụ thể là công tác cho vay của Ngân hàng có hiệu quả, với khoản tín dụng mà Ngân hàng cấp ra cho khách hàng luôn thu hồi được cả vốn và lãi đúng thời hạn. Thêm vào đó là các chi phí về thiết bị, quản lý..Do vậy, NHNo Việt nam cần có sự quan tâm nghiên cứu và tạo điều kiện cho các chi nhánh bằng cách đưa ra mức lãi suất điều chuyển vốn một cách hợp lý, vừa đảm bảo có lợi cho Ngân hàng điều chuyển vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cho các Ngân hàng được điều chuyển vốn. Như vậy, với việc thực hiện khẩn trương các giải pháp trên đây, đồng thời vẫn tiếp tục mở rộng công tác huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, chắc chắn trong giai đoạn tới sẽ nâng cao hơn hiệu suất sử dụng vốn dài hạn nội tệ, đảm bảo vững chắc tính cân đối giữa huy động nguồn cho vay dài hạn nội tệ nâng cao năng lực của Ngân hàng.