Tình hình đầu tư phát triển của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam

MỤC LỤC

Tình hình đầu tư phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam trong những năm vừa qua

Năm 2005 do 2 năm trước đó công ty đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cũng đủ đáp ứng được đà tăng trưởng của ngành hàng không, hơn nữa Công ty sắp chuyển đổi cơ chế hoạt động sang công ty TNHH một thành viên, do đó hoạt động đầu tư của công ty cũng hạn chế trong quá trình hoạt động về vấn đề đợi sự sắp xếp của Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Về trang thiết bị tin học và liên lạc, Công ty đã đầu tư trang bị trên 150 máy vi tính, Công ty đã và đang khai thác sử dụng phần mền phục vụ công tác quản lý số lượng, chất lượng hàng hoá, các chương trình kế toán … áp dụng mạng chuyền số liệu trong toàn công ty phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cũng đang có kế hoạch xây dựng trang wedssite riêng tạo điều kiện thuận lợn hơn cho nội bộ Công ty hoạt động và cho các khách hàng có nhu cầu liên kết với Công ty, đồng thời Công ty cũng muốn quảng bá thương hiệu của mình xa hơn nữa tới các khách hàng.

Công ty đã tiến hàng đầu tư hàng loạt các dự án mới, đó là xây dựng các công trình mới (các kho bể, hệ thống trụ sở của các xí nghiệp …), mua sắm các trang thiết bị mới (hệ thống các xe tra nạp đạt tieu chuẩn quốc tế, các vật tư liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty). Trong năm 2002, công ty xăng dầu hàng khôngViệt Nam đã khẩn trương triển khai các đầu tư đã được phê duyệt trong năm và tồn lại của năm 2001 để bảo đảm đúng các trình tự và thủc tục quy định của nhà nước, tổng công ty và công ty để nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận nhanh và không để tồn đọng vốn. Năm 2002, công ty đã hoàn thành thực hiện xây dựng công trình nhà trụ sở xí nghiệp và bể kho của xí nghiệp XDHK Miền Nam và nhà làm việc xí nghiệp của xí nghiệp TM DKHK Miền Nam tiếp tục xây dựng các hệ thống cửa hàng xăng dầu tại Miền Nam như tại Quảng Bình, Cần Thơ….

Bảng 1.4:Tình hình mua sắm trang thiết bị của công ty  trong những năm qua
Bảng 1.4:Tình hình mua sắm trang thiết bị của công ty trong những năm qua

Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong những năm vừa qua

Những thách thức trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty Trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì không doanh nghiệp nào là không phải đối đầu với những thách thức của thị trường, của môi trường xung quanh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Ngành kinh doanh nhiên liệu hàng không cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam: các công ty cạnh tranh với VINAPCO đều có những lợi thế hơn VINAPCO, các công ty cạnh tranh với VINAPCO đều có quá trình kinh doanh trước VINAPCO. - Đối đầu với sự gia nhập thị trường xăng dầu của các doanh nghiệp mới + Sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp trong nước: Theo xu thế chung nhà nước sẽ mở cửa dần thị trường kinh doanh xăng dầu, Nhà nước sẽ cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp xăng dầu.

+ Sự gia nhập thị trường của các tập đoàn dầu khí nước ngoài: Hiện nay, các tập đoàn dầu khí nước ngoài mới chỉ được Chính phủ Việt Nam cho phép kinh doanh hạn chế và đầu tư vào các loại sản phẩm xăng dầu (hiện tại mới cho phép kinh doanh khí gas hoá lỏng và các loại dầu nhờn).

HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 1. Dự báo thị trường kinh tế xã hội

Mỗi hãng sẽ có chiến lược kinh doanh và phát triển riêng biệt nhưng nhìn chung các hãng đều tiến tới một mục đích là làm sao công ty mình lớn mạnh và có thể đứng vững trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn trong nước như Petrolimex, Công ty xăng dầu quân đội … đều có mong muốn tham gia thị trường nhiên liệu hàng không, thậm chí họ có thể liên doanh với nước ngoài để đầu tư tham gia thị trường nhiên liệu hàng không. Đây là một thách thức lớn đối với VINAPCO, vì vậy Công ty cần phải có chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay cả trong lĩnh vực nhiên liệu chủ lực của công ty như tập trung đầu tư hệ thống tra nạp bằng đường ống tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, đầu tư nâng cấp các phương tiện kỹ thuật tra nạp nhiên liệu.

Chính vì thế mà kết quả kinh doanh nhiên liệu hàng không của VINAPCO phụ thuộc rất nhiều vào kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá của hãng hàng không có tuyến bay tại Việt Nam, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Bảng số liệu 2.1: Thị phần xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước STT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu
Bảng số liệu 2.1: Thị phần xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước STT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Mục tiêu phát triển của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 1. Quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược của Công ty xăng

Nhưng do đặc điểm các doanh nghiệp mới được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp xăng dầu chiếm lĩnh một phần thị trường và sẽ có tốc độ tăng sản lượng cao trong những năm đầu. Do đó sản lượng nhiên liệu ngoài hàng không không chỉ có thể tăng trưởng ở mức 5% sản lượng nhiên liệu hàng không tăng cao hơn nhiên liệu khác ở mức trên 7% là hợp lý.  Sự phát triển của VINAPCO phải gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, gắn sự phát triển của VINAPCO với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, gắn sự phát triển của VINAPCO với sự lớn mạnh của Tổng công ty hàng không Việt Nam, gắn sự phát triển của VINAPCO với sự cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên, lao động.

 Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh của VINAPCO, xây dựng hệ thống kho cảng dầu nguồn và hệ thống kho phục vụ hoạt động kinh doanh nhiên liệu, phát triển hệ thống các cửa hàng bán lẻ một cách có chọn lọc.

Các giải pháp cho đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam

Qua báo cáo về tình hình tăng giảm tài sản cố định của Công ty cho thấy vốn cố định của Công ty có hiện tượng như trên là do đầu tư vào tài sản cố định hàng năm của Công ty không đáng kể so với lượng khấu hao hàng năm, chính vì vậy mà Công ty cần phải quan tâm quản lý và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. Điều đó tương đương với việc Công ty cần chú ý tới mục đích chính của quỹ khấu hao là dùng để đầu tư tái tạo lại lượng tài sản cố định đã hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời Công ty phải duy trì lượng tài sản hiện có và đầu tư thêm hơn nữa vào tài sản cố định để củng cố cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh. + Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước do đó vốn do Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy để củng cố vai trò kinh tế Nhà nước là chủ đạo thì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua nguồn thu từ sử dụng vốn và giảm chi phí khai thác là biện pháp quan trọng.

Do đó cùng với hoàn thiện cơ chế chung, Công ty cần có những quy định cá thể hóa trách nhiệm vật chất trong việc dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án quyết định đầu tư, quyết định cho vay vốn, trách nhiệm của người tổ chức thực hiện dự án với trách nhiệm trong vận hành kết quả đầu tư. Hiện nay thì Công ty có hai chi nhánh kinh doanh bán lẻ Miền Nam và Miền Bắc, nếu Công ty thực hiện việc kinh doanh bán lẻ ở Miền Trung nữa thì chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn cho việc kinh doanh bán lẻ.Hiện nay thì thị phần kinh doanh về xăng dầu ngoài ngành hàng không vẫn còn nhỏ nên Công ty cần có những chính sách, phương hướng để thâm nhập thị trường, mở rộng việc kinh doanh cũng như việc liên kết, liên doanh với các tổ chức hoặc cá nhân có đất đai và có điều kiện kinh doanh xăng dầu để mở các địa điểm kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý bằng cách thiết lập một hệ thống Báo cáo, phân tích quản trị hỗ trợ quá trình ban hành các quyết định điều hành quá trình sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, ngoài ra nó cũnggiúp cho việc thực hiện các quá trình kiểm soát quản trị trong toàn Công ty một cách có hệ thống và hiệu quả.