MỤC LỤC
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu, chỉ thị của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát khi người này đem bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận: trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm bảo chắc chắn của L/C, một ngân hàng lớn có uy tín có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dụng của đơn xin mở thư tín dụng nếu đáp ứng yêu cầu ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo cho người thụ hưởng biết.
Bước 3: Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng đó, và khi nận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. Bước 4: Người XK nếu chấp nhận nội dung của thư tín dụng đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hơp đồng. Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phụ hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu ( trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu).
Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên.
Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP500. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản;.
Điều này thúc đẩy các ngân hàng hơn bao giờ hết phải đẩy mạnh việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi bản thân ngân hàng và doanh nghiệp.
Mỗi ngân hàng thương mại khi kinh doanh sẽ đầu tư hệ thống máy móc thiết bị riêng biệt, khác về khoa học công nghệ. Trình độ máy móc thiết bị của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện công việc nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói riêng. Trình độ tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cao sẽ là cơ hội tốt để đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng thương mại, nghĩa là đẩy mạnh thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại, đặc biệt là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Khác với các hoạt động thanh toán nội địa thì các giao dịch thương mại quốc tế hầu như không sử dụng phương tiện tiền mặt mà chủ yếu là các hoạt động trên tài khoản. Để tiến hành các giao dịch thanh toán trong thương mại quốc tế thì các ngân hàng thương mại sẽ thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng thương mại tại các quốc gia khác trên thế giới. Nhờ vậy khi tiến hàng giao dịch các ngân hàng sẽ thay mặt nhau thực hiện việc thanh toán trên cơ sở nguyên tắc các bên cùng có lợi.
Mặt khác, tiến bộ khoa học – công nghệ giúp điều tra, nghiên cứu nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm chính xác hơn nhờ trang bị những phương tiện phân tích, thiết kế hiện đại hơn. Bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách quản lý kinh tế có tác động to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Các chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại như : Chính sách thuế, chính sách quản lý hàng XNK và hoạt động XNK, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối,.
Tỷ gía hối đoái là nhân tố rất nhạy cảm nhưng nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế và phương thức thanh toánh tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại. Nếu ngoại tệ đang tăng giá lúc ngân hàng mua vào để phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế thì với một số tiền lớn nhất định, nó khó có thể mua được một lượng ngoại tệ lớn đáp ứng cho các giao dịch thanh toán quốc tế có giá trị lớn. Điều này chứng tỏ tỷ giá hối đoái cũng tác động đến các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại và tác động đến nguồn tiền phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế.
Đã hơn 19 năm kể từ khi thành lập, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, với trên 70 ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên địa bàn Hà Nội, chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa vẫn đứng vững trước mọi khó khăn. Thoát ra từ cơ chế cũ, chi nhánh đi lên bằng ý chí và sự sáng tạo không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, cùng sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Hà Nội cùng sự ủng hộ của các ngành các cấp chính quyền địa phương, chi nhánh đã dần giành thế chủ động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoà nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh. • Các hoạt động thuộc các chương trình vay vốn ưu đãi: Các hiệp định vay vốn từ Ngân hàng tái thiết Đức ( KFW), từ công ty hỗ trợ đầu tư phát triển CHLB Đức (DEG), các hiệp định tín dụng khung, chương trình cho sinh viên vay, cho vay bằng nguồn vốn Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF).
Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động về thư tín dụng (L/C) bao gồm Hoạt động phát hành, thông báo, xác nhận, chiết khấu và thanh toán thư tín dụng..Hoạt động nhờ thu: Nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu.Hoạt động chuyển tiền bằng điện ( TTR): chuyển tiền kiểu hối, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ngoại hối, séc. Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương chính sách luật pháp, các văn bản pháp quy của nhà nước, các ngành và NHCT VN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để xử lí, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lí rủi ro.Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh, trong việc xử lí thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lí của chi nhánh.
Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lí hệ thống giao dịch trên máy: thực hiên mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày,..Thực hiện các giao dịch với khách hàng như: mở đóng tài khoản, rút gửi tiền vào tài khoản..kiểm tra kiểm soát đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. Chi nhánh còn áp dụng các biện pháp tích cực như: đổi mới, chuẩn hoá giao dịch, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm nguồn vốn, duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, phát triển và thu hút khách hàng mới mở tài khoản tiền gửi và tổ chức thu nhận tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nhiều tiền mặt, thu hút nguồn tiền đền bù dự án, giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng nghiệp vụ.