Tình hình hoạt động cho vay trung dài hạn đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Cầu Giấy

MỤC LỤC

Cho vay trung - dài hạn của ngân hàng thương mại đối với DNNQD

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định. - Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Việc ngân hàng yêu cầu khách hàng cam kết như vậy để đảm bảo rằng ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và phù hợp với mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh của ngân hàng. - Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án hoặc dự án có hiệu quả. Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhất. Ngân hàng chỉ cho khách hàng vay khi nhận thấy họ có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Phương án hoạt động của người vay hiệu quả và có lãi chứng minh cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư của ngân hàng. Nếu ngân hàng xét thấy khoản tín dụng kém an toàn, họ sẽ yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc đầu tiên. Căn cứ vào thời hạn cho vay thì tín dụng ngân hàng được chia thành 3 loại như sau:. Tín dụng ngắn hạn là các khoản tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Tín dụng trung hạn là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, thường được dùng để đổi mới trang thiết bị, mua sắm máy móc…. Tín dụng dài hạn là các khoản tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, dùng để xây dựng nhà xưởng, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, tài trợ cho những dự án sản xuất lớn có thời quan thu hồi vốn dài. a) Có tài sản đảm bảo. Nghiệp vụ đảm bảo cũng được chia thành 2 loại là cầm cố và thế chấp. -Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết, thường là thời gian nhận tài trợ. -Thế chấp là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. b) Không có tài sản đảm bảo còn gọi là cho vay tín chấp. Đó là việc khách hàng sử dụng uy tín của mình để vay vốn và ngân hàng chấp nhận cho vay. Ngân hàng chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và có uy tín lớn, thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Thông thường ngân hàng chỉ cho vay theo hình thức này đối với một số. doanh nghiệp nhà nước theo chỉ định, còn đối với DNNQD ở nước ta là rất ít và hầu như không có. Thấu chi là nghiệp vụ cho vay, qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về quy mô và thời gian. Đây là tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, tạo điều kiện thanh toán chủ động, nhanh, kịp thời cho khách hàng. Hình thức này chỉ sử dụng cho các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập ổn định, đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. b) Cho vay trực tiếp nhiều lần:. Đây là hình thức cho vay phổ biến đối với những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt thì mới vay ngân hàng. Vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. c) Cho vay theo hạn mức:. Là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, là số dư tối đa tại thời điểm tính. Thời điểm tính ở đây có thể là cả kỳ hoặc cuối kỳ. Cho vay theo hạn mức thuận tiện cho những khách hàng vay mườn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên tham gia vào quá trình sản. xuất kinh doanh, hạn mức tín dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. e) Cho vay luân chuyển:. Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay để mua hàng khi doanh nghiệp thiếu vốn và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Khách hàng được đáp ưng nhu cầu vốn kịp thời nên việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa thì ngân hàng sẽ khó thu hồi được vốn do thời hạn của khoản vay khụng được quy định rừ ràng. f) Cho vay gián tiếp:. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu như thu nợ, phát hành tiền vay,…của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người vay khi không có hoặc không đủ tài sản thế chấp, đồng thời hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. Ngoài ra, có thể phân loại cho vay căn cứ theo mục đích, bao gồm: cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, tài trợ thuê mua, cho vay khác. Căn cứ theo phương thức hoàn trả có: cho vay trả một lần, cho vay trả nhiều lần, cho vay hoàn trả theo yêu cầu. 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNNQD. - Nguồn vốn huy động của ngân hàng: Khả năng huy động vốn và nguồn vốn huy động quyết định khả năng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nói chung và với các DNNQD nói riêng, đồng thời cũng là yếu tố đánh giá khả năng hoạt động và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. - Quy trình tín dụng của ngân hàng: Quy trình cấp tín dụng là yếu tố quan trọng để thực thi chính sách tín dụng tại các ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là với DNNQD. - Chính sách tín dụng và chính sách khách hàng: Chính sách tín dụng phản ánh phương hướng, mục tiêu của hoạt động quan trọng nhất trong một ngân hàng, là hoạt động tín dụng, tạo nên sự thống nhất chung nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. - Nguồn nhân lực: Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, năm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật và hệ thống thông tin: Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống thông tin hiện đại là phù hợp với xu hướng thời đại và đem lại những tiện ích lớn trong hoạt động của ngân hàng. b) Từ phía khách hàng. Thứ nhất là, Năng lực của khách hàng. Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả, nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện được ý đồ của mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh… Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Thứ hai là, Sự trung thực của khách hàng. Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn như sử dụng vốn vay đầu tư vào tài sản cố định, vào bất động sản, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự. án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không thực hiện kỹ càng… Tuy nhiên trong một số trường hợp, cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết; khoa học; chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Ví dụ: các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp như: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành công xưởng của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận được của cả dự án, ảnh hưởng xấu tới việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn. a) Môi trường chính trị xã hội. Khi môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu môi trường chính trị - xã hội mà bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì ở mức tái sản xuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quy mô các khoản tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng, các món vay chủ yếu sẽ là ngắn hạn còn khoản tín dụng trung - dài hạn sẽ không có hoặc rất nhỏ vì sự không ổn định về chính trị - xã hội dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, bất trắc hơn nên nó sẽ ảnh hưởng tới công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội trên thê giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn, bởi vì hiện nay các. quan hệ kinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng cho nên các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động. Vì vậy, mọi biến động về kinh tế - chính trị - xã hội bên ngoài đều có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng ở mức độ nào đó tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn. b) Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý là tổng thể các yếu tố pháp lý tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm hệ thống các văn bản quy pham pháp luật do nhà nước, chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền ban hành, ví dụ như: các văn bản về luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng,…quy định cụ thể phạm vi, hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp, tạo môi trường làm ăn lành mạnh và công bằng cho các thành phần kinh tế nói chung.. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Như vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng trung - dài hạn nói riêng. c) Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng của các khoản tín dụng trung - dài hạn sẽ được nâng cao. Ngược lại, sự thay đổi theo chiều hướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng trung - dài hạn xấu đi ngoài ý muốn. Ví dụ: khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, sẽ kéo theo sức mua của đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến khả năng thu hồi công nợ của ngân hàng. Hay khi có sự biến động lớn trong tỷ giá do sự thay đổi chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng nội tệ bị giảm giá, các doanh vốn bằng ngoại tệ mà không có nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Sự biến động về tỷ giá như vậy cũng khiến các doanh nghiệp phải nhập khẩu máy móc thiết bị nước ngoài bị thiệt hại không nhỏ, bởi lẽ ra trước khi có biến động về tỷ giá đã vay ngân hàng lượng tiền đủ yêu cầu thì nay trở thành không đủ để nhập, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khoản vay. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường thì cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các khoản tín dụng trung – dài hạn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. d) Chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mọi ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt. động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không hợp lý, chồng chéo sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng. điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng trung - dài hạn phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không. e) Các yếu tố khách quan khác. Chẳng hạn như các yếu tố thuộc về tự nhiên như: bão lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn, dịch bệnh…bởi khi một trong những thiên tai đó xảy ra, nó thường gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ, qua đó gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình, làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.

THỰC TRẠNG CẤP TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy

    - Tham gia tài trợ chính, hoặc phối kết hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức tài chính khác với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên cho vay vốn đối với các chương trình, các dự án lớn với thủ tục thuận lợi nhất, thời gian nhanh nhất. Chức năng của phòng kế toán ngân quỹ là: trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, đặc biệt là các giao dịch gửi tiền, rút tiền, mua bán ngoại tệ,… Đồng thời, theo phương thức giao dịch một cửa mà hệ thống NHNo&PTNT đang áp dụng, các nhân viên giao dịch cũng đồng thời là các nhân viên kế toán sẽ thực hiện công việc hạch toán vào tài khoản phản ánh các giao dịch vừa thực hiện.

    Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank Cầu Giấy
    Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank Cầu Giấy

    Thực trạng cho vay trung – dài hạn đối với DNNQD tại chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy, Hà Nội

    Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong năm qua của chi nhánh tăng trưởng mạnh là do ngân hàng đã áp dụng một lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với tình hình và theo đúng quy định của NHN0&PTNT Việt Nam, thời hạn cho vay dài hơn, khuyến khích đầu tư cho những doanh nghiệp (đặc biệt là khối DNNQD) có những dự án vay trung - dài hạn khả thi, những dự án có tính thực tế, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù trong 2 tháng đầu năm 2008, kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng một phần từ tình hình kinh tế thế giới: đôla Mỹ trượt giá, giá dầu tăng nhanh và luôn ở mức cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây, giá lương thực thực phẩm tăng nhanh, có những mặt hàng tăng lên gấp ba lần…song chi nhánh ngân hàng vẫn đạt doanh số cho vay 222.078,4 triệu đồng, tăng 31.320 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007.

    Bảng 1 :  Bảng báo cáo dư nợ cho vay trung và dài hạn
    Bảng 1 : Bảng báo cáo dư nợ cho vay trung và dài hạn

    Đánh giá thực trạng cho vay trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy – Những kết quả đạt được và tồn tại

    Đây cũng một thành công rất khả quan của chi nhánh, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trước xu hướng biến động của các yếu tố đầu vào bất lợi, đẩy chi phí sản xuất kinh doanh lên cao, khiến vốn lưu động giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể tới khả nănh thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy đang triển khai một đối sách huy động vốn năng động, phù hợp với thực tế và với phương châm đa dạng hoá các hình thức huy động như : huy động nhiều loại tiền gửi tiết kiệm, không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng,12 tháng bằng VNĐ và ngoại tệ trả lãi trước hạn và khi đến hạn mức lãi suất rất linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo cho kinh doanh có lãi.

    Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy trong thời gian tới

    Để tăng cường khả năng tiếp cận của các DNNQD trong cả nước với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, đảm bảo thực hiện vay vốn công bằng, minh bạch giữa các DNNQD và doanh nghiệp Nhà nước, ngân hàng nhà nước cần quán triệt và chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt theo chỉ thị số 03/2003/CT-NHNN, yêu cầu các NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho họ được tiếp cận nhanh chóng với nguồn tài trợ từ ngân hàng. Việc xử lý và cập nhật các thông tin của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả, các số liệu cập nhập không kịp thời, độ tin cậy thấp nên đã khiến các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp.Vì vậy mà ngân hàng nhà nứơc cần phải có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.