MỤC LỤC
Tuy nhiên, có thể nói rằng Hà Nội là một trong những tỉnh, thành có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước (khoảng 1,27%) cũng dễ hiểu, bởi vì ở đây có dân trí cao nhất nước, được thông tin và tìm hiểu tốt nhất, sớm nhất các chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nền kinh tế Thủ đô ngày càng trở nên sôi động hơn với sự thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ, nhiều nhà máy, xí nghiệp, các loại hình kinh doanh đa dạng hơn, đã tạo không ít việc làm cho người dân Thủ đô trong những năm qua.
Hệ cấp nước từ mặt đất lên cao luân được làm sạch, nhà máy còn có phòng kiểm nghiệm nước sạch với nhiều trang thiết bị hiện đại mà Phần Lan đã chuyển giao cho Việt Nam như máy Nicam 8625 phân tích mẫu nước theo tiêu chuổn Mỹ. Tuy nhiên Hà Nội đã rất cố gắng trong việc cung cấp nước sạch cho người dân phục vụ sinh hoạt và sản xuất nhưng vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu sử dụng cuả người dân Thủ đô, đặc biệt là khu phố cổ và những khu phố đông dân, ở những nơi này mật độ dân cư rất dày đặc, vì vậy rất khó trong việc cải tạo và xây dựng. Khu vực nội thành hiện có khoảng 250km đường ống thoát nước, nhưng chỉ có khoảng 150km cống, mật độ cống quá thấp so với mặt bằng xây dựng, nhiều tuyến cống không phát huy được hiệu quả thoát nước vì không được nạo vét một cách thường xuyên làm giảm tốc độ thoát nước.
Giải quyết đồng thời được hai vấn đề trên thật hóc búa, đòi hỏi cấp chính quyền phải có năng lực trong vấn đề quy hoạch theo hướng hiện đại mà không làm mất đi vẻ đẹp và giá trị truyền thống lâu đời của khu phố cổ, bởi đó là giá trị từ nhiều thế kỷ và trải qua suốt quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Xây dựng các đập chứa nước thải tại các khu vực ngoại thành, đây sẽ là nơi thu hút toàn bộ lượng nước thải trong khu vực nội thành, được xử lý theo công nghệ hiện đại rồi được sử dụng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cho các huyện ngoại thành.
Với những lỗ lực của Thành phố Hà Nội trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ đã và đang được cải thiện đáng kể, từng bước dứt điểm ùn tắc giao thông. Đối với đường hàng không, toàn Thành phố có 3 sân bay: Sân bay Nội Bài; sân bay Gia Lâm và sân bay Bạch Mai chỉ phục vụ trong nội địa. Nhưng nhìn chung, hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay ở Hà Nội, nếu không có sự đột phá và biến đổi về chất trong việc giải quyết giao thông đô thị thì càng ngày chúng ta càng lạc hậu so với khu vực và trên Thế giới.
Theo số liệu so sánh ta thấy rằng, nhiều chỉ tiêu Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực, như so với Thủ đô Bangkocs của Thái Lan với diện tích khoảng 1500 km2, dân số 10 triệu người. Nhưng với những gì mà Thủ đô Hà Nội đã làm được, ta hoàn toàn tin tưởng, lạc quan vào sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt trong thời gian sắp tới Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện Chính trị-Văn hoá-Thể thao quan trọng trong nước và khu vực, đặc biệt là đại hội TDTD Đông nam á-Sea Games 22, đó sẽ là dịp để giới thiêu với bạn bè quốc tế về Đất nước và con người Việt Nam.
Thủ đô Hà Nội, là nơi luôn đi đầu trong vấn đề mở cửa, sự mai một trong các giá trị truyền thống văn hoá có nguy cơ báo động. Đứng trước những nhu cầu và nguy cơ như trên, Hà Nội đã có kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô mà không mất đi những truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Trong những năm qua, Thành phố đã đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, các công viên, các nhà văn hoá, cung thiếu nhi.
Trong lĩnh vực nghệ thuật hiện Thành phố có 6 rạp hát với các trang thiết bị được đầu tư hiện đại, tương ứng với 6 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Đặc biệt sắp tới (năm 2010) Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, ngay từ bây giờ công tác chuẩn bị cho ngày hội rất chu đáo để mọi người trong và ngoài nước có điều kiện hiểu biết về Hà Nội hơn, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật. Có thể nói, Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội trong những năm qua rất được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, nhưng thực tế vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Nhưng những gì mà Thành phố đã làm được là rất đáng khích lệ và có ý nghĩa to lớn, bởi vì trong điều kiện như nước ta hiện nay còn nghèo, còn thiếu thốn mọi mặt, mọi lĩnh vực cần được đầu tư mà ngân sách lại hạn hẹp.
Chúng ta vẫn tin vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước trong tương lai không xa. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CSHT CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
Nắm được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan lãnh đạo Thành phố đã đề mục tiêu cụ thể: bước sang năm 2003, Thành phố giải quyết dứt điểm các vấn đề rắc rối của vấn đề Giao thông đô thị, từng bước nâng cấp và cải tạo hệ thống cấp, thoát nước và một số lĩnh vực khác như: vấn đề nhà ở, y tế, thể dục thể thao…đặc biệt trong năm nay Thành phố sẽ đón chào nhiều sự kiện thể thao quan trọng trong nước và trong khu vực. Do đó, để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư xây dựng và phát triển Cơ sở hạ tầng theo điều 5 của điều lệ quản lý xõy dựng cơ bản đó nờu rừ, ban hành kốm theo nghị định 385/HĐBT (7/11/1990) của Hội đồng Bộ trưởng đó nờu rừ: “Cỏc dự ỏn đầu tư xõy dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc đối tượng dự án do Ngân sách cấp phát vốn đầu tư ’’. Trước đó, năm 1986 nước ta thực hiện chính sách mở cửa, thông thương với bên ngoài, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô trong đó có lĩnh vực Cơ sở hạ tầng, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô, phấn đấu đến năm 2010, Hà Nội trở thành Thủ đô hiện đại, văn minh trong khu vực.
Ngoài nguồn đầu tư từ Ngân sách còn có các nguồn khác như : nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế (ODA, OECF…), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới các hình thức khác nhau như: hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết; các dự án theo hình thức BOT, BTO và BT cũng như các nguồn vốn do dân đóng góp, với mục tiêu ‘’Nhà nước và Nhân dân cùng làm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển Giao thông đô thị. Sự gia tăng mạnh của vốn đầu tư ở lĩnh vực này được thể hiện thông qua hàng loạt các khu chung cư cao tầng ở ven đô như khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, Pháp Vân…được mọc lên, sẽ giải quyết được phần nào khó khăn về Nhà ở cho Thành phố Hà Nội, đồng thời nó cũng góp phần giải quyết tốt trong việc di dời dân cho việc tạo mặt bằng xây dựng và mở rộng các công trình giao thông trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề xã hội cũng ngày càng hạn chế và kiểm soát được tốt hơn. Bởi đây còn là dịp để Hà Nội giới thiệu với bạn bè quốc tế trong khu vực và trên thế giới về con người và những giá trị truyền thống của Thủ đô gần nghìn năm tuổi, nâng cao vị thế của Thủ đô và cả nước trên thế giới, qua đó để Thành phố thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô cũng như của cả nước.
Tuy vậy, thực tế cho thấy cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý qua các năm dẫn đến tình trạng mất cân đối, mà yêu cầu của sự phát triển tổng hợp kinh tế – xã hội đòi hỏi không thể bỏ qua một lĩnh vực nào, do đó trong thời gian tới, Thành phố cần đổi mới hơn nữa cơ cấu đầu tư Cơ sở hạ tầng, đồng thời để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước thì Thành phố cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.