MỤC LỤC
Người lao động quan tâm đến quy mô, khả năng hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai để có cơ sở đảm bảo mức sống của họ. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, lập và phân tích Báo cáo tài chính là công việc nên được thực hiện một cách cẩn thận sau mỗi chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Ngành Bưu điện trong kế hoạch tăng tốc giai đoạn II (1996 - 2000), năm 1997, Công ty đã mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đổi tên thành Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện theo quyết định số 273/QĐ-TCCB/HĐBT ngày 14/11/1997 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam về việc đổi tên “Công ty Thiết kế Bưu điện” thành “Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện”. Cho đến ngày 30/6/2004, đáp ứng yêu cầu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện được chuyển thành Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện theo quyết định số 27/2004/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông, với số vốn điều lệ 13 tỉ đồng, trong đó vốn Nhà nước (Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam làm đại diện) chiếm 51%, vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty chiếm 42,4%, vốn của các cổ đông khác 6,6%. Công ty chuyên trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, khảo sát, thiết kế các công trình chuyên ngành bưu chính viễn thông và tin học (nhà trạm, tổng đài, mạng cáp, truyền dẫn vi ba, mạng LAN, internet..), Công ty luôn tự hào là một đơn vị chủ lực của ngành Bưu điện trong công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn xây dựng các công trình.
Công ty thực hiện các chức năng nhằm mục tiêu không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm tối đa hoá các nguồn lợi nhuận có thể có được của Công ty, đảm bảo lợi ích của các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong Công ty và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Cuối mỗi niên độ kế toán, các kế toán viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu của các TK chi tiết, TK tổng hợp do mình phụ trách, tiến hành tổng hợp số liệu, khóa sổ (nếu là cuối niên độ tài chính) và gửi số liệu cho kế toán tổng hợp qua mạng nội bộ của Công ty. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và xây dựng Bưu điện, khác so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điển hình khác nên trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số chỉ tiêu thay đổi cho phù hợp với thực tế hoạt động tại Công ty. Đồng thời, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ quỹ (kế toán thanh toán cung cấp) và các báo cáo tổng hợp khác như: Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, Báo cáo chi phí sản xuất chung, Báo cáo doanh thu, …để hoàn thiện cột số liệu “Năm nay” trên báo cáo này bằng cách cộng số liệu cho từng chỉ tiêu trên mẫu.
Căn cứ để lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước của Công ty và các biểu, bảng chi tiết, các sổ kế toán do kế toán các phần hành đảm nhiệm như Báo cáo tăng, giảm tài sản cố định; Báo cáo tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu; Báo cáo tổng hợp phải thu, phải trả; Sổ cái các TK hàng tồn kho;…Những số liệu cần thiết được kế toán tổng hợp thu thập và từ đó lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Do đó, khi cần số liệu chi tiết cho một biểu, kế toán tổng hợp chỉ cần yêu cầu kế toán phần hành có liên quan tổng hợp và cung cấp để lập báo cáo. Nhìn chung việc lập Báo cáo tài chính tại Công ty đúng theo mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính, đồng thời trong các báo cáo này, một số chỉ tiêu được chi tiết hóa đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần.
Bảng: Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh này trong mấy năm trở lại đây là do Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, tham gia thi công nhiều công trình thủy điện có tổng giá trị thực hiện lớn do vậy sức mua sắm TSCĐ là rất lớn. Xem xét và đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tuy đều lớn hơn 1 nhưng ở mức độ thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nói riêng và nợ phải trả nói chung bằng tài sản của Công ty là có thể chấp nhận được. Tuy vậy, khả năng thanh toán nhanh lại rất thấp và không ổn định qua các năm, đặc biệt năm 2009 chỉ còn 0.33 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán ngay nợ ngắn hạn bằng tiền của Công ty đã ở mức rất thấp, cần phải lưu ý để có những biện pháp thu hồi vốn bị chiếm dụng hay có kế hoạch huy động vốn khác như tăng vốn chủ sở hữu, vay thêm để thanh toán các khoản phải trả trong thời gian tới.
Một nguyên nhân nữa làm giá trị hàng tồn kho tăng mạnh trong các năm qua là do Công ty mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động của Trung tâm thương mại – xuất nhập khẩu trong mua bán hàng hóa, việc tích trữ hàng tăng, làm cho giá trị hàng hóa, hay sản phẩm của Công ty đều tăng lên. Công ty cần có biện pháp hợp lý nâng cao tính tự chủ tài chính của mình, chẳng hạn đối với các khoản phải thu, phải trả khách hàng Công ty cần có chính sách tín dụng hợp lý, đưa ra biện pháp thu hồi nợ, đối với các khoản nợ phải thu khó đòi Công ty có thể bán khoản nợ này cho tổ chức thu hồi nợ, giảm các khoản vay ngắn hạn đồng thời tăng vốn chủ sở hữu. Hàng tồn kho tăng nhanh cả về quy mô tăng lẫn tốc độ tăng, nguyên nhân làm giá trị hàng tồn kho tăng mạnh trong các năm qua là do Công ty mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động của Trung tâm thương mại – xuất nhập khẩu trong mua bán hàng hóa, việc tích trữ hàng tăng, làm cho giá trị hàng hóa, hay sản phẩm của Công ty đều tăng lên.
- Cụng ty thực hiện lập thờm cỏc bỏo cỏo nội bộ để minh họa rừ ràng, dẫn chứng số liệu cụ thể cho các Báo cáo tài chính như: Báo cáo tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu; Báo cáo tăng, giảm tài sản; Báo cáo tăng, giảm các quỹ; Báo cáo chi tiết doanh thu theo từng Xí nghiệp, Trung tâm hoặc theo loại hình dịch vụ tư vấn; Bảng kê chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp; …Các báo cáo này góp phần chi tiết hóa số liệu trên Báo cáo tài chính, số lượng báo cáo chi tiết phù hợp, không gây trùng lặp, rối ren trong công tác đối chiếu số liệu giữa các báo cáo. Bộ Tài chính quy định một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính cho các doanh nghiệp trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, các chỉ tiêu này đều được Công ty phân tích khá tỉ mỉ, thêm vào đó, các chỉ tiêu bổ sung cũng được phân tích chi tiết để thấy được nguyên nhân chủ yếu gây nên sự biến động của từng chỉ tiêu. Tóm lại, vì những lý do như trên, việc hoàn thiện lập Báo cáo tài chính và hoàn thiện các chỉ tiêu trong phân tích Báo cáo tài chính là thực sự cần thiết vì nó làm cho thông tin kế toán cung cấp ngày càng chính xác, có ý nghĩa hơn, mang lại tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện đã không ngừng cải thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính để đáp ứng nhu cầu về thông tin kế toán hữu ích, kịp thời của các đối tượng quan tâm đến hoạt động kinh doanh của Công ty.