Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành thuế

MỤC LỤC

Một số mô hình tổ chức quản lý thuế trên thế giới

Từ đó, hình thành các phòng quản lý thu thuế theo đối tượng (Phòng quản lý thuế các doanh nghiệp lớn, phòng quản lý thuế các doanh nghiệp vừa, nhỏ; hoặc phòng quản lý thuế ngành công nghiệp, phòng quản lý thuế ngành hàng không, điện lực.. hoặc phòng quản lý thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực kinh tế dân doanh..). Chưa hoàn toàn thích ứng trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và trình độ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân nói chung và đối tượng nộp thuế nói riêng còn thấp.Bởi đặc tính phân đoạn trong công tác quản lý dễ dẫn tới việc mỗi bộ phận chức năng chỉ tập trung vào một khía cạnh hẹp của đối tượng nọp thuế và tách biệt với công việc của các bộ phận khác, thiếu bộ phận trong tâm để tập hợp các chức năng quản lý với nhau.Do đó, nếu người đứng đầu cơ quan thuế không quản lý chặt chẽ, cán bộ thuế trách nhiệm không cao, để xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán nhà nước giao thì khó quy trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân nào vì cả bốn khâu quản lý thuế đều liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.

Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế những năm trở lại đây

Giai đoạn cải cách thuế bước I, II (tổ chức bộ máy theo nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990)

Năm 1990 sau khi thành lập hệ thống thuế thống nhất, trong điều kiện hệ thống chính sách thuế áp dụng cho mọi thành phần kinh tế mới được hình thành còn thường xuyên phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện, trình độ quản lý còn thủ công, ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng nộp thuế còn quá yếu, bộ máy quản lý thuế được tổ chức dựa trên nguyên tắc quản lý theo sắc thuế ở cấp Trung ương và quản lý theo đối tượng bằng phương pháp chuyên quản khép kín ở cấp địa phương là hoàn toàn phù hợp. Trong quá trình thực hiện, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng đối tượng nộp thuế ngày càng tăng, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng và sâu, trình độ quản lý thuế ngày càng được nâng cao, các chức năng quản lý thuế đã được tăng cường, bổ sung đòi hỏi công tác quản lý thuế ngày càng phải hoàn thiện, bộ máy quản lý thuế cũng phải được kiện toàn. Do đó ở cấp Trung ương cơ chế quản lý được chuyển dần từ quản lý theo sắc thuế theo quản lý theo đối tượng kết hơpj với quản lý theo chức năng phù hợp với yêu cầu xây dựng và chỉ đạo thực hiện hệ thống.

- Thứ nhất, đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế bao quát hầu hết các nguồn thu trong nền kinh tế và ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống chớnh sỏch thuế từng bước đơn giản hoỏ, rừ rang, minh bạch, tạo mụi trường cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khuyến khích mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Liên tục trong 12 năm liền ngành thuế đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vị động viên ngân sách nhà nước giao với số thu năm sau cao hơn năm trước.

- Thứ ba: Từng bước cải tiến các quy trình, biện pháp, nghiệp vụ ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế, đưa công tác quản lý thu thuế dần đi vào nề nếp theo hướng hiện đại hoá. Tuy đạt được những ưu điểm nói trên, nhưng so với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hiện đại hoá quản lý thuế trong giai đoạn mới thì bộ máy quản lý thuế còn nhiều hạn chế. Nhiệm vụ quản lý thuế chưa được xác định đầy đủ, quyền hạn của cơ quan thuế chưa tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, một số chức năng còn chồng chéo trong khi lại thiếu một số chức năng cần thiết của quản lý thuế, phương pháp quản lý chủ yếu còn thủ công, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá.

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế

    - Tập trung chuyên sâu quản lý thuế theo chức năng, hạn chế sự trùng chéo chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức do mỗi chức năng được giao cho một bộ phận chịu trách nhiệm, tạo điều kiện nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn quản lý thuế, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ, công chức. */ Chức năng xây dựng chính sách, chế độ về thuế (những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế) phải quy về một đầu mối (Ban pháp chế chính sách thuộc Tổng cục) để tập trung nghiên cứu các chính sách thuế, phí và lệ phia nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn, không chồng chéo (gồm cả chính sách thuế Tài sản và thu khác). - Thành lập mới hệ thống quản lý nợ và cưỡng chế thu thuế trong toàn ngành thuế (ban quản lý nợ thuộc tổng cục thuế làm nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ. Phòng cưỡng chế thu nợ thuộc cục thuế làm nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ).

    - Kiện toàn các bộ phận chức năng tham mưu và chức năng thanh tra nội bộ về các chức năng này (không thành lập tổ chức thanh tra nội bộ riêng mà tất cả các bộ phận thuộc cơ quan thuế đều có trách nhiệm kiểm tra cán bộ thuế hoặc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện quy trình, quy phạm quản lý liên quan đến lĩnh vực chuyên môn); thu hẹp đến mức hợp lý các bộ phận phục vụ nội bộ ngành như: Tài vụ, quản trị, quản lý ấn chỉ …. - Tiến tới thành lập bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế lớn tại tổng cục thuế làm nhiệm vụ quản lý thuế đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia… Xây dựng bộ phận này đủ lớn cả về số lượng cán bộ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý nhằm nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, biện pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả đối với các doanh nghiệp lớn- chiếm phần lớn số thu về thuế của cả nước. */ Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài Chính về việc kiểm tra công tác tổ chức cán bộ hàng năm, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1149 TCT/TCCB ngày 27/4/2005 hướng dẫn Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra công tác tổ chức cán bộ năm 2005.

    - Rà soát, đánh giá quy định về chức năng, nhiệm vụ tại cơ quan Thuế các cấp và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của mỗi cơ quan thuế, lưu ý phân tích vai trò của cơ quan thuế Trung Ương, tỉnh và huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ngành Thuế và việc phân công nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan Thuế. + Chuyển đổi bộ máy quản lý thuế tại các cơ quan thuế thực hiện cơ chế quản lý tự kê khai- tự nộp thuế nhằm tăng cường các chức năng quản lý thuế phù hợp với trình độ quản lý của người Việt Nam và tạo điều kiện nâng cao hiệu quản lý, dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hoá công tác quản lý thuế, giúp Việt Nam nâng cao trình độ quản lý tiến kịp với các nước trong khu vực. + Sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp theo sắc thuế và đối tượng tại các cơ quan thuế không áp dụng cơ chế tự khai- tự nộp thuế cho phù hợp với điều kiện quản lý của từng sắc thuế, đối tượng nộp thuế không đủ điều kiện áp dụng cơ chế này và ohù hợp với trình độ quản lý của một số cơ quan thuế đặc biệt là cơ quan thuế cấp huyện.

    Chương trình kiện toàn tổ chức ngành Thuế theo yêu cầu cải cách và hiện đại hoá hệ thống Thuế nhằm xây dựng bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mô hình chức năng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và năng lực chỉ đạo của cơ quan Thuế Trung Ương. Đồng thời, phân cấp mạnh mẽ quản lý giữa các cấp ngành Thuế, tăng cường uỷ nhiệm thu cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý hành chính Nhà Nước trên địa bàn, từ đó tiến hành sắp xếp, củng cố lại bộ máy tổ chức quản lý thuế tại các cơ quan Thuế nhằm quản lý thu các loại thuế mới và đối tượng nọp thuế một cách hiệu quả.