Cải tiến pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong bối cảnh cải cách tư pháp Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung pháp luật về thực hành quyền công tố

Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra như sau: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi xét thấy cần thiết; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; huỷ. Theo pháp luật hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và quán xuyến toàn bộ hoạt động thực hành quyền công tố, quyết định những vấn đề quan trọng nhất đối với việc giải quyết vụ án hình sự như: Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; quyết định chuyển vụ án; quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định..(Khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự).

Vai trò của pháp luật thực hành quyền công tố

Đối với Viện kiểm sát, Bộ luật quy định cụ thể như sau: Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án…; nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Bộ luật tố tụng hình sự là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố, trong đó quy định những hoạt động đặc biệt của quyền lực nhà nước, thể hiện mối quan hệ hai chiều giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (nhân danh quyền lực nhà nước) với một bên là những người tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…).

Những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Ba là: Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động công tố với hoạt động điều tra, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra (Viện công tố phải là đầu mối tiếp nhận, phân loại và quyết định việc xử lý tin báo tội phạm, cũng như quyết định trong việc khởi tố vụ án, bị can); phải đề cao vai trò tranh tụng của Công tố viên giữ quyền công tố tại phiên toà hình sự (xây dựng chế độ trách nhiệm buộc tội, chế độ trách nhiệm trong việc tranh luận, chứng minh tội phạm của Công tố viên tại phiên toà…); góp phần giải quyết tốt các yêu cầu bức xúc do thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm; tăng cường khả năng chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời tránh oan, sai trong quá trình tiến hành tố tụng. Sáu là: Hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố phải giải quyết tốt việc thực hiện các quy định về mối liên hệ giữa chức danh hành chính với chức danh tố tụng, như Nghị quyết số 49-NQ/TW đó xỏc định: “Phõn định rừ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên…để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình” [18].

Tiêu chí hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Trong hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải quán triệt quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng trong thực thi nhiệm vụ; thực hiện quyền hạn trong đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước gắn với việc bảo vệ quyền tự do dân chủ và các lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo dân chủ đi đôi với kỷ cương phép nước. Pháp luật thực hành quyền công tố bao gồm nhiều ngành luật điều chỉnh, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Cơ quan thực hành quyền công tố, về mối quan hệ giữa Cơ quan thực hành quyền công tố với các cơ quan tố tụng khác, cũng như với những người tham gia tố tụng khác..Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng, với các trình độ nhận thức khác nhau.

Một số quốc gia theo hệ thống án lệ - Vương quốc Anh

Khi tiến hành tố tụng tại phiên toà, Công tố viên Hoàng gia phải thực hiện quyền tự quyết của mình đối với các vấn đề sau: Có khởi tố bị can hay không; có thể tiếp tục tiến hành tố tụng không; việc buộc tội đã đúng pháp luật chưa; đưa ra yêu cầu về cách thức xét xử. Văn phòng Chưởng lý quận có thể chấp nhận lời thú tội của bị cáo để giảm nhẹ lời buộc tội hoặc bỏ qua một số cáo buộc chống lại bị cáo để đổi lại việc khai báo những ngời phạm tội khác hay nhận một số lời cáo buộc khác về tội phạm nhẹ hơn do bên công tố đưa ra.

Một số quốc gia theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - Cộng hoà Pháp

Trường hợp Công tố viên trực tiếp tiến hành điều tra, nhất là đối với các vụ việc phức tạp, thì họ thường tiếp nhận vụ án và các chứng cứ từ Cơ quan cảnh sát và có thể yêu cầu Cảnh sát hoàn thiện các thông tin, chứng cứ nhằm có được tất cả các yếu tố cần thiết trước khi ra quyết định truy tố. Trong những trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Kiểm sát viên cấp dưới, của Dự thẩm viên, nhân viên điều tra; ủy quyền cho Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành các hoạt động điều tra; gia hạn thời hạn điều tra; quyết định truy tố và chuyển vụ án cho Toà án; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án….

Một số quốc gia khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Công tố viên còn có thể đình chỉ việc truy tố, mặc dù có đủ bằng chứng để chứng minh tội trạng khi cân nhắc đến các yếu tố như tính cách, độ tuổi, tình trạng của bị cáo, tính nghiêm trọng của tội phạm, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội của bị cáo…Với thẩm quyền tuỳ nghi rộng rãi như vậy của Công tố viên, nên pháp luật quy định hệ thống Công tố điều tra (Uỷ ban điều tra). Nếu thấy kẻ bị tình nghi có thể bị kết án tử hình hoặc án tù thì Công tố viên viết đơn yêu cầu việc xét xử chính thức đối với người bị tình nghi; nếu tin rằng chỉ cần phạt tiền người bị tình nghi thì Công tố viên sẽ viết đơn yêu cầu việc xét xử giản lược; nếu thấy rằng không cần thiết phải phạt người bị tình nghi thì Công tố viên có thể ra quyết định đình chỉ khởi tố.

Một số điểm chung của các mô hình công tố

- Tổ chức bộ máy của hệ thống các Cơ quan công tố trên thế giới được tổ chức rất linh hoạt, đa dạng, nhưng luôn phù hợp với hai cấp xét xử của Toà án, vừa đảm bảo thuận lợi cho người dân, vừa bảo đảm cho Cơ quan công tố hoạt động linh hoạt, hiệu quả. Những nét riêng đó, và đặc biệt là những điểm chung như đã phân tích ở trên là những nội dung tham khảo có giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam hiện nay.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam

Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 quy định: Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ…, thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất…Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành, do Viện trưởng lãnh đạo.

Pháp luật hiện hành thực hành quyền công tố ở Việt Nam hiện nay

Những tư tưởng mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được thể hiện trên các lĩnh vực: Bảo đảm hiệu quả quyền con người, quyền dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự; tăng cường chất lượng hoạt động tố tụng của cỏc cơ quan tiến hành tố tụng; phõn định rừ ràng hệ thống thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của công tác phòng chống tội phạm. Viện kiểm sát phải phát hiện kịp thời và yêu cầu Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa đối với những vụ án do Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thụ lý điều tra.

Một số ưu điểm và hạn chế của pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam hiện nay

- Quyền năng và trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng chưa rừ ràng, hợp lý, làm cho hoạt động chức năng của Cơ quan công tố nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung kém hiệu quả. - Về vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên và những người tiến hành tố tụng khác tại phiên toà cũng như trình tự thẩm vấn, tranh luận chưa rừ ràng, cụ thể nờn chất lượng tranh tụng yếu, làm giảm hiệu lực của Cơ quan công tố.

Kết quả thực hành quyền công tố 1. Tình hình một số loại tội phạm

Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tập trung chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra truy tố nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, được công luận chú ý như: Vụ tham nhũng xảy ra tại Ban quản lý dự án PMU 18 Bộ Giao thông vận tải; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đưa và nhận hối lộ trong quá trình thanh tra các công trình xây dựng tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam; vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở tỉnh Khánh Hoà; vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo một số đơn vị trong ngành Bưu điện; vụ điện kế, điện tử xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh; vụ Mạc Kim Tôn, nguyên giám đốc sở Kế hoạch đào tạo tỉnh Thái Bình lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng…. Cùng với việc giải quyết các vụ tham nhũng lớn, phức tạp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Viện kiểm sát địa phương đã phối hợp với Cơ quan điều tra và Toà án giải quyết một số vụ án ma túy lớn, được dư luận đồng tình, như: Vụ mua bán trái phép chất ma tuý xảy ra ở Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khởi tố 64 bị can; vụ Trần Hữu Thuỷ cùng đồng bọn mua bán trái phép chất ma tuý và chiếm đoạt, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, khởi tố 57 bị can; vụ Nguyễn Văn Luận (tức “Hải Luận”), gồm 45 bị cáo, mua bán, vận chuyển 2.354 bánh hêrôin; vụ Nguyễn Minh Tuấn (tức. Tuấn “bum”), gồm 15 bị cáo, mua bán trái phép 970 bánh hêrôin; vụ Trịnh Nguyên Thủy, Lê Văn Tình cùng đồng bọn sản xuất 44 kg hêrôin, vận chuyển 614 bánh và 27,5 cây hêrôin; vụ Cao Thị Lan cùng đồng bọn mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy xảy ra tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội….

Tồn tại và nguyên nhân

- Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát chưa gắn kết chặt chẽ với Cơ quan điều tra nên vẫn còn nhiều vụ án Viện kiểm sát phải trả lại Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung (trong hai năm Viện kiểm sát trả Cơ quan điều tra 3054 vụ, chiếm 5,78%); một số quyết định của Cơ quan điều tra bị Viện kiểm sát huỷ (trong hai năm Viện kiểm sát huỷ 86 quyết định không khởi tố vụ án; huỷ 168 quyết định khởi tố vụ án và 63 quyết định khởi tố bị can). - Vẫn còn để xảy ra nhiều trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt giữ, khởi tố bị can để điều tra không đúng, oan, sai (trong đó có cả trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng), sau phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì bị can không phạm tội, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân: Trong hai năm Cơ quan điều tra đình chỉ 213 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 138 bị can.

Các quan điểm chung

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở VIỆT NAM.

Các quan điểm cụ thể về hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Về lĩnh vực hình sự, Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình thông qua một loạt các nhiệm vụ, quyền hạn: Khởi tố vụ án, bị can; đề ra yêu cầu điều tra; tiến hành điều tra; quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra…; kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát hoạt động điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra…; đọc Cáo trạng; luận tội, phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án; tranh luận; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án và những người tham gia tố tụng trong hoạt động xét xử; kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm… Như vậy, trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng: Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử. Ngoài ra, cần nghiên cứu ban hành Luật tổ chức điều tra hình sự, thay thế Phỏp lệnh tổ chức điều tra hỡnh sự 2004, trong đú quy định rừ vị trớ, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, cơ chế hoạt động giữa Cơ quan điều tra với Cơ quan công tố cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Viện công tố mới; ban hành Luật bồi thường nhà nước, thay thế Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11, ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra.

Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật nội dung thực hành quyền công tố

Phần này quy định hệ thống, cơ cấu tổ chức của Viện công tố (bao gồm cả Viện công tố quân sự); nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện công tố cũng như các chức danh khác trong Viện công tố; quy định về sự lãnh đạo thống nhất của Cơ quan công tố; quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng, Phó viện trưởng, Công tố viên, Điều tra viên…. Luật bồi thường nhà nước sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về bồi thường thiệt hại trong khi thi hành công vụ, nhằm chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương trong hoạt động tố tụng hình sự (trong đó có hoạt động của Cơ quan công tố) và trong thực thi công vụ nói chung; đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố nói riêng, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng: Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Về nguyên tắc, quan hệ tố tụng phải được độc lập với quan hệ hành chính (quan hệ tố tụng tuân theo Luật tố tụng hình sự; quan hệ hành chính tuân theo Luật hành chính và quy định của ngành). Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng:. phõn định rừ thẩm quyền quản lý hành chớnh với trỏch nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi. nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Quyền hành chính trong tư pháp chủ yếu là quyền quản lý đối với nhân sự, tài chính, phương tiện hoạt động trong các cơ quan tư pháp. Quyền tư pháp trong hoạt động tố tụng là quyền năng thực hiện các biện pháp, hoạt động tố tụng giải quyết vụ án, gắn với các chức danh tư pháp: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng Viện công tố nên quy định như sau: Tổ chức và chỉ đạo chung về hoạt động thực hành quyền công tố trong phạm vi cấp mình phụ trách; quyết định phân công công việc và kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố của Phó viện trưởng Viện công tố và Công tố viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó viện trưởng Viện công tố và Công tố viên; quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện công tố cấp dưới; quyết định thay đổi Công tố viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện công tố.. Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Công tố viên, nên sửa như sau: Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định cho bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định xử lý vật chứng; yêu cầu định giá tài sản có liên quan đến vụ án; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra áp giải, dẫn giải nhân chứng; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện công tố liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực. hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án; tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà.. Ba là: Về quan hệ giữa Cơ quan thực hành quyền công tố với Cơ quan điều tra. Trên thế giới, việc phân biệt rạch ròi giữa chức năng công tố của Viện công tố và chức năng điều tra của Cơ quan điều tra được coi là một thành tựu đặc biệt của cải cách tư pháp. Tuy nhiên giữa hai chức năng công tố và điều tra luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị đã ghi: “Tăng cường trách nhiệm của Viện công tố trong hoạt động điều tra” [18]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X ghi:. Chủ trương công tố gắn với hoạt động điều tra không có nghĩa là gắn công tố với điều tra làm một, mà đòi hỏi hai cơ quan phải thực hiện tốt chức năng công tố và chức năng điều tra của từng cơ quan. Khi thực hiện chức năng điều tra, Điều tra viên chịu trách nhiệm sử dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện ra tội phạm, thu thập chứng cứ nhằm chứng minh hành vi phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội…. Khi thực hiện chức năng công tố, trên cơ sở nắm bắt đầy đủ, toàn diện diễn biến của quá trình điều tra, Công tố viên xác định có đủ chứng cứ hay không đối với người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm; nếu đầy đủ chứng cứ thì xác định người đó phạm vào tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự; quyết định truy tố hay không đối với người có hành vi phạm tội và đề xuất mức hình phạt cụ thể; nếu Công tố viên nhận thấy không đủ chứng cứ thì yêu cầu Điều tra viên tiếp tục thu thập chứng cứ. Công tố viên không làm thay các biện pháp nghiệp vụ của Điều tra viên như sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện tội phạm, trực tiếp khám nghiệm hiện trường… Điều tra viên phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra và phải tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình; Công tố viên không chịu trách nhiệm thay cho Điều tra viên. ra sự bất bình đẳng giữa Cơ quan Điều tra và Cơ quan công tố: Trong việc bồi thường oan, sai, người phê chuẩn thì phải chịu trách nhiệm, trong khi người ra quyết định thì không phải chịu trách nhiệm). Để khắc phục hạn chế này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rừ cơ chế quản lý, xử lý mọi tin báo, tố giác tội phạm có hiệu quả, nhất là để Cơ quan công tố có thể nắm và quản lý được đầy đủ các tin báo, tố giác về tội phạm, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và thực hiện tốt nhất hoạt động thực hành quyền công tố, với vai trò là cơ quan chỉ đạo mọi hoạt động điều tra.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng và hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố

Trước yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, trên cơ sở truyền thống pháp luật Việt Nam, tố tụng xét xử của nước ta nên hoàn thiện theo hướng kết hợp giữa mô hình tranh tụng và mô hình thẩm vấn: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan công tố và Cơ quan xét xử; việc xét hỏi chủ yếu do Hội đồng xét xử; trách nhiệm của Công tố viên phải được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là việc tranh luận tại phiên toà. Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng: Để có được hệ thống pháp luật hiện đại, khoa học, minh bạch, khả thi, Đảng luôn thực hiện việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi xây dựng pháp luật; đào tạo, lựa chọn những cán bộ, chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực để tham gia vào nghiên cứu, xây dựng pháp luật.