MỤC LỤC
Túi nylon có thể chứa 40 – 60 kg phụ phẩm dứa ủ, túi đựng luồn bên trong một bao tải để tránh cho túi nylon không bị giãn hoặc rách trong quá trình nén. Phụ phẩm dứa sau khi vận chuyển về cần tiến hành ủ ngay, càng tốt, trong quá trình ủ thức ăn được nén chặt và bổ sung 0,5% muối ăn theo từng lớp, cách nhau 15 – 20 cm ta lại rắc một lớp muối đều trên bề mặt, trước khi buộc miệng túi cần làm cho không khí bên trong túi ra rồi buộc chặt miệng túi đảm bảo yếm khí. Cách ủ này thức ăn cho chất lượng tốt, nếu đảm bảo yếm khí tuyệt đối thì thức ăn sẽ không bị thối cho màu sắc đẹp mùi vị thơm ngon và tỷ lệ hao hụt không đáng kể, có thể bảo quản được thức ăn lâu dài.
Đáy bể ủ được xếp một số đá hoặc gạch vỡ phục vụ việc tiếp nhận các dịch lên men và làm cho thức ăn không bị chìm ngập trong các dịch này. Lần lượt cho thức ăn vào bể ủ thành từng lớp như vậy cho đến khi lớp thức ăn đến miệng bể ta dùng một lớp rơm khô, sạch phủ đều lên trên dày 15 -20 cm. Urê được bổ sung bằng cách hoà tan lượng urê nhất định đã được tính toán vào nước lã sạch rồi dùng bình phun đều lên bã dứa ủ trước khi cho bò sữa ăn.
Chúng tôi sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua bổ sung 2% urê làm thức ăn cho bò tại trang trại bò sữa của anh Tống Giang Bính, xã Mộc Bắc – Duy Tiên – Hà Nam. Cho bò làm quen với bã dứa ủ chua trong tuần đầu, bằng cách cho bò ăn bã dứa tăng dần trong khẩu phần bò thí nghiệm, hai ngày đầu cho ăn 1/3 khẩu phần quy định, 3-4 ngày sau cho ăn 1/2 khẩu phần quy định, 5 – 6 ngày cuối tập cho bò ăn đúng khẩu phần. Bò được ăn thức ăn tinh cùng với bã dứa ủ chua có bổ sung 2% urê (tính theo VCK của bã dứa, mỗi ngày 2 lần vào thời điểm vắt sữa, sau đó bò được ăn cỏ tươi.
- Các số liệu điều tra được lấy từ phòng kế hoạch tại Công ty Đồ hộp xuất khẩu Đồng Giao. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được sử lý bằng phần mềm Minitab.
Tổng diện tích trồng dứa (ha) Diện tích dứa thu hoạch (ha) Năng xuất quả dứa (tấn/ha) Sản lượng quả dứa (tấn).
Qua bảng 3: Cho thấy sản lượng quả dứa đưa vào sản xuất tại nhà máy đồ hộp xuất khẩu Đồng Giao - Ninh Bình không ngừng tăng. Hiện nay, nhà máy đang duy trì dây truyền sản xuất nước dứa cô đặc với công suất trên 5000 tấn/năm. - Sản lượng quả dứa đưa vào sản xuất tại nhà máy đồ hộp xuất khẩu Đồng Giao- Ninh Bình tăng lên qua các năm.
Biểu đồ 1: Lượng phụ phẩm dứa huỷ tại nhà máy đồ hộp xuất khẩu Đồng Giao- Ninh Bình.
Kết quả nghiờn cứu của chỳng tụi thấy rằng mặc dù` hàm lượng nước trong phụ phẩm dứa cao, nhưng chất lượng ủ chua vẫn tốt. Trong quá trình ủ chua các vi khuẩn đã biến đổi các đường dễ tan như Saccarora, Glucoza, Fructoza, Pentoza. Cũng theo McDonal (1995), khi nguyên liệu ủ chua có hàm lượng nước cao, đường dễ tan thấp dẫn đến chất lượng thức ăn ủ chua kém và không còn đường dễ tan tồn lưu trong thức ăn ủ chua.
Trong điều kiện yếm khí, do hoạt động của vi khuẩn lactic và Clostridia đã biến đổi đường dễ tan và protein thành các axit hữu cơ, các khí CO2, H2 và NH3. Courtin và Spoenlstra (1990) đã chỉ ra rằng nấm men và vi khuẩn lactic chỉ sử dụng các thành phần dễ tan như đường dễ tan và lên men các sản phẩm đó. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận Olubazo (1981) rằng hàm lượng VCK và protein thô giảm trong quá trình ủ chua phụ phẩm dứa.
Việc sản sinh ra axit lactic và các axit hữu cơ khác gây ra hiện tượng axit hoá rất mạnh khối thức ăn có nghĩa là đã hạ thấp độ pH của thức ăn ủ chua. Theo McDonal và cộng sự (1995), chất lượng thức ăn ủ chua kém khi pH >5, hàm lượng axit butyric cao và axit lactic thấp. Như vậy khi tạo ra sản phẩm là axit butyric và axit axetic đã tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với tạo ra sản phảm là axit lactic.
Bởi vì vi khuẩn lactic lên men đường glucoza, fructoza, pentoza tạo thành axit lactic. Sau đó vi khuẩn Clostridia lại biến đổi axit lactic thành axit butyric, khí CO2 và H2. Sau đó nhiệt độ của khối thức ăn giảm dần trong quá trình ủ và ổn định.
Giai đoạn này, vi khuẩn Ecoli phát triển đầu tiên sử dụng phần không khí còn lại trong hố ủ; chúng chuyển hoá các loại đường của tế bào thực vật hình thành axit formic, axetic, alcohol, CO2, axit lactic và một ít butyric. Các axit được chúng sinh ra đã tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn háo khí, chỉ còn một số vi khuẩn yếm khí hoạt động như: vi khuẩn lactic, Echrichia, Klebsila, Baccillus, Clostridium, Steptococus, Neuconostoc, Lactobacillus. Việc sản sinh axit lactic làm sự phát triển của tất cả các loại vi khuẩn bị tê liệt, sau đó bị ức chế hoàn toàn.
Chúng tôi tiến hành cân khối lượng 5 bao trước khi ủ, sau đó xếp vào lán có mái che và cứ sau một tháng cân lại khối lượng một lần. Sự hao hụt này xảy ra cả ở 2 pha là pha hô hấp và lên men vi sinh vật. Trong giai đoạn đầu của quá trình ủ chua, nhờ sự có mặt của oxi đã diễn ra quá trình hô hấp thực vật.
McDonal và Whittenbary (1972) cho rằng độ tăng của hô hấp có tương quan số mũ với độ tăng nhiệt độ trong khoảng 0-30oC.
Do lượng thức ăn thu nhận ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng và ở lô thí nghiệm có bổ sung ure. Nguyễn Thị Lương Hồng (1994), khi dùng rơm được xử lý bằng 2% ure để thay thế 20% cỏ tuơi trong khẩu phần cơ sở không những không làm giảm sản lượng sữa, trái lại sản lượng sữa của bò còn tăng được 1,16kg sữa /con/ngày. VCK của thức ăn thô xanh bằng bã dứa ủ chua không bổ sung ure đã làm tăng sản lượng tăng được 0,8kg sữa/con/ngày.
Theo Nguyễn Bá Mùi (2002 ), nguyên nhân làm tăng sản lượng sữa của bò một phần do lượng VCK và năng lượng trao đổi thu nhận hàng ngày cao. Mặc dù năng suất sữa/con/ngày ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng nhưng lượng protein thu nhận hàng ngày ở lô thí nghiệm cao, nên tiêu tốn protein cho 1kg sữa lô thí nghiệm cao hơn đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng: Bổ sung ure vào khẩu phần thức ăn cho trâu bò là cách bổ sung protein rẻ tiền nhất và hiệu quả.
Việc sử dụng bã dứa ủ chua và bổ sung ure trong khẩu phần nuôi bò sữa có ý nghĩa rất lớn, vì không những giảm được chi phí thức ăn / 1kg sữa mà còn khắc phục được tình trạng khan hiếm thức ăn trong vụ đông xuân. Do vậy việc bổ sung ure vào khẩu phần một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và bò sữa nói riêng. Vào mùa đông xuân thức ăn thô xanh khan hiếm có khi còn không mua được cỏ tươi nên bò phảI ăn cỏ ủ hoặc rơm dự trữ.
Nếu các hộ không tận dụng nguồn phụ phẩm dứa trên thì nhà máy phải chi phí xăng đổ ra bãi rác.
Chúng tôi cùng cán bộ thú y cơ sở tiến hành tẩy giun sán cho bò, bê của trang trại. Phòng hai bệnh ký sinh trùng chủ yếu thường xuyên xảy ra đối với trâu bò đó là bênh giun đũa bê, nghé và bệnh sán lá gan. Tẩy giun đũa cho cho bê từ 20 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi và tẩy sán lá gan cho toàn bộ đàn bò sữa.
Dertyl-B : 6-7mg/kg thể trọng, cho uống vào lúc mát trời sau đó cho ăn cỏ tươi. Chúng tôi dùng vôi bột hoặc nước vôi để tiêu độc chuồng trại mỗi tuần một lần. Máng uống được tháo và thay nước mới hàng ngày vào buổi sáng, thức ăn thừa được đưa vào hố ủ nóng sinh học.
Phân trên nền chuồng được quét dọn rửa sạch mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi chiều trước khi vắt sữa. Chúng tôi thực hiện phun thuốc sát trùng hai tuần một lần bằng Diterex, với những con có nhiều ve chúng tôi phun clorofooc để tiêu diệt.