Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chưa gia nhập WTO: Thách thức và giải pháp

MỤC LỤC

Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

Theo hiệp hội quốc tế các nghiệp đoàn tự do (ICFTU), ngành dệt may thế giới đang đứng trước nguy cơ mất 40 triệu việc làm sau khi chế độ hạn ngạch dệt may dỡ bỏ báo cáo của ICFTU cho rằng, việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may dẫn đến nhiều nước chuyên xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch như: Bangladesh, Campuchia, Philipine,Việt Nam, Nam Phi, Dominica, Goatemala và Morixơ… phải đối đầu với cuộc cạnh tranh hàng dệt may của Trung Quốc và Ấn Độ giá rẻ. Đây là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải, họ đã phải sử dụng mô hình CMT để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, trong mô hình này, các Công ty Việt Nam nhận đơn đặt hàng từ các nước trung gian khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đây là những nước sẽ thực hiện mọi công việc tiếp thị và tài chính cung cấp thiết kế và nguyên liệu cho Công ty Việt Nam để may thành thành phẩm và chuyển đi sang thị trường Hoa Kỳ.

Vai trò của công tác xúc tiến thương mại để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

Vì hiệp định đa sợi khuyến khích các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may có nguyên phụ liệu được sản xuất tại nước xuất khẩu, trong đó nguyên - phụ liệu đang là vấn đề nan giải cho ngành dệt may Việt Nam, hiện tại ngành may Việt Nam đang phải nhập khẩu từ 70 - 80% nguyên - phụ liệu từ nước ngoài. Mặc dù trong những năm qua, chính phủ rất quan tâm đến phát triển diện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp, nên diện tích và sản lượng bông trong những năm qua, tuy có tăng nhưng không đáng kể. * Khó khăn nữa là trong việc chiếm lĩnh và giữ mặt hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ nếu Việt Nam chưa là thành viên của W.T.O cuối năm 2005 thì các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ rút đơn đặt hàng của họ cho các thành viên khác của W.T.O.

Thực trạng của hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng quota

Điều khiến các doanh nghiệp cảm thấy lo lắng là trong bối cảnh cạnh tranh thị trường khốc liệt, mà quota lại hạn hẹp và khó khăn đến vậy, thì những phương án mà Bộ trưởng đề xuất liệu có đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp hay không?. Sau sự kiện Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng quota hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp có quota nhưng chưa có nhu cầu xuất khẩu, thậm chí không xuất khẩu được, đã giữ để bán lại cho các doanh nghiệp khác với giá cao, khiến cho thị trường mua bán quota trở nên náo nhiệt và diễn biến theo chiều hướng xấu, không có lợi cho hoạt động xuất khẩu của cộng đồng các doanh nghiệp dệt may. Và hậu quả của việc này là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bị tăng lên nhiều lần trong khi giá xuất khẩu đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng, nếu doanh nghiệp đòi tăng giá thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng bỏ đơn hàng, còn nếu giữ nguyên giá cũ thì doanh nghiệp sẽ không còn lãi.

Thực trạng hiện nay, nơi cần quota để xuất khẩu thì không có mà nơi không xuất khẩu thì lại có quota, chẳng hạn như Công ty TNHH May & Thương mại Á Châu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm) có mối quan hệ làm ăn khá tốt với các khách hàng Calmex, Everyarn, các nhà phân phối lớn của Hoa Kỳ như: The Children Place, K.Mart, Tagert, JC Penny - kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ hơn 70% doanh thu tại thị trường Mỹ, nay cũng đang lâm vào tình trạng có khả năng xuất khẩu nhưng không có hạn ngạch, mặc dù chính phủ đã cho phép chuyển nhượng hạn ngạch nhưng thực sự cũng đang rất lúng túng vì giá chuyển nhượng quá cao và rất khó tìm nguồn. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng đề nghị các doanh nghiệp dệt may nên thành lập mô hình liên kết chuỗi, có như thế mới phát huy được hiệu quả sản xuất và xuất khẩu của toàn ngành dệt may, và ông xin ý kiến các doanh nghiệp về một số thay đổi trong điều hành hạn ngạch trong dệt may xuất khẩu đi Hoa Kỳ trong đó có việc cấp phép XK tự động đối với một số chủng loại hàng (Cat).

Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Phân tích những ưu, nhược điểm những mặt tồn tại của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ

Việt Tiến cũng ý thức được rằng Mỹ là một thị trường khó tính, nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên ngay từ đầu năm 2000 Công ty đã có sự chuẩn bị về khả năng tài chính, mở rộng và nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng, đổi mới quy trình công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, đầu tư nâng cấp công tác thiết kế, công tác may mẫu, nâng cao tay nghề công nhân, đào tạo đội ngũ chuyên gia đàm phán giỏi ngoại ngữ, vi tính và thông hiểu luật pháp thương mại Mỹ. Nhìn chung, hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều mặt nhược điểm như sau: Giá hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn còn ở mức cao (cao hơn 5-7% và thâm chí 10% so với các đối thủ Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia), chất lượng thấp, số lượng nhỏ qui mô sản xuất và xuất khẩu chưa lớn, thời gian giao hàng còn nhiều bất cập, chưa tự chủ được nguồn nguyên. Mặc dù trong những năm qua, có một số nhà máy như: Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang, Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt vải Công nghiệp và các Công ty tư nhân đã sản xuất được phụ liệu khóa kéo, tấm lót, cúc, chỉ… nhưng sản lượng cũng rất nhỏ, chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu của ngành.

Rút ra những nguyên nhân làm hạn chế xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ

Điều này đã hạn chế rất lớn tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của đất nước như quy chế phân bổ hạn ngạch của Bộ Thương mại thay đổi làm cho doanh nghiệp khó xử lý, thiếu tính chủ động. Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh trong số 282 doanh nghiệp may mặc thì chỉ có 40 đơn vị có quy mô 200 máy may trở lên, phần còn lại là quy mô nhỏ. Nói tóm lại, sự kém cạnh tranh về giá thành, thời hạn giao hàng, cùng hàng loạt lý do khác như bất cập trong khả năng buôn bán quốc tế, tiếp cận thị trường, trình độ chuyên môn, thiết kế mẫu mã, trang thiết bị, máy móc đã làm cho hàng dệt may Việt Nam trở nên quá bé nhỏ trên đấu trường quốc tế, đặc biệt khi so với hàng Trung Quốc - sản xuất với giá rẻ.

Các biện pháp từ phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần giải quyết những vấn đề sau: Ngoài những nguồn đầu tư trong nước, thu hút và tận dụng một cách tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc vốn viện trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều có sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh các Công ty Hoa Kỳ với những nhà kinh doanh đứng đắn thì cũng không thiếu những Công ty lừa đảo, đánh cắp thương hiệu với mục đích trục lợi cá nhân (như vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu ViFon.ViFon đã bị một Công ty Hoa Kỳ nộp đơn xin sở hữu bản quyền nhãn hiệu ViFon trước khi Công ty ViFon của Việt Nam nộp đơn cho cơ quan thẩm quyền của Hoa Kỳ. Tuy nhiên do đấu tranh tích cực của Công ty ViFon cùng với sự giúp đỡ của luật sư có kinh nghiệm nên ViFon đã dành được quyền sở hữu chính đáng của mình). NewYork là một trong ba trung tâm thời trang của thế giới (New York, Paris và Milano), trong đó New York vừa là trung tâm thiết kế thời trang vừa là đầu mối nhập khẩu và phân phối hàng dệt may lớn nhất, sau khi phương án xây dựng trung tâm được Nhà nước phê duyệt, các công việc chuẩn bị về kinh phí, nhân sự, tìm kiếm địa điểm, xây dựng, mua sắm trang thiết bị và vận động các doanh nghiệp tham gia gấp rút triển khai đến 19/5/2004, trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New York đã được khai trương và chính thức đi vào hoạt động tại đây, các doanh nghiệp có thể gửi catalogue, hàng mẫu, tham gia hội chợ, hội thảo, khảo sát thị trường, gặp gỡ khách hàng và đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cung cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ.