MỤC LỤC
Định nghĩa kinh điển nhất về CBQL là: Tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho một tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [21]. Từ khái niệm CBQL trên chúng ta hiểu CBQL trường Tiểu học như sau: là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường tiểu học, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận (để phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiếp cận khái niệm CBQL trường tiểu học bao gồm:. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng); Với tư cách pháp nhân đó, CBQL trường tiểu học có vai trò quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của luật giáo dục và điều lệ trường tiểu học nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề nghiệp, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần. Đội ngũ CBQL là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị - xã hội của đất nước, là một trong những nhân tố có tính quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý và hiệu quả các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục… Ngày nay, lao động quản lý có xu hướng nâng cao và trở thành một bộ phận quan trọng của cơ cấu lao động xã hội, là một nghề có cơ cấu phức tạp trong cơ cấu sản xuất xã hội được chuyên môn hóa, hợp tác hóa sâu sắc.
Vai trò của CBQL ngày càng tăng, thực chất do đòi hỏi ở người cán bộ có khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri thức và năng động trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của công cuộc đổi mới đất nước. Như vậy, vận dụng các quan điểm này vào việc đánh giá chất lượng cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng thì cần phải so sánh kết quả hoạt động của cán bộ đó với các chuẩn quy định hay những mục tiêu của các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ. Như vậy, khi vận dụng quan điểm này vào việc đánh giá chất lượng cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng thì cần phải so sánh kết quả các hoạt động của cán bộ đó với các chuẩn quy định hay những mục tiêu của các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của họ.
Có nhiều quan điểm nhận diện chất lượng, trong đó có 6 quan điểm về đánh giá chất lượng có thể vận dụng vào nhận diện chất lượng như sau: “Chất lượng được đánh giá đầu vào, chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, chất lượng được đánh giá bằng giá trị gia tăng, chất lượng được đánh giá bằng giá trị học thuật, chất lượng được đánh giá bằng văn hóa tổ chức riêng và chất lượng được đánh giá bằng kiểm toán” [11]. Qua những khái niệm, cách tiếp cận và những quan điểm đánh giá chất lượng nêu trên, có thể nhận diện chất lượng cán bộ quản lý ở hai mặt chủ yếu là phẩm chất và năng lực trong việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn qua các biểu hiện chủ yếu: tâm lý, trí tuệ, ý chí và sức khỏe thể chất và tâm trí. - “Phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm bảo đảm cho hoạt động nhận thức của một con người đạt kết quả tốt, bao gồm phẩm chất của tri giác (óc quan sát), của trí nhớ (nhớ nhanh, chính xác,…), của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và chú ý”.
- Ngoài ra, trong thực tiễn phát triển xã hội hiện nay, các nhà khoa học còn đề cập tới phẩm chất sức khỏe thể chất và tâm trí của con người; nó bao gồm các mặt rèn luyện sức khỏe, tránh và khắc phục những ảnh hưởng của một số bệnh mang tính rào cản cho hoạt động của con người như chán nản, uể oải, muốn nghỉ công tác, sức khỏe giảm sút,….
- Khi tiếp cận chất lượng của người CBQL giáo dục thì phải gắn với nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn đã được quy định cho họ. Cụ thể: chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học phải gắn hoạt động quản lý trường tiểu học. - Chất lượng của một số lĩnh vực hoạt động nào đó của người CBQL giáo dục thể hiện ở hai mặt phẩm chất và năng lực cần có để đạt tới mục tiêu của lĩnh vực hoạt động đó với kết quả cao.
Cụ thể: chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học được biểu hiện ở phẩm chất và năng lực cần có của họ, để họ tiến hành hoạt động quản lý đạt tới mục tiêu quản lý đã đề ra.
- Độ tuổi và thâm niên: hài hoà độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong công tác. - Giới: Phát huy được ưu thế nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục có nhiều nữ. - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại CBQL theo mẫu phiếu (Phu ̣ lu ̣c IV);.
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới CBQL, tới tâ ̣p thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ. - Việc đánh giá, xếp loại CBQL phải đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, toàn diện và khoa học; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. - Việc đánh giá, xếp loại CBQL phải căn cứ vào các kết quả đạt được, các minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn Hiệu trưởng (vận dụng cho Phó Hiệu trưởng).
Mặt quan trọng hơn là kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ quản của quản lý và hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong tỉnh nói chung và trong các trường Tiểu học nói riêng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo đội ngũ CBQL nhà trường Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ.
Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý nói chung và của công tác tổ chức cán bộ nói riêng. Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. - Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó.
Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức.