MỤC LỤC
- Trong cuốn “Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận”, tác giả P.V Khuđôminki đã viết: Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả mắt xích của hệ thống (Từ Bộ đến trường, các cơ sở giáo dục khác…) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục XHCN cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của CNXH, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực, tâm lý trẻ em, thiếu niên và thanh niên”. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [29, 35].
Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của những thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó. Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV và học sinh, đến lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến”.[16, 18]. Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học, giáo dục, quản lý các điều kiện thiết yếu của việc dạy và học như quản lý nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…. Quản lý trường dạy nghề. Trường dạy nghề là cơ sở giáo dục, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường dạy nghề chịu sự quản lý Nhà nước thống nhất về dạy nghề của Bộ LĐTB và XH. Trường dạy nghề chịu sự quản lý trực tiếp của cơ. quan ra quyết định thành lập, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở. Quản lý trường dạy nghề là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đó là quá trình tập hợp các tác động tối ưu của sự tác động, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của các chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong đó hoạt động cơ bản nhất là quản lý hoạt động dạy và học. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dạy nghề:. Căn cứ nhu cầu và năng lực đào tạo, xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề của trường trong năm, từng thời kỳ;. Thực hiện đào tạo nghề dài hạn, đào tạo nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề:. a) Xây dựng chương trình đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn theo quy định về nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo nghề do Bộ LĐTB và XH ban hành; tổ chức thực hiện khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;. b) Xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho CNKT, nhân viên nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;. c) Tổ chức biên soạn và duyệt tài liệu, giáo trình dạy nghề trên cơ sở thẩm định của Hội đồứng thẩm định do Hiệu trưởng thành lập;.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Cú thể hiểu đào tạo là quỏ trỡnh vừ trang những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, đồng thời hình thành những phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ trở thành những người công dân, người lao động có chuyên môn và nghề nghiệp nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Trong các nhiệm vụ của hiệu trưởng, nhiệm vụ tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình tài liệu… theo quy định và hướng dẫn của các cấp quản lý có thẩm quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất bởi vì hiệu trưởng trường dạy nghề phải lãnh đạo và tổ chức quá trình dạy nghề theo nguyên lý, phương châm dạy nghề: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội, đảm bảo tính giáo dục toàn diện, lấy thực hành kỹ năng nghề làm chính, coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và sức khỏe. Hiệu trưởng cần chủ động phối hợp với công đoàn tổ chức liên tục các đợt thi đua trong năm học, giáo dục cho GV biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích của tập thể và lợi ích cá nhân, không ganh đua chỉ vì thành tích cá nhân, chạy đua theo thành tích mà phải giúp đỡ nhau xây dựng tinh thần thái độ lao động mới, trao đổi công tác, nâng cao tay nghề… Người lãnh đạo cần xây dựng mối liên hệ hành động của cá nhân với sự đánh giá của tập thể.
Xuất khẩu là một thế mạnh của kinh tế Bình Định với tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 29,4%, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gỗ tinh chế, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng. Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn: Công nghiệp.
Từ năm 1994-1999, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là 1 trong 2 trường dạy nghề trong cả nước nhận viện trợ theo Dự án Đào tạo nghề giữa 2 Chính phủ Việt Nam-Hàn Quốc với 2,5 triệu USD cho mỗi trường, đầu tư tập trung cho thiết bị của 5 nghề: Điện tử, Động lực, Điện, Tin học, Cơ khí, theo đó hàng năm có 4 GV được sang Hàn Quốc tu nghiệp trong thời gian 3 tháng. Các GV hiện nay của trường đa số tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật như: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học kỹ thuật công nghiệp, tốt nghiệp ở trường ĐHSPKT thành phố Hồ Chí Minh, một số ít tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật được đào tạo tại trường (liên kết với trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vinh) có học lực và tay nghề tốt, có kỹ năng sư phạm được giữ lại trường.
Nội dung 4: 81,2% cán bộ quản lý đánh giá công tác xử lý GV thực hiện sai chương trình của Hiệu trưởng là thường xuyên và đạt hiệu quả tốt khá là 87,5%; trong khi chỉ có 77% GV cho rằng Hiệu trưởng có biện pháp xử lý, 21% GV cho rằng không thường xuyên và 2% cho rằng Hiệu trưởng không thực hiện cho thấy việc xử lý GV thực hiện sai chương trình của Hiệu trưởng khụng rừ ràng, hiệu quả chưa cao. Hiệu trưởng đã thường xuyên quan tâm đến quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học bằng cách trang bị các phương tiện hỗ trợ dạy học và tổ chức thao giảng, trao đổi phương pháp dạy học thông qua đăng ký tiết dạy tốt hàng tháng, điều này đã giúp cho các GV có thói quen sử dụng phương tiện dạy học mới và tạo thành nề nếp về thao giảng, trao đổi phương pháp dạy học.
- Chú trọng xây dựng chương trình môn học theo nguyên tắc của Bộ LĐTB và XH quy định, chỉ đạo sâu sát việc xây dựng nội dung, chương trình, kịp thời cập nhật kiến thức mới đồng thời gắn với thực tế của địa phửụng. - Chú ý công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV và cán bộ quản lý, quan tâm thực hiện kèm cặp, giúp đỡ các GV trẻ rèn luyện tay nghề, áp dụng nhiều chế độ ưu đãi, khuyến kích các GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy từng môn học còn nặng về tiến độ, chưa quan tâm đến kiểm tra thực hiện các công việc chuẩn bị cho bài giảng nhất là chuẩn bị giáo cụ trực quan cho các bài giảng lý thuyết theo như kế hoạch đã lập. - Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy: Phong trào đăng kí tiết dạy tốt được duy trì, song dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm lại không được thực hiện thường xuyên, đa số các trưởng Khoa phải dự giờ đánh giá, chưa góp ý được về phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học,… vì vậy còn mang tớnh chieỏu leọ.
Đó là tác động của WTO đối với vấn đề việc làm ngay tại quốc gia thành viên, vì khi đó sẽ hình thành các khu vực đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động… sẽ có nhiều cơ hội tạo việc làm cho người lao động. Vì vậy nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng một cách cơ bản yêu cầu của sản xuất, của thị truờng lao động, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CNKT để có đủ khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay đối với cơ quan.
Theo Thông báo số 142/TB-VPCP ngày 24/10/2000 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định: “..Đồng ý về nguyên tắc việc nâng cấp Trường CNKTQN thành Trường Cao đẳng kỹ thuật nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đào tạo CNKT và chiếm khoảng 70% nhiệm vụ đào tạo của trường. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Trường Cao đẳng nghề, cần phải có các biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy của hiệu trưởng trong Trường CNKTQN đó là: Xây dựng chương trình môn học, xây dựng nề nếp học tập, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV và cán bộ quản lý, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học….
- Tạo điều kiện thuận lợi về tài liệu, về phương tiện, về thời gian để cán bộ quản lý và GV tự bồi dưỡng.
- Nội dung chương trình phải được xây dựng theo hướng đảm bảo cơ bản, tinh giản, thực tiễn và từng bước hiện đại, phù hợp với phát triển thị trường lao động; nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu sản xuất. Đó là đào tạo các nghề ghép của 2 nghề trong cùng nhóm nghề xuất phát từ yêu cầu thực tế: Người thợ điện không những chỉ biết các công việc của nghề điện bậc 3/7 mà còn phải biết những công việc của nghề điện lạnh hoặc nghề điện tử, người thợ cơ khí không những chỉ biết nghề hàn mà còn phải biết làm các công việc nguội, tiện.
Phải giáo dục cho GV tinh thần trách nhiệm và lương tâm của người thầy đối với nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học sinh mà thể hiện trước hết là sự quan tâm tìm tòi tài liệu liên quan đến bài giảng, sự lựa chọn phương pháp giảng dạy, các mô hình, giáo cụ trực quan, sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Những năm qua, quản lý chuẩn bị bài lên lớp của GV ở Trường CNKTQN vẫn được thực hiện, tuy nhiên chỉ đơn thuần là kiểm tra hồ sơ giảng dạy theo quy định về các loại sổ sách, giáo án, bài giảng,… nhưng thiếu quan tâm đến chất lượng giáo án, sự chuẩn bị chu đáo cho bài giảng.
Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một nhiệm vụ rất cần thiết nhưng lại rất khó khăn, phức tạp, bởi nó làm thay đổi thói quen giảng dạy lâu nay của GV, đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo, sự đầu tư trí tuệ của tập thể và bản thân GV, đồng thời phải đầu tư các phương tiện, các trang thiết bị dạy học và khả năng sử dụng các phương tiện đó. Tuy nhiên, nếu thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học sẽ có tác dụng rất lớn đến nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường vì vậy đây là một trong những hoạt động dạy học mà hiệu trưởng cần chú trọng trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Dự các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản của khoa học quản lý để nâng cao trình độ quản lý điều hành, cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý giúp họ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong chỉ đạo điều hành công việc, giải quyết tốt các vấn đề cụ thể do công việc quản lý đặt ra. Việc xây dựng đội ngũ GV và cán bộ quản lý phải tiến hành từng bước, phải đồng bộ, phải chú ý cả bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, phải tiến hành cả công tác tư tưởng, tổ chức và có kế hoạch.
- Phối hợp với các cơ sở sản xuất để khai thác thiết bị công nghệ mới + Xây dựng kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh về nhu cầu đào tạo cụ thể của doanh nghiệp đối với yêu cầu sử dụng thiết bị sản xuất hiện đại. Thư viện là điều kiện để GV, học sinh tự nâng cao trình độ và tự bồi dưỡng kiến thức về khoa học kỹ thuật, về văn hoá xã hội… Sự đa dạng các đầu sách, tạp chí là cơ sở để GV, học sinh khai thác tri thức, tự nghiên cứu và xây dựng phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, hỗ trợ đắc lực cho việc đào sâu kiến thức.
Trưởng khoa có trách nhiệm phối hợp với phòng Đào tạo để đánh giá GV và xếp loại A, B, C hàng tháng - trên cơ sở phiếu đánh giá hàng tháng và báo cáo của cán bộ kiểm tra, hiệu trưởng biểu dương những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê bình những cá nhân thực hiện chưa tốt hoặc xử lý những vi phạm. Tuy nhiên, để thực hiện được các biện pháp này cần có sự đầu tư về mọi mặt, sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và những người trực tiếp thực hiện sự quản lý tổ chức chỉ đạo điều hành một cách khoa học, kiên trì và quyết tâm của Hiệu trưởng, sự phối hợp thống nhất và đồng bộ của các.