MỤC LỤC
Nước thải trong công đoạn này ít bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ, nhưng chứa hàm lượng cát và chất bẩn vô cơ tương đối cao, có thể xử lý sơ bộ và tái sử dụng cho khâu rửa củ, lưu lượng nước thải thường bằng 1,2 – 1,5 khối lượng củ cần rửa. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là sản phẩm cháy của nhiên liệu đốt trong quá trình sấy tinh bột, nhiên liệu chủ yếu là dầu điều nên khí sinh ra hơi nước, hydrocacbon (CxHy), O2, SOx, NOx và bụi. Khí thải từ nguồn đốt lưu huỳnh (trong công đoạn tẩy trắng bột khoai mì), thành phần chủ yếu là SO2 và lưu huỳnh không bị oxy hóa hết.
Khí thải từ lò đốt dầu (để lấy nhiệt sấy tinh bột) và máy phát điện đã dùng nhiên liệu là dầu FO, dầu điều nên khí thải chứa NOx, SOx, CO và bụi…. Mùi hôi thối sinh ra trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp ao sinh học, tự phân huỷ các chất thải rắn thu được không kịp thời hoặc từ sự lên men chất hữu cơ trong nước thải. DNTN Phan Hữu Đức ra đời có ý nghĩa quan trọng đến nền kinh tế của địa phương, giúp chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế tỉnh Tây Ninh.
Với các đặc tính của nước thải chế biến tinh bột khoai mì có hàm lượng COD, BOD5 cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của loài thuỷ sinh vật. Sự phân huỷ yếm khí của các hợp chất hữu cơ trong nước làm cho nước bị chuyển thành màu đen, gây mùi hôi thối, làm mất mỹ quan và tạo điều kiện cho loài gây bệnh phát triển gây thành dịch bệnh cho cộng đồng.
Bể lắng cát phải được tính toán với vận tốc dòng chảy trong đó đủ lớn để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và đủ nhỏ để cát và các tạp chất rắn vô cơ giữ lại được trong bể, vận tốc dòng chảy trong bể không lớn hơn 0,3 (m/s) và không nhỏ hơn 0,15 (m/s). Các VSV này sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, tăng số lượng tế bào đồng thời làm sạch các chất hữu cơ hoà tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Đối với các tạp chất vô cơ có trong nước thải, thì phương pháp sinh học có thể khử các chất như : Sunfic, muối amon, nitrat… là các chất chưa bị oxi hoá hoàn toàn, sản phẩm của quá trình phân huỷ là các khí: CO2, H2O, N2 và ion sunfat….
Xử lý trong điều kiện này diễn ra dưới tác dung của VSV, ánh sáng mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của các hoạt động sống thực vật, chất thải được hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các vi khuẩn có sẵn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thu. Nước thải sau khi qua bể Aerotank rồi qua tiếp bể lắng II, một phần bùn trong bể lắng II sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank nhằm duy trì mật độ vi sinh , một phần bùn dư còn lại sẽ được đưa vào các công trình xử lý bùn cặn để xử lý. Dòng nước thải phân bố đều đi từ dưới lên tiếp xúc với màng vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể, do khả năng bám dính tốt của màng vi sinh dẫn đến lượng sinh khối trong bể tăng lên và thời gian lưu bùn kéo dài, thời gian lưu nước ngắn, có thể vận hành tải trọng cao.
Đặt biệt trong quá trình xử lý kỵ khí đã tiêu diệt được nhiều vi sinh vật gây bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do sự có mặt của các axit béo bão hoà được tạo ra từ phản ứng β - oxy hoá trong dịch lên men này. Như vậy, trong nước thải, HClO và HCl đã tạo ra môi trường axit, đồng thời có lượng oxy nguyên tử có hoạt tính rất mạnh đã oxy hoá các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Như vậy nếu ta sử dụng công nghệ này kết hợp thêm các biện pháp quản lý, hạn chế thải loại tinh bột và chất hữu cơ ngay tại nguồn thì kết quả sau xử lý là sẽ đạt cao hơn, có thể thoả mãn theo TCVN – 1995. Để đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn thải loại A thì cần phải tăng cường thêm bằng biện pháp sinh học kết hợp với lắng lọc và khử trùng nước thải trước khi ra nguồn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khuyết điểm như : Đòi hỏi diện tích xây dựng lớn, ngoài ra việc chống thấm ở các hồ đầu tiên (các hồ kỵ khí và tuỳ tiện) là rất quan trọng nhằm tránh hiện tượng ngấm nước thải vào đất, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm của khu vực.
Ơû bể lắng I nươc thải sẽ bị tách các loại cặn để lắng khỏi nước thải lượng dầu có trong nước thải cũng sẽ bị tách phía trên bề mặt. Sau xử lý cơ học, nước thải được tiếp tục xử lý sinh học qua các bể UASB (xử lý kỵ khí) và bể sinh học tiếp xúc (xử lý hiếu khí). Dưới tác động của vi sinh vật kỵ khí, chất hữu cơ bị phân huỷ tạo thành khí CO2, H2O, CH4, H2S..Nước thải sau khi qua bể UASB dẫn tiếp vào công trình xử lý sinh học bậc hai là hồ thổi khí.
Trong bể hiếu khí tiếp xúc, các chất hữu cơ chưa bị oxy hoá sẽ tiếp tục oxy hoá bởi các sinh vật hiếu khí, lượng không khí cung cấp liên tục bằng máy nén khí, vi sinh vật trong bể phát triển và chuyển đổi chất hữu cơ thành tế bào chất và sinh ra các chất như : CO2, H2O…. Nước thải sau khi lắng sẽ tiếp tục được xử lý bằng bể lọc áp lực nhằm đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận loại A (Suối Cạn).
Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô như : Vỏ, rể củ, lá cây… Để an toàn các thiết bị bơm, đường ống dẫn nước thải, tránh gây tắc nghẽn hệ thống xử lý nên tiếp tục đặt lưới chắn rác để giữ lại rác tinh trươc khi vào hố thu gom. Tại bể UASB các VSV kỵ khí sẽ phân huỷ các hợp chất hữu cơ, CN- còn lại trong nước thải tiếp tục phân huỷ trong bể UASB, sản phẩm tạo thành là khí CH4, CO2, NH3, H2S… và sinh khối. Phần bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể, một phần bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank nhằm duy trì mật độ VSV, phần bùn dư sẽ được bơm sang bể nén bùn để xử lý.
Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô như : Vỏ, rể củ , lá cây… Để an toàn các thiết bị bơm, đường ống dẫn nước thải, tránh gây tắc nghẽn hệ thống xử lý nên tiếp tục đặt lưới chắn rác để giữ lại rác tinh trước khi vào hố thu gom. Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ được chảy đến bể axít hoá với thời gian lưu nước là 2 ngày có nhiệm vụ chính là khử CN- và chuyển hoá các chất khó phân huỷ thành axít và các hợp chất dễ phân huỷ sinh học. Từ bể axít hoá nước thải được bơm vào bể trung hoà châm dung dịch NaOH điều chỉnh pH nằm trong khoảng (6,5 – 7,5), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học kỵ khí trong bể UAF kế tiếp.
Điều quan trọng là chất lượng nước thải sau khi áp dụng công nghệ xử lý này đạt tiêu chuẩn cho phép, trình độ vận hành và chi phí bảo dưỡng thấp, không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư địa phương. Chỉ có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao, sử dụng các công nghệ hiện đại hơn (ngoài Aerotank, máy ép bùn…) nên nhu cầu năng lượng tương đối cao, không thu hồi triệt để lượng cặn tinh bột thô hơn nữa trong bể UAF thời gian VSV hình thành giá thể dính bám lâu và ít phổ biến hơn bể UASB ở phương án 1.
Nếu F/M quá lớn dư lượng thức ăn, khi đó quá trình tổng hợp tế bào diễn ra yeáu. SRT : Thời gian lưu bùn thích hợp sẽ tạo cho bông bùn kết cụm và lắng tốt.