Bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ở các cặp vợ chồng: Nghiên cứu tại xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

Phương pháp phân tích tài liệu

Nó đưa ra những số liệu chính xác – thống kê từ những nguồn tài liệu khác nhau để giúp phân tích tình hình để có thể lựa chọn cách giải quyết một cách phù hợp. Tài liệu nội bộ: Những nghiên cứu khoa học, báo cáo đánh giá, tổng kết do ủy ban dân số gia đình và trẻ em xã Đức Đồng – Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh lưu hành nội bộ.

Giả thuyết nghiên cứu

Trong suốt quá trình làm bài khóa luận, phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng liên tục và rất cần thiết, quan trọng. Những tài liệu trên được sử dụng phân tích và trích dẫn trong nội dung chính của nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận

Vận dụng lý thuyết mâu thuẫn vào đề tài nghiên cứu: trong gia đình xảy ra những mâu thuẫn giữa các thành viên về mọi mặt, cụ thể là mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ, đó là mâu thuẫn về ai là người sử dụng các biện pháp KHHGĐ, mâu thuẫn ai là người quyết định sử dụng các biện pháp nào, mâu thuẫn ai là người quyết định sinh con, khoảng cách sinh con, mâu thuẫn trong việc chia sẻ khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ, mâu thuẫn trong việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ, mâu thuẫn giữa việc lựa chọn các biện pháp KHHGĐ, có những biện pháp KHHGĐ này người vợ thích sử dụng nhưng người chồng không thích và ngược lại từ đó xảy ra mâu thuẫn. Cụ thể nam giới và nữ giới có vai trò, nhiệm vụ, chức năng như thế nào trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ; nam giới và nữ giới có vai trò, nhiệm vụ, chức năng như thế nào trong việc quyết định sử dụng các biện pháp KHHGĐ nào; nam giới và nữ giới có vai trò, nhiệm vụ, chức năng như thế nào trong việc chia sẻ những khó khăn, thuận lơi trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ; đó là xem xét mối quan hệ các chức năng, vai trò, từ đó thấy được kết quả của việc nam giới và nữ giới bình đẳng thực hiện đúng vai trò nhiệm vụ của mình trong việc tham gia vào việc thực hiện bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ, thây được việc bình đẳng giữa nam và nữ trong việc sử dụng các biên pháp KHHGĐ thì nó tác động, ảnh hưởng tới hậu quả của việc thực hiện KHHGĐ.

Cơ sở thực tiễn

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được các chiến lược quan trọng nhằm tăng cường sự bình đẳng giới trong công tác thực hiện KHHGĐ tại Hà Nội: Xây dựng các chiến lược cụ thể như: chiến lược phát triển kinh tế làm đòn bẫy nâng cao bình đẳng giới trong công tác thực hiện KHHGĐ, xây dựng chiến lược tuyên truyền, truyền thong nâng cao nhận thức về vấn đề bình đẳng giới trong công tác thực hiện KHHGĐ ở Hà Nội. Trong báo cáo : “ Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam ( 12/ 2006) được thực hiện bởi các nhà tài trợ như: Ngân hàng thế giói, Ngân hàng phát triển Châu Á, cơ quan phát triển kinh tế Canada và vụ phát triển quốc tế Vương quốc Anh đã có nhận định: “ Việt Nam có những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và đã có những tiến bộ đáng kể nhằm giảm.

THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHHGĐ Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG

Thực trạng việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các cặp vợ chồng tại xã Đức Đồng

“ Mức độ sử dụng các biện pháp KHHGĐ trong những năm gần đây nhìn chung là tăng lên rất nhiều, đặc biệt là trong năm 2010 vừa qua, số lượng cỏc cặp vợ chồng sử dụng cỏc biện phỏp KHHGĐ tăng lờn rừ rệt, năm 2009 số các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp KHHGĐ chỉ có 540 cặp nhưng đến nay thì tăng lên cả xã 764 cặp, đây là một kết quả tiến bộ đáng mừng, song nhìn chung vẫn đang còn rất thấp, cần phải có những cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện vấn đề DS – KHHGĐ, đặc biệt là tăng mức độ sử dụng các biện pháp KHHGĐ lên cả nam giới và phu nữ, vì hầu hết các biện pháp KHHGĐ chủ yếu vẫn là giành cho nữ giới”. “ Theo tôi nhận thấy công tác tuyên truyền tại đại phương vẫn còn rất nhiều hạn chế, số lần tổ chức tuyên truyền chỉ có 3/ năm, mặt khác công tác tuyên truyền về hình thức, nội dung vẫn đang còn rất sơ sài, chưa thực sự thuyết phục và lôi cuốn được mọi người cùng tham gia, các sản phẩm truyền thông còn ít, chủ yếu là các phương pháp truyền thống như: pano, khẩu hiệu, tranh ảnh vv…, còn những sản phẩm truyền thông hiện đại như: tạp chí, băng cát sét, đĩa ghi hình thì chưa đưa vào sử dụng, hơn nữa các phong trào tuyên truyền tôi thấy chỉ tổ chức vào các ngày lễ, chứ bình thường không có”.

Bảng 1: Phòng dân số và KHHGĐ xã Đức đồng cung cấp năm 2010.
Bảng 1: Phòng dân số và KHHGĐ xã Đức đồng cung cấp năm 2010.

Thực trạng bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ của các cặp vợ chồng tại xã Đức Đồng

Thực tế khi điều tra phỏng vấn các cặp vợ chồng tại xã Đức Đồng khi đề cập đến vấn đề này, một số nam giới thì trả lời là cũng có quan tâm, bàn bạc chút ít như: “ khi thấy cô ấy uống thuốc tránh thai bị dị ứng thì tôi cũng bàn bạc cô ấy đổi sang dùng dịch vụ khác”, và hai vợ chồng quyết định dùng biện pháp là: tôi dùng bao cao su, thế nhưng cũng có một số nam giới lại phủ nhận việc bàn bạc, quan tâm tìm hiểu về việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ vì họ cho rằng việc “ tế nhị của đàn bà” ấy không cần thiết, muốn dùng biện pháp nào cũng được miễn là không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ là được. Như vậy ngưòi phụ nữ luôn có tư tưỏng bao biện cho những ông chồng và bao biện cho chính quan niệm lệch lạc cảu mình, thực ra họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cả hai vợ chồng cùng bàn bạc với nhau tìm hiểu về các biện pháp KHHGĐ để lựa chọn được các biện pháp vừa an toàn cho sức khoẻ cả hai vợ chồng vừa lợi về kinh tế vv…,chính vì quan điểm như vậy mà đã có không ít ca sử dụng các biện pháp KHHGĐ không phù hợp phải đến bệnh viện nhiều lần, thế nhưng khi đề cập đến vấn đề cả hai vợ chồng cung tìm hiểu,bàn bạc trong vấn đề này thì cả hai vợ chồng đều lắc đầu và có những quan điểm riêng dù nó có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không.

Ảnh hưởng của thực trạng Bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các cặp vợ chồng tới gia đình, Nhà Nước và xã hội

Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ và chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ một cách công bằng như: quyền quyết định số con, khoảng cách sinh con, số lần sinh con, KHHGĐ , chăm sóc nuôi dạy con cái…, trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận, sự quan tâm chia sẽ, giúp đỡ lân nhau của cả hai vợ chồng giúp cho họ có thời gian chăm sóc gia đình ấm no, hạnh phúc. Bình đẳng giới thể hiện trong đó sự chia sẽ, bàn bạc tìm hiểu các biện pháp KHHGĐ an toàn, phù hợp nhất cho cả hai vợ chồng, đối với phụ nữ thì chí sẽ sẽ giúp cho họ biết cách bảo vệ được sức khoẻ, thể lực và tinh thần như:( khoảng cách sinh con phù hợp, có sự san sẽ của người chồng trong việc sử dụng cac biện pháp KHHGĐ ), còn nam giới thì sử dụng các biện pháp KHHGĐ sẽ ngăn ngừa được những bệnh tật nguy hiểm, tạo ra được cho gia đình cuộcn sông ấm no, hạnh phúc.

Các nhân tố tác động đến thực trạng bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các cặp vợ chồng

Nhìn chung xã Đức Đồng là một địa bàn có thu nhập kinh tế còn chậm, nằm khu vực nông thôn nên việc đầu tư phát triển các dịch vụ trợ giúp cho các cặp vợ chồng khi thực hiện các biện pháp KHHGĐ còn hạn chế, tuy là mấy năm gần đây do có sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương nên có các dịch vụ trợ giúp cũng được cải thiện đáng kể như: trạm y tế xã được sửa sang, tu bổ lại mở rộng thêm, các thôn xây dựng mỗi thôn một nhà văn hoá riêng để các chị em họp lại mỗi khi có đợt tuyên truyền, hay những chiến dịch hỗ trợ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp KHHGĐ. “ ở xã tôi khi có các đợt tuyên truyền hay đợt khám sức khoẻ cung cấp các biện pháp KHHGĐ thường có các hệ thống các dịch vụ hỗ trợ như có các cộng tác viên dân số từng thôn, như thôn Liên Thành chúng tôi có Chị Thư là cộng tác viên dân số, mỗi khi có đợt chị ấy thường thông báo cho các gia đình trong thôn trước một ngày để chuẩn bị thời gain để đi thực hiện, ngoài ra còn có trạm y tế xã là nơi mà chúng tôi đuợc thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, hàng năm thường có các dịch vụ cung ứng hay thay thế các dịch vụ KHHGĐ cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ”.

Các giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các cặp vợ chồng tại xã Đức Đồng

“ Hiện nay các mạng lưói dịch vụ hỗ trợ cho các cặp vợ chồng khi sử dụng các biện pháp KHHGĐ đã được đầu tư, tuy nhiên vẫn còn mỏng về số lượng, hạn chế về chức năng của nó, các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu là các dịch vụ đã có từ trước, số lượng đầu tư mới còn ít nên hiệu quả cũng chưa thực sự cao, ví dụ như cơ sở để cung cấp, trợ giúp các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp KHHGĐ chỉ có một trạm y tế xã, ngoài ra số lượng CTVDS còn mỏng, mỗi thôn chỉ đựơc một ngưòi, đáp ứng chưa đủ cho mọi người dân”. Thực tế cho thấy tuy là công tác thực hiện bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ ở các cặp vợ chồng tại xã Đức Đồng đã đạt được, nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy không phải mọi người đều nhận thức được vì thế cần có những hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức hơn nữa cho người dân, để người dân nhận thức được tốt hơn vấn đề bình đẳng giới trong việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ, bằng cách những cặp vợ chồng đã nhận thức được vấn đề đó rồi thì có thể lấy làm gương đi tuyên truyền vận động giải thích cho mọi người cùng nhận thức được vấn đề đó.