Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Doanh nghiệp FDI nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam trên các phương tiện môi trường sinh thái, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội.., đồng thời cũng có tác động trở lại đối với đất nước Việt Nam, có thể tích cực hoặc tiêu cực, tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động đúng hay chệch hướng, hiệu quả, hay thua lỗ của doanh nghiệp. Những đặc điểm trên cho thấy, để có thể tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, đồng thời các doanh nghiệp FDI hoạt động đúng định hướng, có hiệu quả cao, phát huy được tác dụng tích cực đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước, ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư.

Tác động kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến địa bàn tiếp nhận đầu tư

- Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, vì thế họ có thể bất chấp những đòi hỏi tôn trọng truyền thống văn hoá, xã hội của dân tộc, khai thác tài nguyên quá mức, không quan tâm tới việc xử lý ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh bóc lột người lao động bằng các hình thức tăng cường độ lao động đối với công nhân, kéo dài thời gian làm việc, cắt xén điều kiện bảo hộ lao động, làm phân hoá đội ngũ cán bộ, “chảy máu chất xám”. - Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thường lợi dụng, khai thác những mặt yếu kém của Chính phủ và các doanh nghiệp sở tại, đặc biệt họ thường chú ý khai thác những sơ hở, yếu kém về luật lệ, thủ tục và cán bộ trong khâu quản lý, sự nắm bắt không kịp thời các thông tin thị trường về công nghệ, giá cả của nước chủ nhà để khai khống giá trị máy móc thiết bị công nghệ góp vốn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ không thích hợp, lạc hậu, làm thiệt hại đến lợi ích của phía nhận đầu tư.

Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh

Về phía Nhà nước, việc thiết lập quản lý đối với các doanh nghiệp FDI là cần thiết vì quan hệ giữa từng doanh nghiệp với nền kinh tế nói chung là quan hệ giữa bộ phận và tổng thể, nhiều khi quyền lợi giữa bộ phận và tổng thể là không thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn nhau. Doanh nghiệp FDI có thành công hay không, hoạt động có theo chiến lược phát triển chung của xã hội hay không, không những phụ thuộc vào quản lý kinh tế vi mô của bản thân doanh nghiệp, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đồng thời, công tác quản lý nhà nước cần phải tạo ra động lực và ý thức cho các doanh nghiệp FDI thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xây dựng các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tạo ra các thế mạnh của nền kinh tế nước sở tại khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi trường pháp lý, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp FDI; chú trọng cả từ khâu “tiền kiểm” cho đến “hậu kiểm” để vừa pháp huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp FDI; bảo hộ sở hữu, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư nước ngoài, khuyến khích họ hăng hái, yên tâm đầu tư, kinh doanh và hợp tác rộng rãi có hiệu quả với nhà đầu tư trong nước.

Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Để xây dựng chiến lược có chất lượng, sát với tình hình thực tế, cần chú trọng công tác dự báo, cấp nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án để dễ thích ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và xu hướng vận động của FDI dài hạn, công tác quy hoạch, kế hoạch phải được xây dựng đồng bộ và cụ thể hoá cho từng giại đoạn. Luật đầu tư (chung) sẽ góp phần hình thành một luật chơi chung cho tất cả các nhà đầu tư trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của WTO như nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, công khai, minh bạch; tháo gỡ và loại bỏ những khó khăn, rào cản trong việc tham gia thị trường, đảm bảo cho nhà đầu tư được tự do đầu tư vào những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; củng cố vai trò quản lý nhà nước, tách bạch quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh; theo đó Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ và không can thiệp trực tiếp vào quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng (năm 2003 đã cấp giấp phép cho công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore chỉ mất 3 giờ đã được vào khu công nghiệp Amata). Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các bộ ngành Trung ương, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, qua đó các cơ quan quản lý địa phương cải tiến dần lề lối làm việc.

Kinh nghiệm quốc tế

Trung Quốc mở rộng đáng kể đường tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, loại bỏ những hạn chế về địa lý và các hạn chế khác trong các ngành then chốt, đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong ngành viễn thông, phân phối và bán lẻ, chứng khoán, thực hiện chế độ đối xử quốc gia đầy đủ đối với các ngân hàng nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chính sách tăng cường ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp FDI, giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế đất và đối xử ưu đãi trong các dịch vụ về kết cấu hạ tầng, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Đà Nẵng Từ những kinh nghiệm trên có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau

Các dự án xuất khẩu tối thiểu 80% sản phẩm hoặc hoạt động trong khu công nghiệp thuộc khu vực I được miễn thuế thu nhập trong 3 năm, từ 3 – 7 năm đối với các dự án trong khu công nghiệp khu vực II, 8 năm và giảm thuế tối đa là 50% trong 5 năm tiếp theo đối với các dự án trong khu công nghiệp thuộc khu vực III,. Từ năm 1997, Đà Nẵng trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương và được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước; với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, kết cấu hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, tốc độ tăng GDP bình quân trong năm 2001 đến 2005 là 13%.

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng

Nguyên nhân là do có một dự án được đầu tư bởi tập đoàn sản xuất và kinh doanh nước giải khát nổi tiếng trên thế giới (tập đoàn Cocacola) với tổng số vốn lên tới 25 triệu USD thời gian hoạt động 30 năm. Trong hai năm tiếp theo lượng vốn đăng lý mới giảm mạnh, mặc dù điều đó đã được dự đoán trước song khó tưởng tượng nổi rằng lượng vốn đăng ký mới giảm chỉ 4,7%. Nguyên nhân là do trong hai năm đó chỉ có các công ty đầu tư với qui mô nhỏ vào Đà Nẵng, sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động hay gia công các loại quần áo.. Nhưng đến năm 2000 lại giảm đột ngột là do trong năm này có một số dự án sau khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng nhưng vì phía công ty mẹ bị khủng hoảng tài chính nên phải rút về, nhường lại cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Vốn thực hiện như trên đã bổ sung một nguồn quan trọng vào tổng vốn đầu tư trên địa bàn, góp phần vào quá trình duy trì mức tăng trưởng kinh tế của thành phố, nhất là trên lĩnh vực công nghiệp. Qua tình hình thu hút các dự án mới trong giai đoạn này như đã phân tích, ta có thể thấy ngoài nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ xẩy ra, đồng thời cũng có thể thấy nó còn phản ánh một số bất cập ở Việt Nam. Đó là các chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài trong gia đoạn này còn thiếu ổn định, chưa có sự thống nhất giữa các cấp các ngành, đôi khi còn chồng chéo nhất là qui định của các Bộ ngành và địa phương. Những bật cập này đã làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Hơn nữa, trong giai đoạn này xét về cơ sở vật chất phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài và cơ sở vật chất của Đà Nẵng còn kém hơn nhiều so với các tỉnh khác trong nước như Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh.. và một điểm yếu mang tính khách quan và dường như không thể thay đổi được là khí hậu của miền Trung nói chung và của Đà Nẵng nói riêng là không được thuận lợi so với các vùng khác trong nước. Các dự án liên tục giảm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng, không những làm giảm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn của thành phố mà nó còn ảnh hưởng đến cả kinh ngạch suất khẩu, số lượng lao động.. a) Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI. Ngoài khu công nghiệp Đà Nẵng do công ty Massda (liên doanh Đà Nẵng với Malaisia), thành phố vận dụng cơ chế linh hoạt, giao cho công ty phát triển cơ sở hạ tầng trực thuộc khu công nghiệp Đà Nẵng tổ chức giải phóng mặt bằng. Đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp Đà Nẵng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vay từ các tổ chức tín dụng khác. Việc vận dụng này đã có hiệu quả nhất định, các khu công nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, doanh nghiệp đăng ký ngày càng nhiều. Một số các khu công nghiệp như Hoà Khánh phải mở rộng giai đoạn 2 để đáp ứng nhu cầu thuê đất sản xuất ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. Nuôi trồng chế biến Nông – Lâm - Thủy sản. Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng. e) Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia đầu tư Bảng 2.10: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia.

1.Hình thức FDI
1.Hình thức FDI

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong 5 năm qua (2001 – 2005) đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của Đà Nẵng, giá trị sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp FDI đạt bình quân mỗi năm 1.100 tỷ đồng, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao ngành công nghiệp Đà Nẵng. Cùng với những tác động tích cực trên, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng đã làm cho môi trường đầu tư thêm phong phú, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của Đà Nẵng trên trường quốc tế.

Bảng 2.12: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
Bảng 2.12: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Xây dựng và ban hành danh mục dự án thu hút FDI

Trong thời gian qua, do việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển theo ngành và không gian của thành phố Đà Nẵng để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cũng như hoàn thành bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết phát triển cho từng lĩnh vực, ngành nghề, nên đã dẫn đến việc giới thiệu địa điểm đầu tư thực hiện chưa tốt. Đà Nẵng, đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư để tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục đầu tư, nhưng trong quan hệ của các nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa giải quyết tốt được tình hình.

Cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư

Thành phố Đà Nẵng lập tổ biên tập trang Web về đầu tư, những do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc thành lập đội ngũ cộng tác viên để thu thập, tổng hợp và biên dịch thông tin đưa lên mạng chưa được triển khai. Thời gian cấp giấy chứng nhận đối với dự án thuộc diện đăng ký kinh doanh không quá 5 ngày làm việc, thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 3 ngày, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định không quá 10 ngày.

Kiểm tra, thanh tra và giám sát

Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, được thực hiện chủ yếu thông qua nắm bắt các thông tin từ các báo cáo kết quả hàng năm của doanh nghiệp gửi lên và từ những nguồn thông tin đại chúng, nên những thông tin thu được thường chậm không kịp thời, có tình trạng doanh nghiệp rơi vào “lỗ giả lãi thật” đã ảnh hưởng đến việc thu thuế của thành phố. Trong các doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài, quan hệ chủ - thợ rất rừ nột; giới chủ luôn hướng đến tối đa hoá lợi nhuận, dẫn đến ở không ít các doanh nghiệp quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị vi phạm như tiền công, tiền lương chưa thỏa đáng, thời gian cũng như cường độ lao động căng thẳng, điều kiện lao động chưa đảm bảo đã dẫn đến gây tranh chấp lao động (Công ty TNHH giày da Quốc bảo).

Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, doanh nghiệp FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác nội lực về vốn, đất đai, tài nguyên, giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, mở rộng nguồn thu ngân sách, góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng. Với quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục cấp phép dự án FDI nói riêng, Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng nổ lực rút ngắn thời gian cấp giấy phép, thay đổi tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ trực tiếp liên quan đến giải quyết các thủ tục đầu tư, thay đổi nhận thức của.

Những hạn chế

Cán bộ quản lý nhà nước ở các ngành có liên quan và cán bộ được cử vào liên doanh tham gia điều hành doanh nghiệp còn yếu cả về năng lực và ngoại ngữ, đây cũng là vấn đề cần xem xét, là yếu tố quyết định tới quá trình quản lý vận hành doanh nghiệp, thực tế hiện tại trên địa bàn thành phố đây là khâu cần nhanh chóng khắc phục. Có trường hợp được cử vào các chức vụ quan trọng trong ban điều hành doanh nghiệp nhưng thiếu kiến thức về chuyên môn, chưa qua đào tạo, thiếu sự hiểu biết về pháp luật lại đối mặt với lĩnh vực mới mẻ, những nhà kinh doanh nước ngoài sừng sỏ, nhiều kinh nghiệm nên nhiều khi lúng túng không bảo vệ được quyền lợi của phía Việt Nam.

Nguyên nhân của những hạn chế

Thành phố Đà Nẵng so với các địa phương khác của miền Trung có những điều kiện tốt hơn về môi trường đầu tư, nhưng những khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở là những hạn chế khách quan rất cơ bản làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực mà ngay trong nước ta giữa vùng này với vùng khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai hoặc Hà Nội, Hải Phòng cũng rất gây gắt; xét về điều kiện sản xuất kinh doanh giữa Đà Nẵng và các địa phương trên thì Đà Nẵng còn kém hấp dẫn, tính rủi ro trong đầu tư lớn hơn. Cùng với những khó khăn về điều kiện hạ tầng cơ sở, thị trường Đà Nẵng cũng như thị trường các vùng lân cận do sức mua còn yếu, dân còn nghèo, như vậy có nghĩa thị trường nội địa còn nhỏ, các điều kiện về sản xuất phụ trợ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, điều kiện vận tải còn khó khăn, giá thành vận tải cao, điều kiện đi lại không thuận lợi..tất cả những điều này làm cho giá thành sản phẩm cao hơn so với việc sản xuất sản phẩm tương tự ở các nơi khác, chung quy lại là tình hình trên làm cho độ rủi ro sản xuất kinh doanh ở Đà Nẵng lớn hơn so với các nơi khác.

Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành

Hàng loạt pháp lệnh, nghị định và văn bản pháp lý được ban hành nhằm sửa đổi những quan điểm chưa phù hợp, bổ sung và đưa ra các quy định mới làm cho Việt Nam hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài như: giảm mức thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất đối với người nước ngoài; mở rộng phạm vi kinh doanh đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài;. Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng là ngay từ đầu thành phố đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định các định các khu, các cụm công nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2006 -2010

Đà Nẵng phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu thu hút FDI vào Đà Nẵng đến 2010

Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải nhận thấy mặt trái của DNFDI nếu không có biện pháp quản lý tốt của Nha nước, DNFDI có thể dựa vào thế mạnh về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý dày dạn lâu năm trong thương trường để thôn tính phía đối tác Việt Nam, chèn ép các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng môi trường bị tàn phá, nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, trốn lậu thuế, tệ nạn xã hội phát triển, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc. Các cơ quan QLNN các cấp phải có thái độ thực sự chia sẻ, coi khó khăn của DNFDI là khó khăn của chính chúng ta, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài mỗi khi xuất hiện những vấn đề mới, những tình huống đột xuất, ngoài ý muốn, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ, sự can thiệp của các cấp chính quyền thành phố, như vấn đề tranh chấp trong sản xuất – kinh doanh, vấn đề các đơn vị cung ứng dịch vụ không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hoặc vấn đề công nhân.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Phối hợp với ban quản lý các KCX và KCN trong việc vận động đầu tư vào các KCN, đề ra các chính sách, giải pháp cụ thể để nhanh chóng thu hút đầu tư vào các khu này, phấn đấu trong giai đoạn tới sẽ thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài để lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở Châu Á, ASEAN vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, Đà Nẵng cũng cần chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mỹ, Tây Âu.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

Ngoài việc mở Website trên Internet, Đà Nẵng cần phải tổ chức một cuộc cách mạng thực sự trong việc tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhõn dõn hiểu rừ về lợi ớch của FDI bằng cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng đưa lên quảng cáo trên báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương về sự cần thiết, lợi ích của FDI. Việc xúc tiến, kêu gọi các nhà ĐTNN nên thông qua cá tổ công ty tài chính, ngân hàng, các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế; các cơ quan lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức ngân hàng, tổ chức tư vấn pháp luật, các hãng thông tấn báo chí, hàng không, bưu chính viễn thông đóng trên địa bàn Đà Nẵng, nhằm cung cấp thông tin và tạo ra tiền đề ban đầu cho các nhà ĐTNN.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ

Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ nhiều nguồn vốn như: ngân sách nhà nước, vay ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án nhà nước, khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư vào các dự án BOT, BTO, BT để phát triển hạ tầng theo quy hoạch thống nhất, bảo đảm tính liên tục đồng bộ và hiện đại của hệ thống cơ sở hạ tầng cả trên phạm vi Thành Phố cũng như quốc gia và liên thông với quốc tế. Thành lập và phát triển các trung tâm thông tin KT-XH trên địa bàn và nối mạng toàn quốc, nối mạng Internet để cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật trên thế giới cũng như trong nước và đại phương để giúp các nhà ĐTNN, các DNFDI nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động FDI theo giác độ của mình.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Các ngành chuyên môn liên quan trực tiếp như tài chính, thuế, địa chính, xây dựng, công nghiệp, du lịch phải đề cao trách nhiệm quản lý chuyên ngành và cần có bộ phận chuyên trách với đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên môn, có đạo đức tốt, có năng lực đối ngoại để làm việc và giải quyết trực tiếp với các doanh nghiệp FDI. - Về thủ tục quản lý xây dựng cơ bản theo thiết kế đã đăng ký, cần được tổ chức chặt chẽ nhưng không được can thiệp quá sâu; cơ quan QLNN về xây dựng cơ bản cần thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền của mình, đồng thời cải tiến các thủ tục theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả; coi trọng công tác kiểm tra giám sát thực hiện tiến độ đầu tư theo đúng quy định khi cần có thể điều chỉnh ngay, tránh gây phiền hà, lãng phí.

Tăng cường giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép và hoạt động

Vừa kiểm soát nhưng đồng thời vừa phải có những giải phá xử lý, ngăn chặn kịp thời những tiêu cực trước khi phát sinh, vừa có những giải pháp trợ giúp cần thiết, hợp lý để các doanh nghiệp FDI hoạt động theo đúng quy định, mục đích như trong giấy phép đã được cấp. + Việc theo dừi, giỏm sỏt hoạt động của cỏc doanh nghiệp trong quỏ trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cần tuân thủ nguyên tắc nắm bắt được tình hình chung về những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, cần thiết theo đúng quy định, nhưng không gây cản trở cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Song song, với công tác đào tạo cán bộ, cần chú trọng tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các DNFDI theo các chương trình phù hợp nhu cầu và triển vọng sử dụng thực tế số lao động này. Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các DNFDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật; có chính sách yêu cầu các DNFDI có kế hoạch đào tạo công nhân và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Phát triển công nghiệp phụ trợ

CNPT còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh sản xuất sản phẩm cuối cùng sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, phí tổn tiền chuyên chở và bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào làm giá thành sản phẩm mất tính cạnh tranh. Khảo sát thực tế về doanh nghiệp FDI hoạt động ở Đà Nẵng cho thấy, do tình hình hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp FDI rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản phẩm nhưng ít tìm được nguồn cung cấp CNPT đáng tin cậy.