MỤC LỤC
Nếu ta quan niệm mỗi giờ học là một quá trình làm việc tích cực, trong đó diễn ra nhiều hoạt động dạy và học với các thao tác tư duy thì HS sẽ khó có thể đạt hiệu quả cao trong học tập nếu không có thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học. Để giờ học hiệu quả, HS phải tạo tâm thế sẵn sàng khi bước vào giờ học và tâm thế ấy phải được duy trì trong suốt quá trình học và giáo viên phải tổ chức để tạo bầu không khí học tập tích cực trong lớp. Một số hoạt động thích hợp chi việc mở rộng và tinh lọc kiến thức là: so sánh, phân loại, quy nạp, suy luận, phân tích lỗi, xây dựng sự ủng hộ, khái quát hoá, phân tích quan điểm (có quan điểm riêng về các vấn đề).
Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Quá trình dạy học là sự thực hiện chương trình học thông qua sự phối hợp hiệu quả giữa phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức quá trình dạy học, cách thức đánh giá để đạt được mục tiêu của chương trình học.
Mục đích này cũng đồng nghĩa với việc dạy học tích cực nhằm rèn luyện kỹ năng và thói quen tư duy theo năm định hướng của Marzano và cũng đồng nghĩa với việc rèn luyện cho HS phát triển khả năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) như theo thang nhận thức của Bloom. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực, bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức, GV thì hoạt động truyền đạt tri thức, còn HS thì hoạt động chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn… Đây là quan điểm dạy học được đa số các nước có nền giáo dục tiên tiến quan tâm. Hoạt động của GV và hoạt động của HS đều là hoạt động có ý thức, dưới sự chỉ huy của ý thức để đạt mục tiêu của mình, vì vậy kết quả nhận thức của họ trong các quá trình nhận thức, trước khi đạt đến mức chuyển hóa được thành phương pháp, là công cụ cho họ thực hiện mục đích của mình.
GV thúc đẩy, hướng dẫn cách làm việc nhóm trong việc giải quyết vấn đề không phải đơn giản là cung cấp kiến thức cho HS một cách tự do mà gợi mở và hướng dẫn cho HS tổng hợp thụng tin sau khi đó cựng nhau thảo luận hay GV sẽ theo dừi và thu nhặt những kiến thức và tài liệu mà HS đã bỏ sót và giúp HS thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng và hướng HS đi đúng nhiệm vụ của mình. Tự đánh giá cho phép HS đánh giá hiệu quả chiến lược giải quyết vấn đề của mình, cho phép HS so sánh hiệu quả làm việc của mình với mục đích ban đầu mà họ đã đề ra và cho phép HS phát triển khả năng điều chỉnh việc học của mình vượt ra khỏi môi trường học tập mang tính lý thuyết suôn cũng như rèn luyện cho HS khả năng học tập suốt đời. Với PBL dựa trên những tiêu chí ban đầu đưa ra GV nhận xét đánh giá quá trình làm việc của HS nhằm cho HS biết họ đã đạt được bao nhiêu phần trăm mục tiêu ban đầu, những kiến thức kỹ năng nào họ còn thiếu sót để họ có cơ hội cải thiện vào những bài sau.
Dạy học dự án (Project-based learning) là chiến lược dạy học mang tính hệ thống nhằm lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập những kiến thức cơ bản và rèn luyện những kỹ năng sống qua quá trình điều tra khám phá mở rộng, được xây dựng dựa trên những câu hỏi phức tạp, xác thực cộng với các sản phẩm và nhiệm vụ được thiết kế một cách cẩn trọng. Bộ câu hỏi định hướng càng có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn càng kích thích ham muốn hiểu biết của HS làm họ tích cực tham gia vào quá trình học, nó dẫn dắt các bài học đi từ nội dung hẹp đến mở rộng hơn, dẫn HS từ hiểu biết nông đến sâu hơn, đưa HS vào quá trình phát triển hiểu biết, phát triển tư duy. Tuy nhiên ba chiến lược dạy học này có những điểm khác nhau: dạy học theo yêu cầu đơn thuần có thể chỉ dừng lại ở mục tiêu lĩnh hội kiến thức và kỹ năng, còn mục tiêu của dạy học dự án và PBL ngoài lĩnh hội kiến thức còn rèn luyện các kỹ năng chìa khóa và các kỹ năng tư duy và còn hình thành thái độ tích cực đối với việc học tập.
HS có thể thấy được nhiều cách giải quyết vấn đề của các bạn qua quá trình làm việc nhóm để học tập và bổ sung cho những khiếm khuyết quan điểm sai của mình, HS nhận ra rằng có thể có nhiều câu trả lời, nhiều ý kiến quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề và ý kiến tập thể luôn tốt hơn ý kiến cá nhân. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó, mỗi thành viên trong nhóm cần nhận thức tầm quan trọng của việc chia sẻ, như vậy không khí của nhóm sẽ vui vẻ và tích cực hơn. Theo nghiên cứu thì khi phân nhóm theo trình độ lộn xộn không đồng đều sẽ làm việc tốt hơn là phân nhóm theo trình độ đồng đều, GV có thể dựa vào quá trình làm việc của những lần trước hoặc dựa vào kết quả của bài kiểm tra để đánh giá trình độ của.
Vì PPDH gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, nội dung, phương tiện trình độ đội ngũ GV, hoàn cảnh và đặc điểm của đối tượng, vì vậy ứng dụng các phương pháp mới trong quá trình đổi mới PPDH không chỉ phụ thuộc vào việc biên soạn lại nội dung SGK hay phụ thuộc vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học mà cần phụ thuộc vào việc bồi dưỡng những năng lực cần thiết của người GV để đáp ứng những năng lực cần thiết của người GV để đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH.
- Tìm hiểu được cuộc sống của các phi hành gia ở trên tàu vũ trụ thông qua đó hiểu được bản chất của một số hiện tượng vật lý và sinh học (quá trình tuần hoán máu…). “Giả sử nhóm của bạn gồm năm người đang cùng chung một cuộc hành trình trên một tàu con thoi được phóng từ Trái Đất lên quỹ đạo tròn đều xung quanh Trái Đất (lúc lên tới quỹ đạo này thì động cơ của con tàu sẽ không còn hoạt động nữa và không có ma sát của khí quyển). Nhiệm vụ của các bạn là ở trên tàu vũ trụ trong vòng 1 tuần và hợp tác để thiết kế ra những phương án thí nghiệm kiểm tra xem ba định luật của Newton có còn đúng trong môi trường trên tàu vũ trụ lúc đó hay không.
Những sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của các bạn như thế nào, và các bạn hãy đưa ra các giải pháp khắc phục sự thay đổi đó để các bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Nhiệm vụ chính của HS là ở hợp tác để thiết kế ra những phương án thí nghiệm kiểm tra xem ba định luật của Newton có còn đúng trong môi trường trên tàu vũ trụ lúc đang trở thành vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất 8. Bước 2: HS tự tìm kiếm thông tin, thu thập tài liệu ngay trên lớp Bước 3: HS trình bày và phân tích thông tin, chia sẻ những ý kiến của mỗi cá nhân suy nghĩ, chia sẻ tài liệu tìm được, thảo luận để đưa ra giải pháp tạm thời đồng thời bàn bạc những vấn đề chưa rừ ràng để mỗi cỏ nhõn về nhà tìm hiểu chuẩn bị cho buổi làm việc tiếp theo.
Thực hiện lại bước 3: HS trình bày thông tin mỗi cá nhân đã tìm hiểu đượcvà cùng nhau phân tích thông tin, nghiên cứu và lại thảo luận đưa ra ý kiến thống nhất (phương pháp” brainstorming”) Nếu vẫn còn những chi tiết chưa. Bước 4: xác định các mục tiêu cụ thể dưới dạng các công việc nhỏ rồi phân chia cho các thành viên trong nhóm và quy định thời gian hoàn thành chuẩn bị cho đợt họp nhóm tiếp theo. Quan sát hoạt động của HS Giúp đỡ HS đi đúng hướng, động viên, khích lệ HS làm việc Giới thiệu cho HS một số trang web để các nhóm có thể ở nhà cùng thảo luận, soạn văn bản trực tuyến như trang Google Docs.
Bước 5: tổng hợp và so sánh, mỗi thành viên trình bày kết quả làm việc của mình, cả nhóm tổng hợp so sánh đưa ra một kết quả thống nhất và chuẩn bị cho việc trình bày, từ đó HS tiếp thu được kiến thức mới.